Đổi Mới Quản Lý Chất Lượng Quá Trình Giáo Dục

dung bồi dưỡng; Xây dựng quy chế quản lý cán bộ, giáo viên, NV có CL: Theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành, đảm bảo được quyền và lợi ích của cán bộ, giáo viên nhân viên; có sự tham khảo quy chế quản lý của các trường THCS đạt chuẩn quốc gia có uy tín; có sự tham gia đầy đủ của tất các cán bộ, giáo viên nhân viên, các tổ chức đoàn thể nhà trường.

+ Phân công người thực hiện các công việc này: Người thực hiện công việc phân công công tác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; Xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, văn phòng và tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+ Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý: Tạo điều kiện cho CB, GV học tập nâng cao trình độ tin học, đầu tư trang thiết bị tin học, kết nối internet để CB, GV có điều kiện truy cập, khai thác sử dụng internet tìm kiếm thông tin phục vụ công tác quản lý, giảng dạy. Xây dựng website của nhà trường để truy cập hàng ngày nhằm giúp GV nắm bắt những văn bản chỉ đạo, kế hoạch, cách hoạt động, lịch công tác của nhà trường nhằm chủ động thực hiện nội dung được giao. Tăng cường khai thác thông tin điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi và cập nhật thông tin.

- Để phát triển năng lực cho đội ngũ GV, Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cần rà soát, đánh giá, phân loại GV để xác định nội dung bồi dưỡng và các hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng chuẩn GV trường chuẩn quốc gia.

+ Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng định kỳ:

Bồi dưỡng định kỳ nhằm giúp cho GV cập nhật các nội dung kiến thức mới trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cung cấp cho GV các kiến thức sâu rộng về các chuyên đề bồi dưỡng. Các hình thức bồi dưỡng có thể tiến hành gồm: bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bồi dưỡng chương trình sách giáo khoa….

+ Tổ chức bồi dưỡng tại trường: Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần nhận thức được hình thức bồi dưỡng cần phải tổ chức thường xuyên và chủ yếu, nhằm mục đích cập nhật nội dung kiến thức cho GV, các phương pháp mới trong dạy học, tạo điều kiện để GV gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm. Các hình thức tổ chức gồm: tổ chức hội thảo chuyên đề, trao đổi, giới thiệu các phương pháp dạy học mới và vận dụng trong các nhà trường. Hiệu trưởng cần khuyến khích GV thể hiện năng lực sư phạm và bồi dưỡng cho GV kỹ năng lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học.

+ Chỉ đạo quá trình tự học, tự bồi dưỡng của GV: nhận thức về việc tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ lâu dài suốt cả cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần xác định rõ mục tiêu trước mắt trong giai đoạn hiện nay để xác định nội dung tự hoc, tự bồi dưỡng là cần nắm bắt được những yêu cầu cơ bản về đổi mới Giáo dục THCS (nội dung, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học). Trên cơ sở phân tích thấu đáo về nhiệm vụ chuyên môn đang đảm nhận, người giáo viên phát huy những mặt mạnh của phương pháp giảng dạy truyền thống với những điểm mới, tính phát triển của phương pháp giảng dạy mới.

Đầu mỗi năm học, mỗi GV đăng kí xây dựng kế hoạch tự học, bồi dưỡng của cá nhân về nội dung, biện pháp, hình thức, sản phẩm kèm theo: sách, tài liệu, bài báo, khai thác phần mềm Internet, thiết kế giáo án điện tử, đăng kí thao giảng theo hướng đổi mới, dự giờ, thăm lớp, báo cáo xêmina, học hỏi kinh nghiệm, kiến tập thực hành bộ môn, đúc rút kinh nghiệm tìm thấy điểm mới khác so với chương trình cũ. Cuối mỗi năm học, các sản phẩm này được hội đồng khoa học và đào tạo cấp trường nghiệm thu, đánh giá xếp loại, góp ý.

- Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ CSVC phải phù hợp quy mô phát triển, đáp ứng quá trình dạy và học (về số lượng và chất lượng), điều kiện dạy học phù hợp, môi trường sư phạm, môi trường kinh tế - xã hội của địa phương;

+ Thư viện đáp ứng về máy tính có kết nối internet để CB, GV, NV tìm kiếm thông tin qua trang web “trường học kết nối”, thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, các sách tham khảo của các môn học cho HS…, yêu cầu phải thường xuyên được bổ sung.

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 10

+ Thiết bị dạy học đủ và hiện đại để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của HS. Các thiết bị thí nghiệm trang bị đủ đáp ứng yêu cầu thực hành.

+ Hệ thống phòng bộ môn, phòng học, nhà đa năng, phòng thí nghiệm, thực hành yêu cầu đủ diện tích và số lượng, sử dụng đúng mục đích.

+ Bảo đảm môi trường văn minh, an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường không bạo lực, không tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm túc pháp luật.

c/ Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần nắm vững chương trình THCS để có chỉ đạo trong phát triển chương trình phù hợp với đặc điểm của trường mình quản lý.

- Sự phối hợp của CBQL, GV và tập thể nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể hiện ở việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Ban Giám hiệu cần phải có kế hoạch hoạt động trong từng khâu của quá trình quản lý. CBQL phải là người đi đầu trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích CB, GV chia sẻ kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền đến chính quyền địa phương, doanh nghiệp… cùng chung tay để nâng cao chất lượng đầu vào của quá trình giáo dục.

3.2.2. Đổi mới quản lý chất lượng quá trình giáo dục

a/ Mục tiêu

Chất lượng của quá trình giáo dục bao gồm các cấu thành: chất lượng quản lý hoạt động của GV, chất lượng kế hoạch giảng dạy, chất lượng giáo dục HS, chất lượng PPDH, chất lượng quy trình đào tạo và kiểm tra đánh giá quá

trình. Do đó, quản lý đánh giá chất lượng quá trình dạy học phải căn cứ các đối lượng nêu trên đồng thời dựa vào các chính sách, quy chế hiện hành cũng như năng lực của các thành viên quản lý để xây dựng các quy định chuẩn cụ thể.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

- Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Bao gồm các nội dung quản lý việc GV thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

+ Tạo điều kiện để GV thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao: Thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình dạy học; tích cực đổi mới PPDH; Hàng năm, GV tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Phân công GV giảng dạy hợp lý: Phân công giảng dạy đúng theo năng lực chuyên môn đã được đào tạo;

+ Bảo đảm các quyền và lợi ích của GV theo quy định của pháp luật: Phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách về quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động chuyên môn của GV; Có những biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động chuyên môn của GV; Xử lý các đơn thư khiếu nại về quyền và lợi ích của GV đúng theo quy định;

+ Định kỳ đánh giá năng lực GV và tạo điều kiện nâng cao trình độ: Định kỳ tổ chức đánh giá về chất lượng giảng dạy của GV trên cơ sở đánh giá của đồng nghiệp và của HS; Có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để GV hoàn thành nhiệm vụ; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV hướng dẫn nghiên cứu khoa học và có cơ hội nâng cao nghiệp vụ sư phạm (dự giờ, phân tích sư phạm, dự hội thi, hội giảng..); Tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ và tin học;

- Hiệu trưởng lập kế hoạch thực hiện chương trình dạy học:

+ Đối với mỗi môn học, Bộ GD &ĐT ban hành chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cho từng nội dung cụ thể của môn học đó. Do vậy, quá trình đánh giá chất lượng dạy học cần căn cứ vào việc quản lý dạy học, hoạt động dạy học của

GV và đánh giá kết quả học tập của HS. Dựa vào tình hình của nhà trường và địa bàn nơi trường đóng quân, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch của tổ chuyên môn.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, phân công trách nhiệm đối với từng GV trong tổ, lấy kết quả hoạt động của GV làm tiêu chí đánh giá thi đua.

+ Dựa vào kế hoạch của tổ, bản thân mỗi GV xây dựng kế hoạch môn học mà mình đảm nhận để thực hiện kế hoạch bài học theo đúng phân phối chương trình quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình dạy học:

+ Phân công GV giảng dạy và xây dựng thời khóa biểu: Phân công GV giảng dạy cần căn cứ vào sức khỏe của GV, năng lực chuyên môn và nguyện vọng của GV, chú ý đến công tác mà GV kiêm nhiệm. Xây dựng thời khóa biểu phải khoa học, hợp lí và sử dụng thời khóa biểu để theo dõi, quản lý quá trình lên lớp của GV. Thời khóa biểu phải phân bổ hợp lý và hài hòa các môn học nhằm tạo tâm lý hứng thú cho HS.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của GV như chỉ đạo cách soạn bài giảng, trong đó trọng tâm cần nhấn mạnh đến hoạt động của trò qua phiếu học tập cá nhân từ đó tăng cường giao tiếp giữa GV và HS, HS và HS nhằm thúc đẩy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Trong tiến trình soạn bài giảng, GV cần chú ý đến trình độ nhận thức của từng HS trong lớp để tổ chức các hoạt động dạy và học một cách hợp lý nhất.

Qua khảo sát thực trạng ở chương 2 cho thấy, một số GV chưa đổi mới PPDH, vì vậy, Hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo GV sử dụng các PPDH tích cực phù hợp với nội dung của từng bài học, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, sử dụng các phương pháp đánh giá HS, HS tự đánh giá lẫn nhau…

- Chỉ đạo thực hiện Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD & ĐT nhằm phát triển năng lực cho HS, cụ thể ở một số môn học sau [9]:

+ Đối với môn Lịch sử và Địa lí là môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,... Môn học này có vai trò đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí...

+ Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.

+ Chương trình môn sinh học nhấn mạnh quan điểm tiếp cận xu hướng quốc tế, thực hiện giáo dục định hướng nghề nghiệp, giáo dục phát triển bền vững. Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Chỉ đạo hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học [6]: để nâng cao chất lượng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh chỉ đạo tổ chuyên môn soạn giáo án chung cho một số bài có nội dung khó, rộng về kiến thức. Với bài học đó, tổ chuyên môn tiến hành thảo luận nội dung, mỗi GV đưa ra quan điểm, ý kiến của mình, tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung bài học theo chương trình của từng khối lớp, sau đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với những bài khó và có nội dung dài.

Tổ chuyên môn lên kế hoạch và tổ chức dạy học theo chuyên đề tích hợp, căn cứ vào nhu cầu HS để xác định tên chuyên đề và xây dựng nội dung các chuyên đề. Thực hiện bài giảng, mời GV tổ chuyên môn khác đến dự giờ rút kinh nghiệm.Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng http//trươnghoctructuyen.edu.vn.

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì một nội dung cần thiết là tổ chức phụ đạo cho HS yếu, kém và bồi dưỡng cho HS giỏi. Đối với HS yếu, kém cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân từ đó tổ chuyên môn và GV lên kế hoạch, tổ chức dạy học với nội dung phù hợp, linh hoạt nhằm cung cấp kiến thức cho HS, giúp HS giải quyết các vấn đề mà HS chưa hiểu, chưa biết. Đối với HS giỏi, cần phải có đội ngũ GV giỏi, có kinh nghiệm để bồi dưỡng các chuyên đề cho HS nhằm cung cấp kiến thức bài học và nội dung chương trình rộng hơn, sâu hơn. Bên cạnh việc giao bài tập về nhà, GV hướng dẫn HS cách tự học qua bài học GV hướng dẫn, qua sách tham khảo, các bài tập trên các trang mạng uy tín dành cho HS THCS.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học và hoạt động của tổ chuyên môn là hoạt động không thể thiếu để nâng cao chất lượng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua kiểm tra nội dung hoạt động của tổ chuyên môn, theo dõi thời khóa biểu của GV, theo dõi qua sổ ghi đầu bài, qua giáo án và vở ghi của HS. Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh, còn bất cập để chỉ đạo điều chỉnh hợp lí. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề, sau mỗi tiết dự giờ cần rút kinh nghiệm, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của GV trong quá trình giảng dạy, động viên, khuyến khích GV nỗ lực hoàn thiện giờ giảng.

+ Thông qua tổ chuyên môn, Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh yêu cầu GV đổi mới PPDH, hướng dẫn GV định hướng về kiến thức, kỹ năng môn học để chỉ đạo đổi mới PPDH. Một số PPDH cần áp dụng như: PP dạy học tích cực, PPDH nêu vấn đề, dạy học hợp tác, PPDH theo góc, PPDH theo dự án…

Hình thành mạng lưới tổ chuyên môn của nhà trường theo các cấp độ: GV đại trà: Có trình độ chuẩn GV THCS, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tốt hoạt động dạy, học. GV cốt cán có trình độ trên chuẩn, là GV giỏi, có năng lực sư phạm, tham gia vào các hoạt động mũi nhọn trong hệ thống mạng lưới chuyên môn, làm điểm về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chịu trách nhiệm triển khai các chuyên đề. GV chuyên gia: có trình độ trên chuẩn, có trình độ chuyên môn chuyên sâu, có kỹ năng cao về nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu khoa học, đảm nhận công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV và bồi dưỡng GV giỏi. Ở trường THCS, đối tượng này thường là tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn.

+ Tổ chức thực hiện sử dụng thiết bị dạy học: Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, cần phải có hồ sơ, sổ sách ghi chép lại để theo dõi các tiết học thực hành theo từng khối lớp, trong đó có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của tổ chuyên môn và GV. Cần chú ý đến bảo quản thiết bị và bảo trì các thiết bị dạy học. Các trường định kỳ kiểm kê cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có sổ sách ghi rõ tình trạng để thuận tiện khi bàn giao. Thực hiện duy trì và bảo dưỡng thiết bị, thanh lý thiết bị đúng quy định. Không để tình trạng có thiết bị mà không sử dụng hoặc có thiết bị dạy học mà hiệu quả sử dụng thấp.

- Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:

Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, kế hoạch này phải có sự thống nhất với tổ chuyên môn và GV. Hiệu trưởng chỉ đạo các hình thức kiểm tra như: kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình, quy định số lượng và tiến độ kiểm tra thường xuyên. Trong kiểm tra thường xuyên, GV trong tổ thống nhất về nội dung kiểm tra, kiểm tra học kỳ do Nhà trường tổ chức ra đề trên cơ sở phân công GV phối hợp với nhau để xây dựng bộ đề. Khi kiểm tra học kỳ, mỗi môn 2 đề và tổ chức coi thi như quy chế của Bộ GD &ĐT.

Trong quản lý chấm bài, Hiệu trưởng chỉ đạo GV chấm bài chính xác, công bằng, có lời phê, nộp lại kết quả chấm bài cho Ban Giám hiệu để phân tích tương quan kết quả học tập mỗi lớp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022