Công Tác Công Khai Ngân Sách Và Kiểm Tra Giám Sát Chi Nsnn

23


toán cấp trên (trường hợp là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán) gửi cơ quan tài chính cùng cấp (nếu là đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán cấp I)

Đơn vị dự toán cấp trên (nếu có) xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc gửi Cơ quan tài chính cùng cấp.

Cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và thông báo kết quả thẩm định quyết toán chi NSNN cho đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách (đối với các đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán cấp I).

- Trình tự lập, thẩm định quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện như sau:

Kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư các chương trình, dự án xây dựng cơ bản phải báo cáo nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn, giá trị, khối lượng công việc hoàn thành đã được quyết toán trong năm gửi cơ quan cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp.

Khi chương trình dự án hoàn thành phải lập báo cáo quyết toán toàn bộ nguồn vốn, quyết toán vốn ngân sách kèm theo báo cáo thuyết minh tình hình sử dụng vốn gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư và cơ quan có thẩm quyền duyệt báo cáo quyết toán các chương trình dự án

- Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện được thực hiện như sau:

Kế toán xã lập quyết toán ngân sách cấp xã trình UBND xã thông qua, sau đó trình thường trực HĐND xem xét cho ý kiến và trình HĐND xã phê chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo quyết toán ngân sách xã được phê chuẩn, UBND xã gửi báo cáo quyết toán cho Cơ quan tài chính cấp huyện.

Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã; lập quyết toán chi ngân sách huyện (bao gồm chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã) trình UBND huyện để gửi Sở Tài chính cấp trên và trình HĐND huyện phê chuẩn.

Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 5

24


Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày HĐND phê chuẩn, UBND cấp huyện gửi báo cáo quyết toán ngân sách cho Sở Tài chính.

Sở Tài chính thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện, ngân sách cấp huyện.

Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp sau khi được HĐND phê chuẩn phải gửi UBND cấp trên trực tiếp chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phê chuẩn.

1.2.1.4. Công tác công khai ngân sách và kiểm tra giám sát chi NSNN

NSNN là nguồn lực do nhân dân đóng góp vì các mục đích chung của cả cộng đồng. Bởi vậy, công tác công khai chi ngân sách và kiểm tra giám át chi ngân sách luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý ngân sách. Nó đảm bảo việc thực hiện chi ngân sách được công khai, minh bạch, đạt được mục tiêu đề ra và theo đúng quy định của pháp luật về chính sách và tài chính công. Quá trình này có nhiều cơ quan tham gia nhưng chịu trách nhiệm chính thuộc về thủ trưởng các đơn vị dự toán.

* Công khai chi ngân sách cấp huyện

Công khai chi ngân sách là việc các đơn vị liên quan đến chi ngân sách công bố, cung cấp thông tin chính thức về chi ngân sách. Việc công khai ngân sách áp dụng đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I, đơn vị được ngân sách hỗ trợ, chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, các cấp ngân sách.

- Nội dung công khai:

+ Đối với ngân sách các cấp: Dự toán chi ngân sách trình HĐND các cấp; Dự toán được UBND các cấp quyết định; Báo cáo tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước; Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước được HĐND phê chuẩn; Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)

+ Đối các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I, đơn vị được ngân sách hỗ trợ, chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Dự toán được UBND huyện quyết định hoặc hỗ trợ; Tình hình thực hiện chi ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách; Dự toán chi ngân sách đã giao các đơn vị dự toán cấp dưới; quyết toán ngân sách đã duyệt hoặc thẩm định cho các đơn vị dự toán cấp dưới.


+ Công khai đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công.

+ Quy trình thủ tục chi ngân sách: Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện công khai các quy định về tạm ứng, cấp phát thanh toán.

- Hình thức công khai

Việc công khai chi ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một trong số các hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thời hạn công khai

+ Đối với dự toán trình HĐND phê chuẩn: chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi đại biểu HĐND

+ Đối với dự toán được quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách đã được phê chuẩn: chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành

+ Đối với báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng.

+ Đối với thủ tục chi ngân sách: chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quy định.

+ Đối với việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán: chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản ban hành

+ Đối với dự toán giao các đơn vị dự toán và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ: chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được giao

+ Đối với công khai tình hình thực hiện ngân sách cả năm của đơn vị dự toán: chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan tài chính

+ Đối với quyết toán ngân sách các đơn vị dự toán: chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định

* Công tác kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước

Cơ quan tài chính cấp huyện, cơ quan Kho bạc nhà nước cấp huyện theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra công tác kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc chấp hành các chế độ chi và quản lý ngân sách.


Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của các tổ chức và cá nhân, xem xét giải quyết các đơn thư khiếu tố về tài chính; kiểm tra việc sử dụng vốn, kinh phí NSNN và quản lý các khoản chi tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán chi theo quy định của pháp luật.

Kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm tra, đánh giá các thông tin liên quan tới quá trình quản lý và sử dụng vốn NSNN tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp sử dụng vốn của NSNN.

Quan hệ giữa cơ quan kiểm toán và các đơn vị phải kiểm toán là quan hệ bắt buộc theo luật định. Cơ quan kiểm toán xác nhân, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm về các nội dung đó.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và đơn vị dự toán.

Việc kiểm toán, thanh tra quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách và ngân sách các cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, thanh tra và Luật ngân sách nhà nước. Khi nhận được kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN là một trong các công cụ quản lý nhà nước, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý được thực hiện thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành của các mục tiêu đề ra đối với công tác quản lý chi NSNN, được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Tính hiệu lực:

Quản lý chi NSNN đảm bảo các nhiệm vụ chi được thực hiện nghiêm túc và kịp thời; chi đúng mục đích, đúng định mức, đúng kế hoạch và trong phạm vi dự toán được giao.

Tính hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp quận có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:


- Tính chất chính xác của dự toán chi NSNN: thể hiện qua độ chênh lệch giữa mức chi theo dự toán và mức chi thực tế. Chỉ tiêu này được được tính theo công thức:

(Số quyết toán chi – dự toán giao đầu năm)

Dự toán giao đầu năm

x 100%


Dự toán chi NSNN là bản dự trù các khoản chi NSNN trong năm được các cơ quan có thẩm quyền quyết định làm căn cứ chi trong cả một năm. Vì vậy mức độ chính xác của dự toán chi NSNN có vai trò quan trọng đối với quản lý chi NSNN. Mức độ chênh lệnh càng thấp thì chất lượng công tác lập dự toán càng cao và ngược lại.

- Mức độ hoàn thành các nội dung chi: chỉ tiêu này phản ánh kết quả chi ngân sách có đạt được so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong năm. Được tính bằng công thức:

(Số quyết toán chi – dự toán sau điều chỉnh bổ sung)

Dự toán sau điều chỉnh bổ sung

x 100%


Mức độ hoàn thành càng cao phản ánh công tác chấp hành dự toán được thực hiện tốt và ngược lại.

- Mức độ tuân thủ pháp luật: Tiêu chí này đo lường bằng các khoản chi được các cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra phát hiện yêu cầu thu hồi nộp ngân sách theo quy định. Được tính bằng công thức:

(Tổng các khoản chi sai phải thu hồi nộp ngân sách)

Tổng số chi trong năm

x 100%


Tỷ lệ các khoản chi sai càng thấp, mức độ tuân thủ pháp luật của quản lý chi NSNN càng cao.

- Tính kịp thời của phân bổ NSNN: Thời điểm phân bổ NSNN càng gần với thời điểm triển khai thực hiện hoạt động sử dụng NSNN chứng tỏ chất lượng quản lý chi NSNN càng cao.

Tính hiệu quả:

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện hiệu quả sẽ đảm bảo nguồn lực đầy đủ, kịp thời cho việc hoàn thành tốt các kế hoạch phát triển

28


kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát lãng phí. Mục tiêu này phản ánh qua các tiêu chí sau:

- Sự phù hợp của ưu tiên chi NSNN với các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sự phù hợp của chi đầu tư phát triển với các dự án và nhiệm vụ ưu tiên. Tiêu chí này được đánh giá qua tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách, được tính theo công thức:

Chi đầu tư phát triển


Tổng số chi trong năm

x 100%


Cơ cấu chi ngân sách hợp lý sẽ có chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi thường xuyên, tỷ trọng chi đầu tư phát triển càng lớn ngân sách được sử dụng càng hiệu quả.

- Sự phù hợp của phân bổ NSNN với đặc điểm từng giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương. Tiêu chí này được đo lường thông qua sự biến động cơ cấu chi ngân sách huyện qua các năm.

- Sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả: đánh giá mức độ tiết kiệm trong chi thường xuyên, mức độ giảm thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, mức độ cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, …được đo lường thông qua các tiêu chí như: tỷ lệ kết dư ngân sách so với tổng chi ngân sách, tỷ lệ cắt giảm giá trị quyết toán công trình so với giá trị chủ đầu tư đề nghị,…

Tính bền vững:

Được thể hiện qua những tác động tích cực từ quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, là lâu dài, ổn định; đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách và không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội…

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện

Quản lý thu - chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu - chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

1.3.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, nhân tố về điều kiện tự nhiên của huyện


Ở mỗi vùng, mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có cơ cấu chi, nội dung chi ngân sách khác nhau. Chẳng hạn, ở các địa phương vùng núi sẽ chú ý đầu tư cho hệ thống đường giao thông để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn ở các địa phương có nhiều sông thường xuyên gặp bão lũ sẽ đầu tư nhiều cho hệ thống đê kè để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra nhất là những năm có nhiều thiên tai chi ngân sách sẽ tăng so với các năm khác. Do đó điều kiện tự nhiên là một trong các nhân tố khách quan ảnh hương lớn đến quản lý chi ngân sách ở mỗi địa phương.

Thứ hai, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Việc quản lý thu - chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Ở những địa phương có kinh tế phát triển, ổn định, tăng trưởng bền vững thì nguồn thu ngân sách luôn đạt và vượt dự toán, từ đó đảm bảo đầy đủ cho các nhiệm vụ chi. Nhưng ngược lại, đối với các địa phương có kinh tế chưa phát triển, nguồn thu ngân sách không bền vững, bấp bênh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi ngân sách không ổn định, thường xuyên phải điều chỉnh theo khả năng thu ngân sách. Bên cạnh đó, với các địa phương có kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân ở mức cao, nhiệm vụ chi ngân sách cho an sinh xã hội bớt gánh nặng hơn so với các địa phương có kinh tế kém phát triển với thu nhập bình quân còn thấp. Điều đó chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Thứ ba, nhân tố về chế độ, chính sách, phân cấp nhiệm vụ chi, định mức chi và các quy định của Nhà nước trong công tác tài chính ngân sách.

Chế độ, chính sách và các quy định của nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách là cơ sở, là căn cứ để các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách thực hiện việc chi và quản lý chi ngân sách. Do đó đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Từ đó đòi hỏi phải ban hành những chế độ chính sách, định mức chi đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp huyện cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Phân cấp phù hợp với khả năng thu ngân sách với trình độ phát triển của địa phương sẽ giúp cho chi ngân sách phát huy hiệu quả và ngược lại.


1.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, nhân tố về tổ chức bộ máy và năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy, trong đó gồm cán bộ quản lý chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này.

Bộ máy được tổ chức tinh gọn, hợp lý hoạt động hiệu quả sẽ góp phần giảm chi ngân sách cho chính hoạt động của bộ báy, đồng thời kiểm soát và nâng cao hiệu quả của các khâu trong chu trình chi ngân sách.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách. Khi đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, đạo đức tốt sẽ giúp việc chi ngân sách được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Trường hợp đội ngũ tha hóa, tham nhũng sẽ gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước.

Thứ hai, nhân tố về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện

Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan quản lý ngân sách ở huyện cần phải có những thông tin cơ bản cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN ở địa phương giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong xử lý công việc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi ro về yếu tố sai lệch thông tin, nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN cấp huyện; tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ và cải cách hành chính một cách hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022