Thực Trạng Về Công Tác Tổ Chức Xây Dựng Chương Trình, Học Liệu Và


quan trọng nâng cao nhận thức pháp luật của học viên. Các tổ chức Đoàn Thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động xung kích trong duy trì nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, với các hoạt động cụ thể như: thi tìm hiểu về pháp luật, diễn đàn thanh niên, chương trình “Tuần an toàn giao thông”, phong trào thi đua “Thanh niên nhà trường mẫu mực, xây dựng chính quy”...đã có tác dụng tốt, bồi dưỡng, động viên học viên rèn luyện, tu dưỡng nâng cao tình cảm, ý chí pháp luật. Qua khảo sát thực tiễn, có 41,94% ý kiến học viên cho rằng vai trò của chi đoàn thanh niên ảnh hưởng rất lớn đến GDPL cho học viên.[35].

Năm là, các nhà trường SQQĐ thường xuyên quan tâm, động viên học viên tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.

Tự bồi dưỡng, rèn luyện là hình thức để tự bản thân học viên đào tao sỹ

quan vận dụng tri thức, hiểu biết về pháp luật vào thực tiễn. Hầu hết các trường SQQĐ coi kết quả tự bồi dưỡng pháp luật của học viên là một tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá, phân loại mức độ phấn đấu của học viên. Ngay từ khi học viên được gọi vào trường, các cơ quan chức năng đã kết hợp chặt chẽ giáo dục với động viên, khuyến khích học viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các nội dung về pháp luật Nhà nước, quy chế, quy định của Quân đội, nhà trường để học viên có sự nhận thức sâu sắc và mang tính hệ thống về tri thức pháp luật, nhất là những nội dung mới được bổ sung, sửa đổi. Trên cơ sở kiến thức của học viên được trang bị, các nhà trường đã tổ chức cho học viên tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi ở phạm vi trung đội, đại đội về các nôi dung của pháp luật. Tổ chức các buổi sinh hoạt mang tính chuyên đề như các văn bản pháp quy hay những bộ luật mới ban hành, hướng dẫn học viên tập bài, tập xử

trí các tình huống pháp luật thường xảy ra trong thưc

tiên

phù hơp

́i tiến

trình đào tạo. Thông qua thực hành, thực tập xử trí các tình huống pháp luật và giải quyết các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, quan hệ quân dân... trực tiếp giúp học viên có nhận thức, kiến thức pháp luật, rèn luyện nâng cao VHPL.


Nhiều đơn vị quản lý học viên ở các trường SQQĐ đã kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho học viên với quản lý, duy trì các chế độ nền nếp trong đơn vị, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng môi trường VHPL. Ở các đơn vị học viên, cấp uỷ, chỉ huy đã cố gắng, tích cực tìm tòi những biện pháp lồng ghép có hiệu quả các hoạt động xây dựng môi trường VHPL với xây dựng đơn vị, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ luật trong thực hiện các chế độ, nền nếp của đơn vị, duy trì kỷ luật, xây dựng nếp sống chính quy. Điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của Quân đội, quy định của nhà trường được duy trì, thực hiện thống nhất, nghiêm minh. Qua từng năm học, người học đã có sự chuyển biến tiến bộ trong chấp hành các nền nếp, chế độ quy định. Kết quả điều tra, khảo sát học viên cho thấy, hiện tượng vi phạm nền nếp quy định hằng ngày ở năm học thứ nhất là 24,72%, năm học thứ ba giảm xuống còn 4,17% và đến năm cuối khoá chỉ còn 3,33% [ 35 ]. Cơ quan hậu cần của các nhà trường đã kết hợp với các đơn vị quản lý học viên thường xuyên quan tâm, chăm lo bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định lượng về ăn, mặc và sinh hoạt hằng ngày của học viên. Cán bộ quản lý học viên đã kết hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm các điều kiện thụận lợi để học viên học tập, rèn luyện kỷ luật, luyện tập thể chất.

Cùng với xây dựng những giá trị văn hóa pháp luật tốt đẹp, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị hoc viên tích cực lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống văn hoá xấu độc xâm nhập và những tệ nạn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương, tăng cường phòng chống các tiêu cực, tệ nạn xã hội (nghiện hút ma tuý, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp tài sản..), giữ vững trật tự an ninh xã hội, xây dựng địa bàn an toàn. Các đơn vị đã thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức và đấu tranh có hiệu quả vớ i mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù, đặc biệt là “diễn

biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” Quân đội, giữ vững trận địa chính trị, tư

tưởng, văn hoá của Đảng trong Quân đội.


Sáu là, văn hóa pháp luật của học viên ở các trường SQQĐ đã chuyển biến, tiến bộ khá vững chắc

Đây là kết quả hoạt động GDPL của các chủ thể và quá trình tự giáo dục của đội ngũ học viên. Công tác giáo dục đào tạo ở các trường SQQĐ trong những năm gần đây đã có những đổi mới khá sâu sắc và toàn diện cả về mô hình, mục tiêu cũng như nội dung, phương pháp. VHPL của học viên đào tạo sỹ quan đã từng bước hình thành, phát triển khá vững chắc. Cụ thể là:

- Ý thức pháp luật của đại bộ phận học viên đã được nâng lên, kết quả học tập, rèn luyện của người học có sự chuyển biến tích cực.

Học viên ở các trường SQQĐ có động cơ và thái độ học tập đúng đắn đối với tất cả các môn học, ngành học; nhận thức sâu sắc những tư tưởng, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; Nhà nước quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tôn trọng pháp luật và quyền con người; mỗi học viên đã có động cơ đúng đắn trong nghiên cứu, học tập những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật, xây

dưng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật làm cơ sở cho

nâng cao nhận thức và xây dựng hành vi, thói quen xử sự đúng đắn trong các mối quan hệ pháp luật.

Kết quả trên cho thấy, nhận thức về pháp luật và ý thức pháp luật, chấp hành kỷ luật quân đội của học viên được nâng lên rõ rệt góp phần quan trọng vào quá trình phát triển phẩm chất, năng lực của người sỹ quan theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Điều đó thể hiện kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức GDPL thường xuyên của tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, cơ quan chức năng và đội

ngũ cán bộ, giáo viên trong trường SQQĐ cũng như sự tự giáo dục, rèn luyện nghiêm túc của học viên trong suốt quá trình đào tạo.

- Đa số học viên có thói quen, hành vi tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, điều lệnh Quân đội, các quy chế, quy định của nhà trường.

Trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường, trình độ kiến thức


pháp luật của học viên ngày càng được nâng lên, các chế độ quy định của quân đội và của nhà trường được quán triệt và chấp hành nghiêm. Trong học tập đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thực hiện đúng kế hoạch, chất lượng xây dựng nền nếp chính quy được nâng lên một bước, nội bộ đoàn kết thống nhất cao. Hiện tượng vi phạm quy chế học tập, thi, kiểm tra ngày càng giảm, thói quen trông chờ ỷ lại, học theo kiểu “dồn toa”, ôn trọng điểm, mang tài liệu vào phòng thi đã giảm đáng kể, tư tưởng trung bình chủ nghĩa cũng dần được khắc phục. Các mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ, giáo viên với học viên, giữa học viên với học viên... đều được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc, nhiệm vụ chung và tình đồng chí, đồng đội đúng mực. Quan hệ đoàn kết quân dân được duy trì tốt, luôn được nhân dân khu vực đóng quân tin cậy, yêu mến. Phần lớn học viên tự giác trong thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật, số học viên học khá, giỏi, rèn luyện

nghiêm được giữ vững. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên đào tạo sĩ quan ở một số trường SQQĐ [ 36], [ 37] cho thấy:

- Tỷ lệ học viên học tập loại khá giỏi


Trường

Năm

TSQTTG

TSQĐC

TSQPB

Ghi chú

2012 - 2013

79,46%

94,4%

73,71%


2013 - 2014

73,4%

92,7%

74,81%


2014 - 2015

70,33%

90,39%

83,26%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay - 7


- Tỉ lệ học viên rèn luyện tốt


Trường

Năm

TSQTTG

TSQĐC

TSQPB

Ghi chú

2012 - 2013

87,1%

96,4%

90,1%


2013 - 2014

96,2%

92,7%

87,3%


2014 - 2015

90,6%

90,39%

89,6%



2.2. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu và


nội dung giá o duc phá p luâṭ trong các trường sĩ quan quân đội

2.2.1. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu

Mục tiêu “Đại học hóa trình độ học vấn của đội ngũ sỹ quan” đòi hỏi các trường SQQĐ phải hết sức chú ý nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, GDPL nói riêng, làm cho mặt bằng kiến thức của học viên tương ứng với mặt bằng kiến thức của sinh viên trong các trường đại học dân sự. Tuy nhiên, đây không phải là điều đơn giản. Về mặt lịch sử, đã có một thời gian dài khoa học luật học không được giảng dạy trong các nhà trường quân đội. Những hoạt động có nội dung GDPL khác chủ yếu chỉ thông qua học tập điều lệnh, điều lệ và các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng. Khi Đảng có chủ trương đưa môn học pháp luật vào giảng dạy trong các nhà trường nói chung thì do đặc thù của nhà trường quân đội nên qua nhiều năm, nội dung GDPL, ngay cả phần chung cho các loại trường vẫn chưa được định hình ổn định, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới hiện nay.

Ở các nhà trường SQQĐ, GDPL cho học viên được thực hiện thông qua chương trình GDPL trong đào tạo sĩ quan và chương trình phổ biến, GDPL thường xuyên. Việc xây dựng chương trình, học liệu về GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ được thực hiện như sau:

Trong chương trình đào tạo, học viên được học tập môn học Nhà nước và Pháp luật. Theo quyết định số 917 /QĐ - CT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Tổng cục Chính trị, chương trình môn học Nhà nước và pháp luật cho đào tạo sĩ quan cấp phân đội gồm có 12 bài, với 4 đơn vị học trình (60 tiết ), gồm các nội dung sau:

Bài 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn nhà nước và pháp luật Bài 2: Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước - Nhà nước xã hội chủ nghĩa Bài 3: Pháp luật - Pháp luật Xã hội chủ nghĩa

Bài 4: Pháp chế xã hội chủ nghĩa


Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa Bài 6: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Bài thảo luận 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật

Bài 7: Luật Hiến pháp - Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Bài 8: Luật Dân sự - Tố tụng dân sự

Bài 9: Luật Hình sự - Tố tụng hình sự Bài 10: Luật Hôn nhân và gia đình

Bài 11: Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Bài 12: Nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Bài thảo luận 2: Nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra hết môn

Nhìn chung, việc vây dựng nội dung chương trình giảng dạy môn học Nhà nước và pháp luật ở các trường SQQĐ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung, đồng thời thể hiện được tính đặc thù về mục tiêu, nội dung giáo dục trong nhà trường quân đội. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình, học liệu môn học như trên cho thấy, về dung lượng còn ít cả về nội dung và thời gian; tỷ lệ học lý thuyết nhiều, thời gian dành cho thảo luận, thực hành rất ít. Đặc biệt những nội dung pháp lý chuyên ngành, phù hợp với từng loại hình đào tạo sỹ quan hầu như chưa có. Chính vì thế những kiến thức pháp lý theo mục tiêu đào tạo từng loại sỹ quan, kiến thức về điều lệnh, điều lê ̣quân đội không được mở rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động quân sự ngay trong thời gian học tập, và nhất là sau khi ra trường của học viên.

Về việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình, các trường SQQĐ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chưa biên soạn được giáo trình riêng. Chính vì thế, nên phần lớn giáo viên giảng dạy môn học nhà nước và pháp luật chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án chủ yếu dựa vào giáo trình của trường Đại học Quốc gia


hoặc trường Đại học Luật Hà Nội. Điều này lý giải vì sao việc giảng dạy pháp luật trong các trường SQQĐ chưa có sự thống nhất, chặt chẽ về nội dung, nhất là phần nội dung cơ sở pháp luật về quốc phòng. Trong khi đó, tài liệu tham khảo, đặc biệt là công tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn GDPL trong các nhà trường quân đội rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được tiến hành có tổ chức. Việc bố trí môn học này có lúc, có trường hợp chưa hợp lý, chưa phù hợp với quá trình nhận thức, với sự kế thừa kiến thức của các môn học khác, đặc biệt là các môn lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chương trình GDPL thường xuyên cho học viên trong các trường SQQĐ được xác định dựa theo kế hoạch chung của Bộ Quốc phòng, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, GDPL của Bộ. Nhưng về cơ bản và cho đến tận thời điểm này các trường SQQĐ vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc lâp̣

chương trình, kế hoac̣ h phổ biến, GDPL cho đối tươn

g hoc

viên, quan tâm lựa

chọn nội dung phần riêng sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành, với nhiệm vụ chính trị và thực hiện công tác quản lý; nội dung chi tiết của các chuyên đề trên lại không có yêu cầu hướng dẫn cụ thể, do từng trường xác định, do đó rất dễ có điểm mâu thuẫn, không ăn khớp, hỗ trợ nhau.

Tóm lại: Chương trình, kế hoạch, nội dung GDPL trong các nhà trường SQQĐ mặc dù đã qua nhiều năm triển khai song vẫn ở trong tình trạng chưa chính thức, chưa có tính chuẩn mực, còn dàn trải, chưa đạt được phương châm: cơ bản, toàn diện, hệ thống, thống nhất và chuyên sâu; sự liên kết về nội dung giữa các môn học nhà nước và pháp luật, hành chính quân sự, hành chính nhà nước chưa được thể hiện rõ.

2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục pháp luật.

Từ thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu ở

trên cho thấy, nội dung GDPL cho học viên trong các trường SQQĐ hiên bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

nay


Một là, trong chương trình giáo duc chính khóa , học viên được g iáo

dục kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật với số lượng thời gian không

nhiều, 60 tiết (4 đơn vi ̣hoc

trình).

Nội dung giảng dạy pháp luật bao gồm: Nguồn gốc, bản chất, chứ c năng của Nhà nước và pháp luậ;t Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩ,apháp chế xã

hôi

chủ nghiã , quy phạm và quan hệ pháp luật, vi pham

pháp luâṭ và trách nhiêm

pháp lý; Nôi

dung cơ bản của m ột số ngành luật cụ thể như: Luật Hiến pháp,

Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, Luâṭ Dân sự và Tố tung dân sự , Luâṭ hành

chính và pháp luật hành chính quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam,

Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đôi nhân dân Viêṭ Nam.

Trên cơ sở nội dung chương trình đã được Tổng cục Chính trị quy định, từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo cụ thể, các nhà trường SQQĐ cụ thể hóa chương trình đó cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, chủ yếu là bổ sung thêm hoặc cấu tạo lại thời gian cho môn học một cách hợp lý.

Nghiên cứu chương trình giảng dạy trên thực tế, có thể thấy một số ưu điểm và hạn chế sau:

Ưu điểm: Chương trình đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống và thiết thực về nhà nước và pháp luật; tạo cơ sở cho người học hiểu được vai trò của nhà nước và pháp luật trong xã hội, hệ thống pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở những kiến thức này, người học nâng cao ý thức pháp luật, tự giác rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật của nhà nước.

Chương trình hiện nay cơ bản phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà nước.

Hạn chế: Chương trình giảng dạy pháp luật còn có một số nội dung

trùng lăp với các môn học khác như nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà

nước, các hình thức nhà nước cơ bản đã được giảng dạy ở môn chủ nghĩa duy

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí