Di Tích - Danh Thắng Cấp Quốc Gia


10

Cua huỳnh đế

Ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua, độ ngon sánh ngang với cá tuyết đen hay cá hồi đỏ. Mùa xuân là thời điểm cua huỳnh đế rộ và ngon nhất, khoảng từ tháng chạp đến tháng 3 âm lịch. Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn giống như rùa hay con bọ khổng lồ; đầu dài, có nhiều râu và hơi chúi xuống; mình màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn; nhìn tổng thể có hình dáng rất độc đáo: mai như rùa đỏ, đuôi nhỏ như tôm và cái đầu to như con tôm te. Cua huỳnh đế sống ở vùng biển sạch, đáy cát vàng và nguồn nước trong; cua sống ở vùng biển nước sâu khá to, có trọng lượng hơn 1kg, thớ thịt săn chắc. Cua huỳnh đế giàu dinh dưỡng, có chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, vitamin và các yếu tố vi lượng khác. Cua huỳnh đế chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: rửa sạch, tách mai, chặt ra từng miếng nhỏ om mặn ăn kèm với cơm; luộc lấy thịt, ướp gia vị chao dầu

nấu cháo; hấp, rang muối, rang me…

11

Mực tươi

Phú Yên nổi tiếng thơm ngon có mực cơm, mực lá; mực cơm thường chiên mắm hoặc nướng muối ớt; mực lá thường chế biến thành món mực một nắng. Mực lá tươi vừa bắt lên, ngay lập tức rạch bụng làm sạch rồi căng ra cái mẹt (cái vỉ) phơi giữa trời nắng gắt. Khi bề mặt ngoài vừa se lại (sờ không dính tay) thì lật lên phơi mặt kia đến khi se đều cả hai mặt. Thời gian phơi hai đến ba tiếng là đạt. Bảo quản mực một nắng trong tủ đông, thời gian bảo quản

lên đến 12 tháng, khi dùng có thể rã đông rồi chiên hoặc nướng.

12

Bò một nắng

Bò tơ, chăn thả tự nhiên, thịt săn chắc, nước ít, vị ngọt tự nhiên; thịt lóc bỏ da, rửa sạch, thái từng miếng lớn cỡ bằng bàn tay; ướp vừa ăn với các gia vị như muối, đường, bột nêm, ớt trái và vừng giã nhỏ; phơi nắng một ngày để thịt bò săn lại (sờ không dính tay). Khi ăn bỏ lên vỉ nướng vàng cạnh rồi bỏ xuống thớt đập cho mềm, xé từng miếng nhỏ chấm với muối kiến vàng ăn kèm dưa leo, chuối chát và rau thơm. Kiến vàng (kiến càng) là loại côn trùng thường sống trên cây rừng hay cây ăn trái. Tổ kiến (kiến và trứng) sau khi lấy về, cho lên chảo rang sơ; thêm ít gia vị như muối, ớt,

bột ngọt; bỏ vào cối giã nhuyễn với lá then len (một loại lá rừng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 26




tên gọi của người đồng bào), vị chua lạ miệng. Thịt bò thơm mềm

hòa quyện muối kiến chua và dưa leo, chuối chát, rau thơm là món ăn chơi hoặc nhấm cùng rượu cá ngựa Quán Đế - Sông Cầu.

13

Chả Dông

Dông là loại bò sát đào hang sống dưới đất cát, thịt trắng tươi, dùng nấu cháo hoặc ướp muối ớt nướng nhưng ngon nhất vẫn là chả dông. Thịt dông băm nhỏ với hành, tiêu, ớt, tỏi, xả; ướp với mắm ngon, sau đó xào sơ, cuốn bánh tráng rồi chiên chín vàng, chấm dung dịch nước mắm ớt tỏi, thơm, cà chua bằm và lạc rang

ăn kèm rau sống.

14

Vịt cỏ Đông Hòa

Vịt ở đây ngon, nổi tiếng vịt Đông Hòa, kiểu vịt cỏ, lớp da không nhiều mỡ như loại vịt khác, thịt nạc nhiều, thơm hơn. Vịt có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như quay, nướng, luộc, cháo, tiết canh nhưng ngon nhất là cháo vịt. Vịt làm sạch, cho vào nồi luộc chín, vớt ráo; bỏ gạo vào nước luộc vịt nấu cháo; cháo chín tao lòng vịt đổ vào nồi hòa một ít tiết canh cho ngọt. Khi ăn, chặt vịt luộc ra đĩa, múc tô cháo nóng, ăn kèm bánh tráng, chấm mắm

gừng giã keo.

15

Bánh tráng Hòa Đa

Là món ăn khá phổ biến của người Việt từ xưa đến nay nhưng ăn bánh tráng thay cơm thì chỉ có ngưới Phú Yên. Bánh tráng Hòa Đa được ưa chuộng bởi bánh mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước. Có nhiều cách thưởng thức bánh tráng và dân “xứ nẫu” thường nhúng và cuốn bánh tráng với nem chả, thịt heo luộc, mực hấp, cá hấp, cá kho, cá chiên, tôm chiên… kèm rau sống; nước chấm thì đủ loại, mắm nhĩ, mắm nêm, mắm thu, mắm mực, mắm ruốc, mắm ruột... Bánh tráng nướng ăn kèm với các món gỏi, xào… Một cách ăn khác đơn giản nhất của người dân ở đây là lấy bánh tráng nhúng cuốn bánh tráng nướng chấm nước

mắm, xì dầu, nước kho…

16

Cà phê Tuy Hòa

Phú Yên không phải là nơi trồng nhiều cà phê như Tây Nguyên nhưng cà phê bột Tuy Hòa rất ngon và nhiều nhãn hiệu nổi tiếng: Huy Tùng, Hương Hương, Minh Hoàng, Hoàng Tuấn.… Cà phê Tuy Hòa thơm ngon và nổi tiếng là nhờ vào cách chế biến cũng

như phong cách thưởng thức cà phê. Mỗi lò có bí quyết chế biến,




bảo quản và thưởng thức cà phê khác nhau. Về cơ bản, khi rang hạt cà phê phải sao tẩm và ướp một số phụ gia, cần có nước mắm ngon, rang bằng mỡ gà… Cà phê là chất “hút mùi”, rất dễ mất mùi, khi bảo quản hết sức chú ý không để gần những chất có mùi khác và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Cà phê Tuy Hòa ngon do cách pha chế. Trước khi pha phải nhúng bộ “phin” trong nước nóng, cho cà phê bột vào 1/3 phin, chế ít nước sôi cho ngấm đều, sau đó mới thêm nước sôi vào, mực nước cách miệng “phin” chừng 1 phân. Từ khi pha đến uống, người thưởng thức cà phê chú trọng tĩnh lặng, yên ả của khung cảnh, tâm hồn. Đây là phút giây thư giãn phủi bỏ bận tâm đời thường, nhìn giọt cà phê đen sóng sánh, tí tách nhỏ vào tách. Cho nên người ta thường nói dù cà phê có ngon đến mấy

nhưng cách uống không “ngon” thì cà phê cũng không ngon.

17

Rượu cá ngựa

Dân gian xưa có câu “Rượu ngon là rượu Quán Đế. Cá ngon là cá Cù Mông”. Tương truyền, một thời rượu Quán Đế làm vật phẩm tiến vua. Sau một thời gian dài tưởng thất truyền, hiện nay nghề nấu rượu Quán Đế ở tại thị xã Sông Cầu được rất nhiều gia đình gìn giữ lại như một nghề gia truyền, mặc dù chỉ với qui mô nhỏ lẻ. Rượu Quán Đế ngày nay khác xưa từ hình thức cho tới nội dung; mẫu mã đẹp hơn, chất lượng rượu thơm ngon hơn với cá ngựa, hồng sâm. Nếu nhâm nhi rượu cá ngựa Quán Đế với mực một nắng hay bò một nắng thì còn gì bằng. Với các chị em phụ nữ thì có thể thưởng thức rượu bằng cách pha một ít rượu với nước dừa xiêm sẽ

tạo nên hương vị cay nồng, ngọt dịu, rất đỗi thơm ngon.

(Kết quả khảo sát, 2017)


PHỤ LỤC 2

Di tích - danh thắng Phú Yên


Phụ lục 2.1. Di tích - danh thắng cấp quốc gia


TT

Di tích - danh thắng

Địa chỉ

Quyết định

I

Thành phố Tuy Hòa (03 di tích)

1

Di tích kiến trúc - nghệ thuật

Tháp Nhạn (DT quốc gia đặc biệt)

Phường 1

QĐ số 1288-VH/QĐ

ngày 16/11/1988


2

Di tích kiến trúc - nghệ thuật Lẫm Phú Lâm

Phường Phú Lâm

QĐ số 2274/QĐ-VHTTDL

ngày 28/6/2016


3

Di tích lịch sử

Địa điểm diễn ra cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

tại Phú Yên


Phường 8, 9

QĐ số 3376/QĐ-VHTTDL

ngày 6/9/2017

II

Huyện Tuy An (08 di tích)

4

Di tích lịch sử Mộ và đền thờ

Lê Thành Phương

Thôn Mỹ Phú,

Xã An Hiệp

QĐ số 2410-QĐ/VH

ngày 27/9/1996

5

Di tích thắng cảnh Đầm Ô Loan

Huyện Tuy An

QĐ số 2410-QĐ/VH

ngày 27/9/1996


6

Di tích lịch sử - nghệ thuật Chùa Đá Trắng

Thôn

Cần Lương, Xã An Dân

QĐ số 141-QĐ/VH

ngày 23/1/1997


7


Di tích thắng cảnh Gành Đá Đĩa

Thôn Phú Hạnh, Xã

An Ninh Đông

QĐ số 141-QĐ/VH

ngày 23/1/1997

8

Di tích lịch sử Nơi xảy ra

vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh

Thị trấn

Chí Thạnh

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997


9


Di tích khảo cổ Thành An Thổ

Thôn An Thổ, Xã An Dân

QĐ số 37/2005/QĐ-VHTT

ngày 22/8/2005


10

Di tích lịch sử

Địa đạo Gò Thì Thùng


Xã An Xuân

QĐ số 65/2008/VHTTDL

ngày 22/8/2008

11

Danh lam thắng cảnh

Xã An Hòa

QĐ số



Quần thể Hòn Yến


5387/QĐ-VHTTDL

ngày 29/12/2017

III

Huyện Phú Hòa (02 di tích)


12

Di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh

Thôn Long Phụng,

Xã Hòa Trị

QĐ số 2410-QĐ/VH

ngày 27/9/1996


13


Di tích khảo cổ Thành Hồ


Thị trấn Phú Hòa

QĐ số 36/2005/QĐ-VHTT

ngày 22/8/2005

IV

Huyện Tây Hòa (02 di tích)

14

Di tích lịch sử Đường số 5

Huyện Tây Hòa

và Đông Hòa

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997


15

Di tích lịch sử Địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh


Xã Hòa Thịnh

QĐ số 69/2005/QĐ-VHTT

ngày 16/11/2005

V

Huyện Sơn Hòa (01 di tích)


16

Di tích lịch sử

Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ

Xã Sơn Long,

Sơn Định, Sơn Xuân

QĐ số 66/2008/ QĐ-VHTTDL

ngày 22/8/2008

VI

Huyện Đông Hòa (03 di tích)

17

Di tích lịch sử Vũng Rô

Hòa Xuân Nam

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997


18

Danh lam thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh


Xã Hòa Tâm

QĐ số 67/2008/QĐ- VHTTDL

ngày 22/8/2008


19


Danh lam thắng cảnh Núi Đá Bia

Hòa Xuân Nam

QĐ số 68/2008/ QĐ-VHTTDL

ngày 22/8/2008

VIII

Huyện Đồng Xuân (01 di tích)

20

Di tích lịch sử Nơi thành lập chi bộ

Đảng cộng sản đầu tiên ở Phú Yên

Thị trấn La Hai

QĐ số 1543-QĐ/VH

ngày 18/6/1997

IX

Thị xã Sông Cầu (02 di tích)



21


Danh lam thắng cảnh Vịnh Xuân Đài

Thị xã Sông Cầu và

Huyện Tuy An

QĐ số 177/QĐ-VHTTDL

ngày 20/1/2011


22

Di tích lịch sử quốc gia

Mộ và địa điểm đền thờ Đào Trí

Phường Xuân Đài

QĐ số 2247/QĐ-VHTTDL

ngày 29/6/2015

(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018)


Phụ lục 2.2. Di tích - danh thắng cấp tỉnh


TT

Tên di tích - danh thắng

Địa chỉ

Quyết định

I

Thành phố Tuy Hòa (07 di tích)

1

Di tích lịch sử - văn hóa

Chùa Khánh Sơn

Phường 9

QĐ số 783/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

2

Di tích khảo cổ

Tháp Chăm Đông Tác

Phường

Phú Thạnh

QĐ số 784/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

3

Di tích lịch sử - văn hóa

Đình Ngọc Lãng

Xã Bình Ngọc

QĐ số 521/QĐ-UBND

ngày 02/4/2013

4

Di tích lịch sử - văn hóa

Đình Phú Câu

Phường 6

QĐ số 2234/QĐ-UBND

ngày 31/12/2014

5

Di tích lịch sử - văn hóa

Lăng Đông Tác

Phường

Phú Đông

QĐ số 558/QĐ-UBND

ngày14/3/2016

6

Di tích lịch sử - văn hóa

Lăng Long Thủy

Xã An Phú

QĐ số 1484/QĐ-UBND

ngày 26/7/2018

7

Di tích lịch sử - văn hóa

Đình Năng Tịnh

Phường 1

QĐ số 1485/QĐ-UBND

ngày 26/7/2018

II

Thị xã Sông Cầu (03 di tích)

8

Di tích lịch sử

Hành cung Long Bình

Phường

Xuân Phú

QĐ số 786/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

9

Di tích lịch sử - văn hóa

Lăng Hòa Lợi

Thôn Hòa Lợi,

Xã Xuân Cảnh

QĐ số 561/QĐ-UBND

ngày14/3/2016


10

Di tích lịch sử

Địa đểm diễn ra trận đánh Đèo Cù Mông năm 1965

Thôn

Long Thạnh, Xã Xuân Lộc

QĐ số 1761/QĐ-UBND

ngày 11/9/2017


III

Huyện Đồng Xuân (02 di tích)

11

Di tích lịch sử

Mộ Nguyễn Hào Sự

Xuân Phước

QĐ số 789/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

12

Di tích lịch sử Suối Cối

Xuân Quang 1

QĐ số 792/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

IV

Huyện Sơn Hòa (04 di tích)

13

Di tích lịch sử

Trại An Trí Trà Kê

Xã Sơn Hội

QĐ số 793/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

14

Di tích lịch sử

Mộ liệt sĩ tập thể Bắc Lý

Thị trấn

Củng Sơn

QĐ số 2181/QĐ-UBND

ngày 29/12/2014


15

Di tích lịch sử Địa điểm diễn ra trận đánh Chi khu quận lỵ Củng Sơn giải thoát Luật sư

Nguyễn Hữu Thọ lần thứ 2

Khu phố Đông Hòa, Thị trấn

Củng Sơn


QĐ số 3225/QĐ-UBND

ngày 30/12/2016


16


Di tích lịch sử

Đền thờ Tiền hiền Củng Sơn

Khu phố Tây Hòa, Thị trấn

Củng Sơn


QĐ số 437/QĐ-UBND

ngày 02/3/2018

V

Huyện Đông Hòa (07 di tích)

17

Di tích lịch sử Núi Hiềm

Hòa Xuân Đông

QĐ số 785/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

18

Di tích lịch sử

Mộ Nguyễn Hữu Dực

Hòa Hiệp Trung

QĐ số 790/QĐ-UBND

ngày 18/5/2011

19

Di tích lịch sử - văn hóa

Lăng Phú Lạc

Hòa Hiệp Nam

QĐ số 522/QĐ-UBND

ngày 02/4/2013


20


Di tích lịch sử - văn hóa

Mộ và nhà thờ Dương Văn Khoa

Xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa và Xã Hòa An,

Huyện Phú Hòa


QĐ số 2233/QĐ-UBND

ngày 31/12/2014


21


Di tích lịch sử Núi Quéo

Thôn Phú Lạc, Xã

Hòa Hiệp Nam

QĐ số 559/QĐ-UBND

ngày 14/3/2016

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023