Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trong Thời Gian 2008-2013


là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên

1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có

334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.

Tài nguyên rừng Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ:


ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).

Tài nguyên khoáng sản qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

Tiềm năng kinh tế

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.


Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng.

Tiềm năng du lịch

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương…Đặc biệt là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Các lễ hội truyền thống đó là lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (từ 15 tháng 10 âm lịch đến 30 tết Nguyên Đán). "Chợ tình khâu vai" (còn gọi là chợ phong lưu), một năm chỉ họp một lần vào ngày 27/3 (âm lịch).


Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Các đơn vị hành chính

Hà Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm có Thành phố Hà Giang và 10 huyện là Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê.

Toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 140 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 2008-2013

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc Hà Giang đã có nhiều mặt đổi mới và phát triển. Được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Hà Giang đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, định hướng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cấp tự túc sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh nông, lâm kết hợp; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, tăng năng suất vật nuôi, cây trồng. Nhờ đó, kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế của tỉnh. Các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế đều có những tiến bộ rõ rệt và đang từng bước thích ứng yêu cầu của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Hà Giang

(Từ năm 2008 - năm 2013)


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm 2013

1

Dân số trung

bình

Người

708.169

726.981

737.768

749.537

763.503

778.958

2

Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên

%

1,73

2.65

1,86

1,82

1,76

1,72


3

Tổng sản phẩm trong tỉnh (Từ 2008-2009 tính

giá cố định 1994; từ năm 2010 - 2013 tính giá so sánh 2010)


Tỷ đồng


1.955,9


2.219,2


6.479,3


7.285,8


8.060,2


8.706,5


4

Tốc độ tăng

trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh


%


12,05


13,46


12,86


12,45


10,63


8,02


5

Tổng sản phẩm

trong tỉnh (giá thực tế)

Tỷ đồng


3.673,8


4.580,5


6.479,3


8.534,1


9.921,8


11.396,9


6

GDP bình quân đầu người (giá

hiện hành)

Triệu đồng


5,19


6,3


8,78


11,14


12,9


14,6

7

Cơ cấu tổng sản

phẩm trong tỉnh









- Nông, lâm

nghiệp, thủy sản

%

36,78

34,79

40,43

39,35

38,72

37,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 7




- Công nghiệp -

xây dựng

%

25,05

26,29

22,84

23,16

25,07

25,95


- Dịch vụ

%

38,17

38,92

36,73

37,49

36,21

36,27

8

Thu ngân sách

Triệu

đồng

3.973.292

4.587.455

5.974.84

8

7.949.57

9

9.963.96

1

9.627.367

9

Chi ngân sách

Triệu

đồng

3.731.029

4.377.972

5.630.92

2

7.374.20

8

9.569.69

6

9.329.061

10

Tổng vốn đầu tư

phát triển

Triệu

đồng

1.559.775

2.762.860

4.545.28

6

4.557.44

0

6.126.14

8

4.973.576

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2010, năm 2013)

Trong những năm gần đây từ 2010-2013, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 10,99%. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 696 USD (14,6 triệu đồng) gấp 1,66 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trường và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 40,43% năm 2010 xuống 37,78%; công nghiệp xây dựng tăng từ 22,84% lên 25,95%; thương mại, dịch vụ từ 36,73% xuống 36,27% năm 2013 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013).

Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chương trình phát triển các cây công nghiệp chủ lực được mở rộng diện tích hợp lý, phát triển thành các vùng công nghiệp tập trung. Đã phối hợp với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây cao su gắn với công nghiệp chế biến đã mở ra hướng phát triển mới.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 2.265,96 tỷ đồng, tăng 2,52 lần so với năm 2010 là 1.005,825 tỷ đồng, tốc độ tăng 17,7%. Chương trình phát triển công nghiệp


điện được triển khai thực hiện tốt; các nhà máy chế biến khoáng sản và các nhà máy chế biến chè ... được khai thác và phát huy hiệu quả. Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, đóng góp nhất định vào tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm; một số ngành nghề truyền thống được khôi phục, phát triển.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2013 đạt 4.961,57 tỷ đồng, tăng trung bình 13,98% năm, gấp 1,96 lần so với năm 2010 đạt 2.530,008 tỷ đồng; Dịch vụ phát triển khá cả về số lượng khách, loại hình sản phẩm; hạ tầng du lịch được tập trung quy hoạch và đầu tư.

Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực; thu ngân sách tại địa bàn đạt mức tăng cao và vượt xa so với Nghị quyết Đại hội XV tỉnh Đảng bộ đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 đạt 9.627,367 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách tại địa bàn đạt 1.987,552 tỷ đồng bằng 130,7% so với mục tiêu năm 2010.

Chính sách thu hút đầu tư được ban hành và vận dụng sáng tạo, nhiều cơ chế được ban hành và phát huy hiệu quả tích cực; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, cùng với chú trọng phát huy nội lực đã góp phần tăng tiềm lực của tỉnh về cơ sở vật chất. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2010-2013 đạt 20.202,45 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2005-2009.

Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Dọc theo Quốc lộ 2 được tập trung đầu tư và phát huy vai trò động lực kinh tế của tỉnh. Xây dựng các khu công và các cụm công nghiệp, các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp, cơ sở chế biến quặng, chè, cà phê. Dọc theo Quốc lộ 4C, vùng cao núi đá được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu sẽ phát triển khu du lịch và được tập trung đầu tư. Vùng dọc sông Lô, sông Miện, sông Nho Quế,


sông Bạc, sông Gâm được khai thác, từng bước phát triển, xây dựng các nhà máy thủy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ đường thủy nội địa. Các chương trình về phát triển địa bàn vùng cao, biên giới gắn với phát triển kinh tế củng cố quốc phòng an ninh và ổn định dân cư biên giới.

Tập trung ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ổn định sản xuất, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo; khai thác các nguồn lực về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên trong vùng tạo bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống của đồng bào, hạn chế tình trạng du canh, du cư.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, trong giai đoạn 2010-2013 tỉnh Hà Giang đã huy động nguồn lực khá lớn vốn đầu tư phát triển và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ xã hội. Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển và mở rộng hệ thống giao thông đường bộ, xây dựng các khu công nghiệp. Để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng cao và bền vững, kết cấu hạ tầng hiện tại còn thiếu về số lượng và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đô thị và giao thông nông thôn.

Tính đến hết năm 2013, đã có 100% số xã, phường có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt trên 80%; sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân hơn 20%/năm, cao hơn so với mục tiêu trong quy hoạch 13,6%/năm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 65%, trong đó khu vực thành thị 90%, khu vực nông thôn đạt 55%. Có 100% các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có cáp quang đến trung tâm, mật độ điện thoại đạt 67 máy/100 dân.

Những khó khăn, thách thức:

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua nền kinh tế tỉnh Hà Giang phát triển chưa bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, đến

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí