Công Tác Quản Lý Chất Lượng Công Trình Xây Dựng


Quyết định của UBND tỉnh mới chỉ cho các trung tâm các huyện, chưa phù hợp với những công trình nằm xa trung tâm được tính hệ số, điều này gây ra hiện tượng giá vật liệu xây dựng không có tính thống nhất. Một số giá vật liệu chưa sát giá thị trường.

3.2.4.7. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của tỉnh những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng kỹ, mỹ thuật một số công trình chưa được đảm bảo do các nguyên nhân sau:

- Chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án, ban quản lý dự án kiêm nhiệm nhiều; việc thành lập ban quản lý dự án không tuân thủ theo quy định.

Một dự án đầu tư đã được thiết kế tốt đến bao nhiêu mà trong quá trình thi công, chủ đầu tư không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm thì vẫn sẽ không xây dựng được một công trình có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu của thiết kế được duyệt. Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào các đối tượng sau:

a. Chủ đầu tư:


Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Tuyển chọn tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực để đảm nhận các công việc trong quá trình đầu tư.


Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 11

- Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.

- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý dự án hoặc thành lập Ban quản lý Dự án để giúp chủ đầu tư quản lý dự án.

Ở tỉnh Hà Giang, thời gian qua, trừ một số cơ quan và Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải chuyên ngành có Ban quản lý Dự án (Ban QLDA) còn lại đa số là do các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, do đó đã có những tồn tại sau:

- Chủ đầu tư khoán trắng công việc cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công. Có chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu thì chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu được những nét chung nhất.

- Các chủ đầu tư không nắm được các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

- Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ do không có cán bộ nên chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà thầu. Có công trình không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được nghiệm thu.

- Không kiểm soát được nhà thầu.


b. Trách nhiệm của nhà thầu:


- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư tổ chức thiết kế và cơ quan giám định nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp;

- Vật liệu cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định;

- Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công.

3.3. Những nhân tố tác động đến công tác quản lý

3.3.1. Năng lực Ban quản lý và chủ đầu tư

Đa số chủ đầu tư, Ban quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về chuyên môn và khả năng quản lý XDCB thậm chí có những chủ đầu tư phó thác cho bên nhà thầu và các cơ quan quản lý là chính, dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả của công trình, gây lãng phí, thất thoát, tiến độ chậm, chất lượng công trình còn chưa đảm bảo. Chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, chưa bổ sung thủ tục hồ sơ còn thiếu, lúng túng chậm trễ trong việc thanh toán khối lượng XDCB, quyết toán công trình kể cả một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ những năm trước. Việc thực hiện trình tự XDCB còn có những bất cập, một số công trình phải duyệt lại, chất lượng dự án


chưa cao.


3.3.2.Công tác giám sát đánh giá đầu tư

Qua thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đã nắm bắt quá trình đầu tư của các dự án tốt hơn, kịp thời uốn nắn và xử lý những vướng mắc đưa công tác đầu tư vào nề nếp và tuân thủ theo đúng pháp luật. Kết quả các dự án đã thực hiện tốt cơ bản không vi phạm các quy định quản lý đầu tư và xây dựng.

Về khả năng nguồn vốn vẫn còn hạn chế do đó các dự án ít hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Các ban quản lý, chủ đầu tư năng lực quản lý dự án còn rất hạn chế.

Chất lượng tư vấn trách nhiệm chưa cao, năng lực hạn chế do đó trong quá trình lập dự án, thiết kế kỹ thuật chưa đưa ra được giải pháp tốt, quá trình khảo sát, tính toán còn thiếu.

Dự án phải điều chỉnh lại nhiều lần nguyên nhân do chế độ chính sách, giá cả luôn thay đổi lớn, thời gian thi công kéo dài.

Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chưa hiểu và chưa quan tâm đúng mức đến công tác theo dõi, giám sát, quản lý quá trình thực hiện đầu tư để đảm bảo hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân của những vấn đề tồn tại trong đầu tư (phân tán, chậm tiến độ, kém hiệu quả). Có đơn vị còn coi đây là công việc không cần thiết, một thủ tục phiền hà.

Đa số các ban quản lý và chủ đầu tư chưa thực hiện công việc giám sát đánh giá đầu tư, có một số đơn vị thực hiện nhưng chỉ mang hình thức nên chưa phản ánh được tình hình thực hiện dự án, giúp UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh các hoạt động đầu tư, điều chỉnh các dự án có căn cứ hơn. Chưa thực hiện công tác giám sát cộng đồng.

3.3.3. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý


Một số cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư chưa thực sự nâng cao trách nhiệm trước đồng vốn đầu tư của nhà nước, buông lỏng quản lý ở các khâu được giao trách nhiệm.

Trình độ quản lý của một số cán bộ còn yếu, nhất là các chủ đầu tư không có nghiệp vụ về quản lý đầu tư và xây dựng.

Một số công việc trong quá trình đầu tư chưa được phân công trách nhiệm rõ ràng nên xảy ra tình trạng quản lý chồng chéo hoặc bỏ sót. Có ngành chưa thực hiện tốt trách nhiệm của ngành mình được giao, song lại lấn sang lĩnh vực của ngành khác quản lý.

3.4. Đánh giá công tác quản lý

3.4.1. Đánh giá chung về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008- 2013

3.4.1.1. Ưu điểm:

Các dự án trên địa bàn tỉnh phần lớn tuân thủ đúng quy trình thực hiện đầu tư theo luật Đầu tư, luật Ngân sách, nghị định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Công tác thẩm định dự án được tiến hành một cách khoa học tiết kiệm lượng đáng kể vốn NSNN.

Thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu đã đặt ra tạo sự cạnh tranh, lựa chọn ra được những nhà thầu đảm bảo các yêu cầu: đủ năng lực, có phương án dự thâù chất lượng cao. Qua đấu thầu đầu tư đã giảm giá gói thầu, tiết kiệm nguồn kinh phí.

Công tác đánh giá đầu tư được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đặc biệt việc áp dụng hình thức giám sát cộng đồng những năm qua phát huy hiệu quả cao, giảm thiểu những sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến các đối tượng hữu quan khác trên địa bàn triển khai cũng như phát giác sai lệch trong thi công xây dựng.


3.4.1.2. Nhược điểm:

Chất lượng tư vấn lập dự án thấp do nhiều nguyên nhân: cạnh tranh không công bằng, các đối thủ cạnh tranh chưa thực sự, năng lực các nhà tư vấn yếu thậm chí còn thiếu kinh nghiệm trong lập dự án dẫn đến dự án đã vi phạm, bỏ qua một số quy định của nhà nước, dự án lập ra không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế nên thiếu sự thuyết phục.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách có hạn nhưng một số chủ đầu tư chưa có giải pháp tiết kiệm trong sử dụng nguồn lực. Dự trù kinh phí thi công luôn lớn hơn mức cần thiết gây lãng phí nguồn vốn.

Chất lượng thiết kế không đảm bảo yêu cầu, không phù hợp với thực địa cảnh quan thực tế, cũng như yêu cầu về kỹ thuật dẫn đến phải sửa đổi bổ sung thiết kế... nên chất lượng công trình không đảm bảo

Các dự án vẫn còn dàn trải không dứt điểm được các dự án có tính quan trọng,cấp thiết mà vẫn đầu tư các dự án mới nên sự bố trí nguồn vốn chưa hợp lý trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước còn thiếu so với nhu cầu xây dung cơ bản hàng năm nên các dự án thường chậm so với thời gian dự tính hoàn thành dự án.

Các thủ tục duyệt dự án liên quan đến quá nhiều cơ quan,phảI qua rất nhiều các bước, các công đoạn gây mất thời gian.Trong khi đó chủ đầu tư hay ban quản lý dự án thiếu kinh nghiệm chuyên môn gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án(chậm tiến độ).

Công tác quản lý chi phí xây dựng được xã hội hoá sau khi nhà thầu trúng thầu. Nhà thầu lợi dụng định mức xây dựng chiếm lấy phần chênh lệch giữa tổng dự toán và chi phí thực tế. Bên cạnh đó, công tác giám sát thi công của cấp trên còn chưa được quan tâm đúng mức nên hiện tượng cắt giảm khối lượng nguyên vật liệu công trình vẫn chưa được khóng chế triệt để. Đây là


hiện tượng tiêu cực gây thất thoát nguồn vốn phổ biến trong xây dựng không chỉ có riêng ở Hà Giang, không chỉ có riêng ở các dự án đầu tư công cộng.

3.4.2. Một số tồn tại trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ đầu tư

3.4.2.1. Mối quan hệ của UBND cấp tỉnh với các chủ đầu tư:

Với sự quản lý một cách toàn diện của UBND tỉnh với các huyện, thành phố, các sở, ngành chuyên môn nên ảnh hưởng của chính quyền cấp tỉnh đối với các chủ đầu tư là rất lớn. Trong mối quan hệ giữa cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố, các sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ đầu tư cũng như việc tổ chức quản lý của các chủ đầu tư vẫn đang còn một số vấn đề còn hạn chế như:

- Sự phân tán chức năng quản lý đầu tư xây dựng: hiện nay các huyện, thành phố, một số sở, ngành đều có Ban quản lý dự án được thành lập để quản lý các dự án đầu tư do Tỉnh là chủ quản đầu tư, cấp huyện, thành phố, sở, ngành là chủ đầu tư.

- Các chủ đầu tư ở cấp huyện, thành phố phần lớn là không có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, do đó khi được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện các dự án đầu tư đã gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Theo quy định, chủ đầu tư sẽ là người quản lý và sử dụng sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành, trong khi phần lớn các chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn về công tác đầu tư và xây dựng nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dự án. Đây là một vấn đề bất cập đòi hỏi người quản lý và các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp cụ thể để khắc phục.

- Tính mệnh lệnh hành chính chưa tách rời với công tác quản lý kinh tế nên chủ đầu tư cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Tính mệnh lệnh trong quản lý thể hiện ở hầu hết các khâu của công tác quản lý đầu tư dự án,


đặc biệt là trong công tác chấp hành thực hiện quy hoạch, đấu thầu tư vấn thiết kế cũng như thi công công trình, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả đàu tư của dự án.

- Chất lượng và tiến độ công tác thẩm định của cơ quan quản lý ngành ở địa phương ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư. Điều đó xuất phát từ chất lượng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên ngành tham gia vào công tác thẩm định dự án của các cơ quan quản lý chuyên ngành còn nhiều hạn chế.

3.4.2.2. Những tồn tại trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước - chủ đầu tư - các Ban quản lý dự án

Với cơ cấu tổ chức quản lý dự án đầu tư như hiện nay:

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước (cấp Bộ) - Chủ đầu tư

- Quan hệ giữa chủ đầu tư - chủ đầu tư

- Quan hệ chủ đầu tư - Ban quản lý dự án

Các quan hệ này còn mang nặng tính thủ tục hành chính, tính mệnh lệnh cấp trên, cấp dưới mà chưa xây dựng được mối quan hệ bình đẳng giữa các bên khi tham gia giải quyết một công việc chung, đó là tổ chức quản lý và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh sao cho hiệu quả cao nhất.

Những tồn tại trong quan hệ quản lý của các chủ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của việc quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3.4.3. Năng lực quản lý dự án đầu tư của các chủ đầu tư

Các chủ đầu tư các dự án ở các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh phần lớn chưa có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, nên khi được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện gặp nhiều bở ngỡ. Với quy định các

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí