Kiểm Tra Việc Thực Hiện Và Đánh Giá Chất Lượng Đã Đạt Được Ở Các Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia Trên Địa Bàn Thị Xã Chí Linh

trường, nhận thấy sự phát triển về nhân cách của HSTHCS ở các trường ở mức tốt, tuy nhiên năng lực kiến thức, kỹ năng ở một số trường có sự chênh lệch. Chất lượng HS THCS đã có tiến bộ và thực chất hơn, tỷ lệ HS THCS tốt nghiệp và đỗ THPT ở mức cao, đạt trên 85% trong năm học 2017-2018. Tỷ lệ HS bỏ học, HS lưu ban, HS lên lớp trong những năm học gần đây giảm.

Tuy nhiên, chất lượng HS THCS vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mong đợi của cha mẹ HS, cộng đồng xã hội, một số HS chưa có sự chuẩn bị khả năng thích ứng của HS khi đi vào cuộc sống, học cấp 3, học nghề.

2.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh

Để đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu 8 (phụ lục 1,2) thu được kết quả ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được

TT

Nội dung

Điểm trung bình

CBQL

GV

Chung


1

Hiệu trưởng các nhà trường có điều chỉnh hợp lý từ kết quả kiểm tra, đánh giá chất

lượng giáo dục


2.27


2.41


2.34

2

Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo

dục toàn diện

1.97

1.88

1.93

3

So sánh, đối chiếu với kế hoạch đề ra để kịp

thời điều chỉnh, khắc phục

2.63

2.43

2.53


Chung ( X )

2.27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 8

(Bảng số liệu chi tiết, bảng 4.11, phụ lục 4)

Kết quả đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được cho thấy, điểm trung bình chung của cả nhóm là 2.27 điểm, ở mức độ đánh giá thấp.

Nội dung “So sánh, đối chiếu với kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh, khắc phục” đánh giá ở mức khá.

Các nội dung về “Hiệu trưởng các nhà trường có điều chỉnh hợp lý từ kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục” và “Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện” đánh giá ở mức khá. Một số hiệu trưởng do năng lực hạn chế nên chưa có điều chỉnh hợp lý từ kết quả kiểm tra, đánh giá mang lại; thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong kiểm tra, đánh giá nên chất lượng giáo dục chưa cao. Hiệu trưởng các trường chưa tạo được tinh thần, ý thức tự đánh giá cho toàn thể cán bộ, viên chức, GV trong nhà trường nhằm xây dựng một tập thể tự giác để nâng cao chất lượng giáo dục. Chưa nắm bắt hiệu quả các thông tin từ đánh giá ngoài như đánh giá từ các đoàn kiểm tra, cộng đồng, phụ huynh…

Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá toàn diện mà còn chung chung, khó phân loại. Khi kiểm tra công việc, thường ít chú ý đến biện pháp khắc phục, có xu hướng đánh giá yếu kém của GV nhiều hơn mà không đối chiếu với mục tiêu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

2.3.2.5. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Về chất lượng HS được thể hiện ở xếp loại học lực và hạnh kiểm như sau:

Bảng 2.10. Xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh

(Tỷ lệ:%)



Năm học

Xếp loại học lực

Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu,

kém

Tốt

Khá

TB

Kém

2016-2017

21.18

41.65

33.16

4.01

87.72

11.12

1.3

0.01

2017-2018

21.95

42.48

31.28

4.29

88.56

10.24

1.18

0.02

2018-2019

(HKI)

15.99

38.66

34.28

11.07

82.53

15.89

1.55

0.02

(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Chí Linh)

Về xếp loại học lực: Tỷ lệ HS đạt học lực giỏi tăng đều qua 3 năm học, từ năm học 2016-2017 số HS giỏi đạt 21.18%, tăng lên 21.95% trong năm học

2017-2018. Tỷ lệ HS đạt học lực khá tăng 41.65% từ năm học 2016-2017 lên 42.48% vào năm học 2017-2018. Tỷ lệ HS đạt học lực ở mức trung bình khá cao, năm học 2016-2017 có 33.16% số HS học lực trung bình, đến năm học 2017-2018 giảm xuống còn 31.28%. Số HS học yếu, kém ở mức 4.29% trong năm học 2017-2018 và học kì I của năm học 2018 - 2019 là 11.07%.

Về xếp loại hạnh kiểm: Phần lớn HS có hạnh kiểm tốt, dao động từ 87.72% đến học kỳ I của năm học 2018 - 2019 là 82.53%. Tuy nhiên, số HS có hạnh kiểm trung bình và kém chiếm một tỉ lệ nhỏ.

- Tỷ lệ HS đỗ các trường THPT công lập: trên 85%.

- Các trường THCS đã thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

- Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch, các trường tổ chức cho HS đi trải nghiệm tại các điểm di tích của xã, huyện, tỉnh Hải Dương. Nội dung giáo dục địa phương lồng ghép trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lý và các hoạt động kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh để vừa làm phong phú nội dung học, vừa hình thành ở học sinh phương pháp tìm hiểu Văn học, Lịch sử, Địa lý địa phương. Qua các hoạt động này hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.

- Về hoạt động hướng nghiệp: các trường phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Chí Linh để phối hợp dạy nghề cho HS lớp 9.

- Về tổ chức hoạt động trải nghiệm: thị xã Chí Linh giàu truyền thống cách mạng và hiếu học, do vậy, các trường tổ chức cho HS đi trải nghiệm tại các di tích trên địa bàn huyện và tỉnh như: Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc; đền thờ thầy giáo Chu Văn An, Đền thờ nữ tiến sĩ Vũ Thị Duệ, Đền Cao thờ 5 vị tướng họ Vương, Chùa Thanh Mai….qua hoạt động trải nghiệm

nhằm giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức, di tích văn hoá - lịch sử và giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho HS.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu 9 (phụ lục 1,2) thu được kết quả ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

TT

Các yếu tố

Điểm trung bình

CBQL

GV

Chung

1

Cơ chế QL và chủ trương chính sách, của Bộ GD

& ĐT với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2.94

2.90

2.92

2

Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

2.86

2.94

2.90


3

Yếu tố thuộc về các trường THCS đạt chuẩn quốc gia (môi trường làm việc, tài chính, cơ sở vật

chất…)


3.00


2.98


2.99


Chung ( X )

2.94

(Bảng số liệu chi tiết, bảng 4.12, phụ lục 4)

Kết quả khảo sát qua bảng số liệu cho thấy, các yếu tố trên được đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, trong đó yếu tố tác động thuộc về các trường THCS đạt chuẩn quốc gia được đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng. Trong quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, điều đầu tiên phải nói đến là nhận thức của Hiệu trưởng các nhà trường trong việc chỉ đạo xây dựng chất lượng giáo dục, do vậy yếu tố “Yếu tố thuộc về các trường THCS đạt chuẩn quốc gia” được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng nhất (2.99 điểm). Hiệu

trưởng các trường với sự nhanh nhạy, đánh giá tình hình giáo dục từ đó hoạch định chiến lược quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng. Hơn thế nữa, Hiệu trưởng các trường cần xây dựng môi trường làm việc theo hướng thân thiện, gần gũi, hiệu quả theo đường lối đổi mới phân cấp mạnh mẽ, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho GV và tổ chuyên môn trong đảm bảo chất lượng giáo dục một cách hiệu quả. Mặt khác, môi trường giáo dục trong nhà trường thể hiện ở sự hợp tác, đồng thuận của một tập thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chất lượng giáo dục.

Yếu tố “Cơ chế QL và chủ trương chính sách, của Bộ GD & ĐT với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia” cho thấy, các văn bản, quy định, quy chế của Bộ đối với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD-ĐT như “Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 32/2018 về ban hành chương trình giáo dục phổ thông đã định hướng cho các trường trong nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục đi không đúng hướng sự phát triển của đất nước, theo mục đích hành động của các nhà trường và hạn chế chất lượng. Chất lượng giáo dục còn thể hiện ở nội quy, quy chế trường học, quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người học có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục.

Yếu tố “Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương” cho thấy, các trường THCS cần xác định được nhu cầu của địa phương về ngành nghề xã hội có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp, mặt khác để thực hiện xã hội hóa giáo dục cần có thu hút cộng đồng và địa phương để tổ chức tốt các hoạt động cho HS như hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông…. Căn cứ tình hình thực tiễn địa phương nhằm phân luông hướng nghiệp, mà các trường THCS đổi mới từ hình thức, phương pháp dạy học,

phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chất lượng dạy học để đạt được các mục tiêu: phát triển HS tốt nhất, dạy học phù hợp với HS, với thực tiễn địa phương.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Mặt mạnh

Về chất lượng giáo dục:

- Mặt mạnh:

19/19 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã đảm bảo chuẩn hóa về chất lượng đội ngũ CBQL và GV trong nhà trường. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, các trường đã đầu tư về cơ sở vật chất như xây mới phòng học và mua sắm thêm thiết bị dạy học.

Đội ngũ CBQL không chỉ vững về chuyên môn mà còn được đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đội ngũ GV đảm bảo đủ biên chế theo quy định của điều lệ trường THCS. Phần lớn các nhà trường đã có các tổ chuyên môn với những GV có thâm niên giảng dạy và chuyên môn tốt đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học

Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư, xây dựng; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý chất lượng HS đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động các nguồn lực trong xã hội. Các trường THCS đã thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

Trong năm học 2016-2017: Tập thể Lao động xuất sắc gồm 2 trường (THCS Phả Lại, THCS Nguyễn Trãi).

Trong năm học 2017-2018 THCS Cổ Thành nhận danh hiệu cờ thi đua của Bộ GD&ĐT. Trường THCS Chu Văn An nhận danh hiệu cờ thi đua Xuất sắc của UBND tỉnh. Tập thể Lao động xuất sắc gồm 3 trường (THCS Chu Văn An, THCS Phả Lại, THCS Nguyễn Trãi).

Năm học 2018-2019 có các lớp: Tổ chức tập huấn giáo dục kĩ năng sống; Tập huấn bồi dưỡng chứng chỉ chức danh hạng I, hạng II cấp THCS; Tập huấn bồi dưỡng chứng chỉ tin học, Ngoại ngữ; Tập huấn đánh giá kết quả dạy học 08 môn cấp THCS (Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, GDCD, Lịch sử); Tập huấn việc xây dựng cấu trúc, ra đề kiểm tra đột xuất.

- Mặt khó khăn, hạn chế:

Số giáo viên/lớp còn thấp (chưa đạt 1.8 giáo viên/lớp, theo quy định là

1.9 giáo viên/lớp). Số học sinh/lớp ngày càng tăng (năm học 2018-2019 có trường trên 45 học sinh/lớp). Số học sinh có bố, mẹ đi lao động nước ngoài ngày càng tăng lên sự chăm sóc, quan tâm đến việc học của học sinh là hạn chế. Chất lượng học sinh giỏi còn thấp, chưa xứng tầm với tiềm năng của thị xã. Vẫn còn tình trạng GV không yên tâm với nghề, GV bỏ nghề, một số GV trình độ tay nghề chưa tương xứng với trình độ chuyên môn. Một số trường ở các xã miền núi gặp khó khăn trong quản lý tài chính và chi tiêu để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Việc tổ chức môi trường học tập cho trẻ như hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan dã ngoại… còn gặp khó khăn về kinh phí, GV yếu về phương pháp tổ chức hoạt động.

Những khó khăn, hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân như:

Số giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế. Đội ngũ GV cốt cán và đội ngũ GV chuyên gia còn ít.

Một số trường chưa xây dựng được cơ chế phối hợp có hiệu quả với phụ huynh HS, thời gian gặp gỡ, trao đổi với gia đình HS và xã hội còn ít, hình thức phối hợp còn đơn điệu, chưa hiệu quả.

Một vài cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chăm lo đúng mức đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn. Đồng thời, tự bản thân các trường chưa cố gắng vươn lên. Các đơn vị khác có tâm lý ỷ lại, chờ đợi Nhà nước cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo trong phát huy nội lực, thế mạnh của địa phương để chăm lo phát triển giáo dục.

Về quản lý chất lượng giáo dục:

- Các trường nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong việc triển khai hoạt động QLCLGD. Phòng GD & ĐT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động quản lý chất lượng giáo dục tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia như triển khai các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất lượng giáo dục thông qua tổ chức thực hiện nội dung chương trình dạy học.

- Mạng lưới trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay là 19 trường, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao quản lý chất lượng giáo dục đã tác động tích cực đến việc đổi mới tư duy của CBQL các trường. Thể hiện qua việc ngày càng tập trung các nguồn lực đầu tư cho chất lượng đầu vào, chất lượng quy trình giáo dục và chất lượng đầu ra. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường đã nhạy bén nắm bắt tư duy quản lý về quản lý chất lượng giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Vì thế, việc thực hiện QLCL đã thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nâng cao chất lượng HS, đổi mới PPDH và công nghệ dạy học; tăng cường các điều kiện phục vụ dạy và học như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực, tạo cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục theo mô hình CIPO.

- Chất lượng đội ngũ GV đã có bước phát triển, năng lực của một bộ phận GV đã tiếp cận được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. CBQL có năng lực quản lý, điều hành và tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường. Chất lượng học lực và hạnh kiểm của HS có tiến bộ; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt khá, giỏi ngày càng tăng; tỷ lệ trúng tuyển THPT đạt trên 85%.

- CSVC trường học được kiên cố hóa, các trường có hệ thống thư viện, thiết bị giáo dục và các phòng học bộ môn theo chuẩn quốc gia.

- Quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học; hoạt động giảng dạy của GV và học tập của HS đi dần vào nền nếp, ổn định. Đổi mới PPDH đã có

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí