Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 13





bảo đảm.

D

<10

Đặc biệt cao,

TCTD

hầu

Không mở rộng tín



như không thể

thu hồi

vèn

dụng ; Tìm mọi biện



cho vay.



pháp để thu hồi nợ kể cả






việc xử lý sớm tài sản






bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 13


Hạng khách hàng cá nhân được xếp như sau:


Hạng doanh

nghiệp

Điểm

Mức độ rủi ro

Cấp tín dụng

Aaa

90-100

ThÊp

Đáp ứng tối đa nhu cầu

Aa

80-90

ThÊp

Đáp ứng tối đa nhu cầu

A

70-80

ThÊp

Đáp ứng tối đa nhu cầu

Bbb

60-70

ThÊp

Cấp tớn dụng với hạn mức tuỳ thuộc vào phưong án

bảo đảm tiền vay.

Bb

50-60

Trung bình

Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng phương án bảo đảm tiền

vay;

B

40-50

Trung bình

Không khuyến khích mở

rộng tín dụng mà tập trung vào thu hồi nợ.

Ccc

30-40

Trung bình

Đáp ứng tối đa nhu cầu

Cc

20-30

Cao

Đáp ứng tối đa nhu cầu

C

10-20

Cao

Đáp ứng tối đa nhu cầu

D

<10

Cao

Đáp ứng tối đa nhu cầu

Bảng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được coi là tốt


khi đáp ứng các yếu tố sau:

1. Cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng vay vốn hay là từng giao dịch cụ thể, hoặc kết hợp cả hai đặc điểm trên.

2. Hệ thống phải đáp ứng nhanh những chỉ báo xuống cấp rủi ro hiện tại và tiềm năng.

3. Điểm số tín dụng được xác định cho các khách hàng tại thời điểm cho vay cần phải được xem xét lại định và từng khoản cho vay cần phải được cho điểm lại khi có những thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, để các quy định trên triển khai trong thực tế thì việc chấm điểm nội bộ phải do một bộ phận phân tích rủi ro, độc lập với bộ phận marketing (bộ phận khách hàng) để đảm bảo tính nhất quán và phản ánh chính xác chất lượng của từng khoản vay. Tính nhất quán và chính xác của hệ thống cho điểm cần phải được một bộ phận độc lập đánh giá lại định kỳ. Mặt khác, cũng cần thấy rằng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng chỉ có tính chất hỗ trợ, nhất định không thể thay thế những nhận định cá nhân cần thiết, do vậy việc nâng cao chất lượng của bộ máy cho vay là quan trọng.

Hiện nay, các TCTD đều ấn định một tỷ lệ cố định về mức vốn tự có tham gia dự án đối với khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Quy định này khá cứng nhắc và chưa có sự phân biệt đối với từng nhóm khách hàng theo hệ thống đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, tôi đề nghị các TCTD nên sửa lại điều kiện về mức tự có tham gia dự án của khách hàng doanh nghiệp như sau :

Mức tín nhiệm xếp hạng khách hàng

Tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án

AAA

10%

AA

15%

A

20%

BBB

25%

BB

30%


Trong trường hợp, TCTD sử dụng bảng xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp đơn giản thì có thể quy định như sau:

Đối với khách hàng xếp A thì mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 15% tổng giá trị dự án đầu tư.

Đối với khách hàng xếp hạng B thì mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 30% tổng giá trị dự án đầu tư.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, đơn vị cho vay có thể áp dụng tỷ lệ vốn tự có thấp hơn quy định trên nhưng phải trình Uỷ ban Tín dụng phê duyệt.

Đối với khách hàng cá nhân vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì quy định như sau:

Mức tín nhiệm xếp hạng khách hàng

Tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án

Aaa

15%

Aa

20%

a

25%

Bbb

30%

Bb

35%

Trong trường hợp, TCTD sử dụng bảng xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân đơn giản thì có thể quy định như sau:

Đối với khách hàng xếp A thì mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 20% tổng giá trị dự án đầu tư.

Đối với khách hàng xếp hạng B thì mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 30% tổng giá trị dự án đầu tư.

Đơn vị cho vay có thể đề nghị Uỷ ban Tín dụng xem xét quyết định đối với trường hợp cho vay với mức vốn tự có tham gia dự án, phương án thấp hơn mức quy định trên.

TCTD cần nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các biểu mẫu về cấp tín dụng và tài sản bảo đảm, trong đó chú trọng sửa đổi bổ sung các mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhằm hạn chế đến mức


thấp nhất các rủi ro. Pháp luật hiện chưa có quy định về trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai nói chung và tài sản hình thành từ vốn vay nói riêng, vì vậy, thoả thuận chi tiết của các bên trong hợp đồng bảo

đảm chính là cơ sở để xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay theo phương thức tại Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Cụ thể, TCTD có thể thoả thuận về quyền được thay thế bên bảo đảm tiếp tục thực hiện dự án; quyền nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ. Ngoài ra, với mỗi loại tài sản hình thành từ vốn vay nên có mẫu hợp đồng bảo đảm riêng để cụ thể hoá việc quản lý tài sản phù hợp với đặc điểm, tính chất riêng của từng loại tài sản này.

3.3.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định khoản vay:

Đối với cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì vai trò của thẩm

định khỏan vay có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi: phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn không chỉ có ý nghĩa đối với việc hoàn trả vốn vay mà còn ảnh hưởng đến tài sản bảo đảm. Như vậy, trong trường hợp này nguy cơ rủi ro của TCTD tăng gấp đôi. Đối với khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thông thường thì khả năng thu hồi nợ của TCTD được xác định lần lượt theo ba nguồn sau: (i) nguồn thu từ phương án, dự án kinh doanh; (ii) nguồn thu từ tiền bảo hiểm (nếu có) và (iii) nguồn thu từ xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, khi cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nếu dự án thất bại thì TCTD không thể thu hồi khoản vay từ nguồn thứ nhất. Nguồn trả nợ từ tiền bảo hiểm và xử lý tài sản là vô cùng khó khăn do tài sản hình thành từ vốn vay chưa hoàn thành đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu để hoàn tất thủ tục xử lý. Mặt khác, nhiều trường hợp tài sản chưa đáp ứng điều kiện để mua bảo hiểm. Do vậy, việc thẩm định khoản vay theo đúng quy trình cũng là một giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đối với loại tài sản này.

3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ:

Bộ máy của TCTD cần xây dựng theo hướng linh hoạt và chuyên môn hoá cao. Mục tiêu là giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, quản lý rủi ro và đảm


bảo sự hài lòng của khách hàng. Theo đó, TCTD cần xây dựng bộ máy cho vay như sau: Phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng đơn vị, từng cấp trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm. Các quy trình xây dựng phải hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng mang tính chủ quan của cá nhân vào quá trình quyết định cho vay. Đồng thời, quy trình phải giảm thiểu việc tiếp xúc khách hàng của cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tuy nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của TCTD và việc áp dụng hiệu quả các quy định, quy trình theo kiến nghị trên chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên. Các cán bộ, nhân viên cần được tạo điều kiện để phát triển chuyên sâu về nghiệp vụ. TCTD cần thường xuyên tổ chức

đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên. Việc đào tạo phải được kiểm tra và viết bài thu hoạch. Khuyến khích các TCTD tự tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ cán bộ ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các TCTD với nhau nhằm tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm trong ngành.

3.3.4. Các giải pháp khác

Tham gia bảo hiểm:

TCTD tham gia bảo hiểm nhằm phòng ngừa rủi ro là giải pháp còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã trở nên phổ biến trên thế giới. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm mới chỉ có công ty PJICO cung cấp sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Mặc dù chi phí khá đắt và phạm vi bảo hiểm của sản phẩm này chưa phong phú, đa đạng nhưng đó là tín hiệu tốt tạo thêm một công cụ, giúp TCTD có nhiều lựa chọn trong việc chia sẻ rủi ro.

Bên cạnh đó, TCTD nên quy định bắt buộc tất cả các khách hàng mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, yêu cầu chủ đầu tư mua bảo hiểm trách nhiệm hoàn trả khoản vay….

Xây dựng quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.


Việc tổ chức tín dụng xây dựng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập nhằm tăng sức cạnh tranh cho các TCTD. Mặt khác, khi TCTD đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng thì việc quản lý hoạt động sẽ theo quy trình tiên tiến trong tất cả mọi hoạt

động, điều này sẽ góp phần giải thiểu các rủi ro bởi sự thiếu phương pháp quản lý khoa học.

3.4. Dự đoán xu hướng phát triển của bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay và đề xuất quy định mới để khuyến khích bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay bằng động sản.

Hiện nay, sự xuất hiện các giao dịch tài sản hình thành từ vốn vay là khá nhiều và trong tương lai đây là xu thế tất yếu. Bởi khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn càng lớn. Do vậy, việc sử dụng tài sản hình thành trong tương lai là một giải pháp. Tuy nhiên, do tài sản hình thành từ vốn vay còn nhiều rủi ro, hành lang pháp lý chưa an toàn nên nhiều người lo ngại. Cụ thể trong giai đoạn khó khăn về tài chính, tín dụng vừa qua, nhiều TCTD đã có quyết định tạm ngừng xem xét cho vay mới với tài sản hình thành từ vốn vay. Do vậy, cần có cơ chế tốt để khuyến khích và kiểm soát rủi ro với việc cho vay có bảo đảm bằng loại tài sản này như quy định các tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức cao, khuyến khích tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Hiện tại, thì tài sản bảo đảm chủ yếu là các bất động sản tuy nhiên, do đặc tính của loại tài sản này là khả năng co giãn của cung cầu kém, thời gian giao dịch dài và chi phí cao, khả năng chuyển hoá thành tiền mặt kém linh hoạt và chịu sự quản lý can thiệp của Nhà nước chặc chẽ nên theo xu hướng chung của thế giới, trong tương lai không xa tài sản bảo đảm là động sản trong tương lai sẽ chiếm ưu thế bởi tính thanh khoản cao, chi phí quản lý thấp. Do vậy, các TCTD cần đón đầu xu hướng này để có sự chuẩn bị tốt về vật chất, kỹ thuật cũng như con người. Đối với văn bản pháp luật cần nghiên cứu và sớm ban hành văn bản quy định chi tiết về định giá động sản, thủ tục đăng ký giao dịch


bảo đảm đối với tài sản chuyển từ động sản sang bất động sản.

Trong chương này, người viết đã kiến nghị các giải pháp trong các lĩnh vực công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm...với hy vọng góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm với loại tài sản này.


Kết luận

Trong một thời gian ngắn, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay đã phát triển không ngừng và góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực mà bảo đảm tiền vay hình thành từ vốn vay mang lại, việc nhận bảo đảm bằng loại tài sản này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khó khăn mà nguyên nhân trước tiên thuộc về các quy định của pháp luật.

Pháp luật chưa quy định về các giấy tờ thủ tục là cơ sở để xác định quyền sở hữu đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Chính điều này là nguyên nhân của vô vàn các khó khăn mà chủ thể trong quan hệ bảo đảm này gặp phải. Trước hết, đó là thủ tục công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Nhiều công chứng viên đã từ chối công chứng hợp đồng bảo đảm hình thành từ vốn vay do tài sản hình thành từ vốn vay, đối tượng của hợp đồng này, không đảm bảo yếu tố “có thật” của Luật công chứng. Tiếp theo là những khó khăn khi đăng ký giao dịch bảo đảm và

đặc biệt là khi xử lý tài sản hình thành từ vốn vay. Tất cả tựu chung là do pháp luật chưa có quy định riêng về các loại giấy tờ đối với tài sản hình thành từ vốn vay mà bên yêu cầu công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản phải cung cấp cho cơ quan công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong nhiều trường hợp, việc không thể thực hiện các thủ tục trên dẫn đến hợp đồng bảo

đảm dù thỏa mãn tất các điều kiện chủ thể, sự tự nguyện, mục đích và nội dung không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội nhưng cũng không có hiệu lực thi hành với các bên. Hơn nữa, sự mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản pháp luật dân sự, đất đai, nhà ở cùng với sự chậm trễ sửa đổi, bổ sung các quy

định pháp luật đã lạc hậu là rào cản cho quá trình lưu thông đối với loại tài sản này.

Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các chủ thể. Quy định pháp luật thiếu đồng nhất về một vấn đề khiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2023