Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG


TT

Bảng

Nội dung

Trang


1


2.1

Tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất qua các năm


32


2


2.2

Thống kê bộ máy nhân sự làm công tác quản lý chi ngân sách


37

3

2.3

Cân đối ngân sách giai đoạn 2017 - 2019

39

4

2.4

Chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2017 - 2019

40

5

2.5

Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2017 - 2019

40

6

2.6

Chi thường xuyên giai đoạn 2017 - 2019

41


7


2.7

Tình hình lập dự toán chi NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2017 - 2019


45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



TT

Bảng

Nội dung

Trang


1


2.1

Cơ cấu chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2017 - 2019


42

2

2.2

Cơ cấu dự toán chi XDCB theo nguồn kinh phí

46

3

2.3

Cơ cấu dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2017 - 2019

47


4


2.4

So sánh dự toán chi thường xuyên sau điều chỉnh bổ sung và dự toán đầu năm giai đoạn 2017 - 2019


51


5


2.5

So sánh quyết toán chi XDCB và dự toán sau điều chỉnh bổ sung


52


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong đó, chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và phân bổ chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải thực hiện phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.

Quản lý chi NSNN là một bộ phận trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước để đạt được các mục tiêu quản lý của Nhà nước trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật.

Đan Phượng là huyện ngoại thành phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Là một trong các huyện được công nhận Huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước, những năm gần đây, huyện đã sử dụng có hiệu quả ngân sách hiện có để tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn. Công tác quản lý ngân sách huyện những năm gần đây đã được thực hiện có hiệu quả, khai thác, phân bổ nguồn lực hiện có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện còn những mặt tồn tại như: Việc bố trí vốn đối với các dự án mới vẫn còn tình trạng bố trí vốn dàn trải, việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư thường thực hiện nhiều lần trong năm, vẫn còn các dự án có tiến độ giải ngân thấp, ..kết dư ngân sách huyện lớn, chi chuyển nguồn các nhiệm vụ chi của năm trước sang năm sau cao; Việc xây dựng dự toán chi ngân sách còn chưa dự báo hết và xác định được đầy đủ các nhiệm vụ chi dẫn đến khó khăn trong quá trình điều hành và quyết toán ngân sách

Bên cạnh đó, năm 2019 huyện Đan Phượng đã được UBND Thành phố phê duyệt đề án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng thành Quận vào năm 2025. Trong đó, tiêu chí quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, tự cân đối ngân sách là một trong các tiêu chí quan trọng mà huyện phải hoàn thiện trong gian tới để đạt các tiêu chuẩn của quận vào năm 2025. Với nguồn thu ngân sách trên


địa bàn còn hạn hẹp như hiện nay, trong khi nhu cầu chi ngân sách để hoàn thiện các tiêu chí của quận rất lớn, đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách cần phát huy hết vai trò, kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại hạn chế để sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Xuất phát từ lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội" là một đề tài mang tính thực tiễn cao góp phần làm rõ hơn thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện sau 3 năm thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và làm cơ sở để có các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước hiện nay, một nhiệm vụ luôn được quan tâm hàng đầu trong quản lý nhà nước về tài chính, góp phần đảm bảo các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn huyện.

2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý chi ngân sách nhà nước là công cụ quản lý quan trọng để Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương thực hiện quản lý, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung cũng như tại địa phương nói riêng. Với ý nghĩa to lớn như trên, quản lý chi ngân sách nhà nước đã trở thành chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu thuộc các loại hình khác nhau như:

- Nguyễn Thúy Hà (2020), “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chi ngân sách và quản lý chi ngân sách cấp quận/huyện như: khái niệm, vai trò, nguyên tắc và phân cấp quản lý chi ngân sách cấp quận/huyện, nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận/huyện, …. Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đã đi vào phân tích thực trạng tình hình quản lý chi ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Từ đó tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong quá trình quản lý chi là: công tác lập dự toán chưa sát còn cao hơn so với thực tế chi, thực hiện dự toán chi nhất là chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước, các mục tiêu chi mang tính phân bổ đồng đều, … tác giả đưa ra những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, từ đó đề xuất một số giải pháp để


nâng cao hiệu quả của quản lý chi ngân sách như: kiến nghị điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách, cơ cấu lại ngân sách cho phù hợp, …

- Nguyễn Ngọc Hà (2018), “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”. Luận văn Thạc sỹ trường đại học Thương mại. Tác giả đưa ra khung lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, nội dung và tiêu chí quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, … làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong các nội dung của quản lý chi ngân sách như: công tác lập dự toán chưa có sự chủ động, chưađánh giá hết được các yếu tố tác động, tình trạng lãng phí trong chi ngân sách, việc kiểm soát hồ sơ, thủ tục chi ngân sách còn khó khăn, …Với những tồn tại hạn chế đã chỉ ra, tác giả đã trình bày nguyên nhân của các hạn chế đó để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách được tốt hơn như: nâng cao chất lượng dự báo trong lập dự toán chi ngân sách, rà soát đánh giá các định mức chi để kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp, …

- Phạm Ngọc Hải (2017), “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ trường đại học Thương Mại. Tác giả đưa ra khung lý luận về ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước, nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước. Dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách như: dự toán chi chưa có tầm nhìn dài hạn, việc giao dự toán thường vào cuối năm do phải chờ chỉ tiêu của UBND thành phố nên thường phải chịu sức ép về thời gian; công tác chấp hành dự toán chi nhất là chi thường xuyên còn tình trạng lãng phí chưa thực sự tiết kiệm, công tác thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, …Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Hà Đông trong các năm tiếp theo.

4


- Ngô Thị Hồng Hạnh (2020), “Quản lý ngân sách nhà nước của Sở Tài chính Hà Nội”. Luận án Tiến sỹ trường Đại học Thương Mại. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách địa phương nói riêng. Tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách địa phương, đồng thời xây dựng được khung tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách cấp địa phương. Trên cơ sở khung lý thuyết đã hệ thống hóa, tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Hà Nội giai đoạn 2010 – 2017 theo các tiêu chí đã xây dựng, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. Từ đó, chỉ ra các tồn tại hạn chế, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện trong thời gian tiếp theo.

Tô Thiện Hiền (2019), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh An Giang” đăng trên tạp chí Tài chính kỳ tháng 12/2019. Tác giả đã thông qua khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó hoạt động chi ngân sách nhà nước của tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2018 và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh An Giang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, như: hoàn thiện phân cấp quản lý chi ngân sách, hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách hợp lý, hoàn thiện quy trình lập dự toán, đổi mới trong công tác kiểm tra, thanh tra và đưa ra các hình thức khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Ngọc Tuấn (2020) “Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện: trường hợp huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai” đăng trên tạp chí Công thương năm 2020. Tác giả đã khảo sát thực trạng công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào cai giai đoạn 2016 – 2018 về cả kết quả đạt được và tồn tại hạn chế. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Một số kết luận rút ra sau khi tổng quan các tài liệu nghiên cứu:

Như vậy có thể thấy rằng, quản lý NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quản lý kinh tế quan tâm. Các nghiên cứu này đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về quản lý chi ngân sách và quản lý chi ngân sách cấp huyện như: vị trí, vai trò,

5


nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước, nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước nói cung và quản lý chi NSNN cấp huyện nói riêng. Đồng thời cũng đã có những nghiên cứu về thực trạng quản lý chi ngân sách tại một số địa phương ở Việt Nam. Từ đó đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại và nguyên ngân trong hoạt động quản lý chi ngân sách tại địa phương và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các địa phương đó. Tuy nhiên qua tìm hiểu, học viên thấy còn một số nội dung chưa được nghiên cứu nhiều như sau:

- Các tài liệu đã có đều thực hiện khai thác và đánh giá trên số liệu từ năm 2017 trở về trước, thời điểm đó thực hiện quản lý NSNN theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 – đã hết hiệu lực vào năm 2017. Việc nghiên cứu công tác quản lý NSNN theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 chưa có nhiều, đây là khoảng trống để học viên lựa chọn và nghiên cứu.

- Tại huyện Đan Phượng chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 - 2019 – giai đoạn thực hiện phân cấp ngân sách mới, Luật Ngân sách mới 2015.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

3.1. Mục tiêu khái quát: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Đan Phượng trong thời gian tới.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chi ngân sách và quản lý chi ngân sách cấp huyện

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Đan Phượng. Từ đó đưa ra các đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Đan Phượng những năm tiếp theo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về lý luận và thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Đan Phượng từ khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra ngân sách

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Đan Phượng


- Về thời gian: nghiên cứu trong thời gian 3 năm (2017 - 2019) từ các tài liệu đã công bố, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện ngay trong giai đoạn ổn định ngân sách tiếp theo 2021 - 2025.

5. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:

5.1. Nguồn dữ liệu:

Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài là các dữ liệu thứ cấp, được lấy từ các nguồn chính như sau:

- Các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn

- Các Văn bản, chính sách có liên quan được lấy từ trang thông tin điện tử của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội, UBND huyện Đan Phượng

- Các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội địa phương, báo cáo về cân đối ngân sách được lấy từ các nguồn tại UBND huyện Đan Phượng, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đan Phượng, Kho bạc Nhà nước huyện Đan Phượng

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: được sử dụng để thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, tổng hợp lại theo các nội dung, các tiêu chí, xây dựng các bảng biểu, đồ thị để đưa ra các phân tích thực trạng về quản lý chi ngân sách cấp huyện trên các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và công khai, thanh tra, kiểm tra ngân sách. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Đan Phượng.

- Phương pháp so sánh, phân tích: Học viên sử dụng phương pháp này để so sánh sự khác biệt trong từng nội dung của công tác quản lý chi NSNN cấp huyện giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu để thấy được tổng quan và sự đa dạng trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Đan Phượng.

Từ sự so sánh, đối chiếu đó, học viên tiến hành phân tích, lý giải ý nghĩa những số liệu để đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất những nội dung đã đạt được, những nội dung còn tồn tại của vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó có những đề xuất về giải pháp sát thực, hiệu quả cho công tác quản lý chi NSNN của huyện.

6. Ý nghĩa của đề tài

- Về khoa học: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí