Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 2

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT


XDCB:

Xây dựng cơ bản

KTXH:

Kinh tế xã hội

NSNN: KBNN: KSC: KTKT: SOC:

Ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà nước Kiểm soát chi

Kinh tế kỹ thuật Trung tâm giám sát

không gian mạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp chi đầu tư XDCB năm 2017 – 2020 33

Bảng 2.2. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực 34

Bảng 2.3. Tình hình phê duyệt dự án 35

Bảng 2.4. Tình hình quản lý đấu thầu giai đoạn 2017-2020 36

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là hoạt động rất cần thiết, đóng vai trò làm nền tảng cho mọi hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như từng địa phương. Nguồn vốn đầu tư XDCB không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Do có vai trò quan trọng như vậy, nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú trọng đặc biệt. Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành như từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn.

Việc quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được chú trọng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao.

Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông còn nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn


hạn chế. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều.

Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đang đặt ra yêu cầu bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là vấn đề rất cấp thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đến nay, đã có nhiều tác giả có những bài viết về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Trong Trường Đại học Thương mại, cũng đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu, có tính ứng dụng rộng rãi sau:

Trương Ngọc Thành (2017), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại. Luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đồng thời nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Thông qua đó, tác giả đã phân tích được thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này. Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu nghiên cứu nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB của nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.


Nguyễn Thị Huyền (2017), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Đề tài đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Hà Nam; từ đó, rút ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó, nêu ra sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất phương hướng và các giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Hà Nam.

Nguyễn Thanh Giang (2017), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN đối hoạt động đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của NSNN đối với công tác đầu tư XDCB, qua đó đưa ra một số giải pháp với mục đích tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tỉnh Thái Nguyên.

Phùng Thị Kim Quỳnh (2017), “Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ các vấn đề liên quan đến chi đầu tư XDCB từ NSNN và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Đồng thời, tác giả cũng đã ứng dụng các lý luận trên vào thực tiễn tại kho bạc nhà nước huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng theo phương pháp thống kê mô tả mà chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư xây dựng cơ


bản từ NSNN như thế nào, mức độ bao nhiêu hoặc lượng hóa nó một cách rõ ràng.

Để nghiên cứu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông, tác giả còn tham khảo các tài liệu sau:

Đề tài Nghiên cứu đề xuất trình tự, thủ tục, tiêu chí và một số giải pháp thực hiện đấu thầu qua mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Mã số: ĐT.07617). Đề tài đã đưa ra phương pháp lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu thuộc lĩnh vực chuyên ngành Thông tin và Truyền thông nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và tiết kiệm hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước.

Đề tài Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả dự án phục vụ giám sát đầu tư của Bộ Thông tin và Truyền thông (Mã số: ĐT.60/20). Đề tài đã đưa ra phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công được quy định tại Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Từ đó xác định được được mục tiêu đạt được nhằm tăng cường hiệu quả giám sát đầu tư của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết nhiều các vấn đề liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Song thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông” là đòi hỏi cấp thiết, thể hiện tính mới và không trùng với các công trình đã công bố.


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn từ 2017 - 2020, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động này. Qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

- Phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn từ 2017 - 2020, làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.

- Đưa ra được định hướng phát triển và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

- Không gian tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Thời gian: Phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong giai đoạn 2017 - 2020 và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác này đến năm 2025.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận văn được tác giả sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin.

- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích và phương pháp thống kê. Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, tư liệu đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN để hoàn chỉnh luận văn.

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được trích sử dụng, tổng hợp từ các tài liệu thống kê có liên quan đến hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2017 - 2020; các báo cáo tổng kết chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành, cơ quan chuyên môn có liên quan; các bài luận văn, luận án nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp xử lý dữ liệu:

Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2017 - 2020 thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân loại, trên cơ sở đó xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023