Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 3


đầu tư.


- Tính pháp lý: Dự án đầu tư có cơ sở pháp lý vững chắc phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước. Nên phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của nhà nước, văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả quy định về thủ tục đầu tư. Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.

1.2.5. Phân loại dự án đầu tư

a. Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư:


Đối với dự án đầu tư trong nước:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án trong nước được chia ra làm 3 nhóm A,B và C. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Có 2 tiêu thức dùng để phân nhóm:

Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 3


- Dự án thuộc ngành kinh tế nào?


- Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ?


Trong các nhóm thì nhóm A là nhóm quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là nhóm ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả.


b. Theo nguồn vốn:


- Dự án đầu tư trong nước: vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác.

- Dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài: nguồn viện trợ nước ngoài ODA và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI.

1.2.6. Chu kỳ dự án

a. Khái niệm chu kì dự án:

Chu kỳ dự án là các công việc, các giai đoạn mà một dự án phải trải qua kể từ khi hình thành ý đồ cho đến khi kết thúc dự án.

Có nhiều góc độ tiếp cận vấn đề chu kỳ dự án, nếu tiếp cận từ góc độ các công việc mà một dự án phải trải qua thì chu kỳ dự án bao gồm các công việc sau: xác định dự án, đánh giá và thúc đẩy dự án.

Nếu tiếp cận từ góc độ đầu tư người xem chu kỳ dự án như là các giai đoạn đầu tư mà mỗi dự án phải trải qua đó là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu sâu từng nội dung của chu kỳ dự án theo góc độ này.

Chu kì dự án mà kéo dài khiến cho công tác thanh toán vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, nếu đặt trong chế độ chờ thì các doanh nhiệp không có vốn để hoạt động do vậy mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải có giải pháp thanh toán thích hợp tránh rủi ro cho các doanh nghiệp theo thời gian: thời tiết, lãi xuất, tỷ suất...Điều đó đòi hỏi công tác quản lý chú ý đến vấn đề thời gian hoàn thành dự án, kiên quyết hoàn thành dự án đúng tiến độ, nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. Đó là lý do cần xác định một chu kỳ dự án hợp lý.

b. Sơ đồ chu kỳ dự án gồm 3 giai đoạn:

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.



Nghiªn cøu c¬ héi

Nghiªn cøu

kh¶ thi

Nội dung các bước công việc của mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp …), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, …


Vận hành, khai thác

Nghiên cứu cơ hội (Nhận dạng dự án)


LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nghiên cứu Tiền khả thi

Thiết kế

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Xây dựng

Kết thúc dự án

Nghiên cứu khả thi


KHAI THÁC,

Đánh giá sau dự án

VẬN

HÀNH

Bảng 1.1. Chu kỳ của dự án đầu tư


Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư:

Trong 3 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 bước sau, đặc biệt là ở bước vận hành kết quả đầu tư. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán là rất quan trọng. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí.

Tổng chi phí cho nghiên cứu đầu tư chiềm từ 0,5 - 15% vốn đầu tư của dự án. Khi công tác chuẩn bị đầu tư tốt thì việc sử dụng tốt 85 - 99,5 % vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá làm lại,tránh được những chi phí không cần thiết....) đấy là yếu tố để dự án thuận lợi nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội)

*Nhận dạng dự án:

Việc nhận dạng dự án được thực hiện với các nội dung cụ thể là:

-Xác định dự án thuộc loại nào? Dự án phát triển nghành ,vùng hay dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,dự án đầu tư mới hay mở rộng.

-Xác định mục đích của dự án.

-Xác định sự cần thiết phải có dự án.

-Vị trí ưu tiên của dự án.

* Xác định dự án:

Đây là quá trình tìm hiểu những cơ hội đầu tư có mục đích giải quyết các vấn đề còn tồn đọng,cản trở kế hoạch phát triển của tỉnh trong hiện tại và


cả tương lai hay dự án phát triển khai thác một tiềm năng sẵn có trên địa bàn tỉnh có triển vọng trong tương lai. Xác định dự án cần được tiến hành trong khuân khổ chung về phân tích lĩnh vực và phân tích không gian. điều này đảm bảo rằng đó là những dự án có khả năng tốt nhất có thể được thực hiện phù hợp với các hoàn cảnh.

* Nghiên cứu tiền khả thi:

Đây là bước tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn với quy mô đầu tư lớn. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng còn thấy phân vân chưa chắc chắn ,nhằm tiếp tục lựa chọn ,sàng lọc các cơ hội đầu tư.

Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:

- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó

khăn.


- Dự kiến quy mô đầu tư ,hình thức đầu tư.

- Chọn địa điểm và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tối đa

việc sử dụng đất và ảnh hưởng đến môi trường.

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ ,thu lãi.

- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội .

- Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dự án.

Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên giai đoạn này là chua chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình của mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài chính ….Do đó độ chính xác chưa cao.

*Nghiên cứu khả thi:

Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chon dự án tối ưu, ở giai đoạn này phải khẳng định: cơ hội đầu tư có khả thi hay không? có vững chắc hiệu


quả hay không? ở bước nghiên cứu này nội dung cũng tương tự như ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều xem xét ở trạng thái động ,tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét sự vững chắc hay không của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định hoặc cần có các biện pháp tác động để đảm bảo cho dự án hiệu quả.

Nghiên cứu khả thi loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường hoặc kỹ thuật), những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.Nhờ đó mà các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí hoặc xếp tạm lại dự án chờ cơ hội thuận lợi hơn .

Như vậy, nghiên cứu khả thi là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của ngành, của địa phương của cả nước để biến kế hoạch thành hành động cụ thể đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà thầu.

* Thẩm định và ra quyết định đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án từ đó quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Đây là quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả .Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư.

Mục đích của thẩm định dự án:


- Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện trong từng nội dung và cách thức tính toán của dự án.

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dự án được xem xét trên 2 phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

- Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án).

+ Giai đoạn 2. Thực hiện đầu tư:

Trong giai đoạn 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. ở giai đoạn này, 85 - 99,5% vốn đầu tư của dự án được chia ra và nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang.

Thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.

Việc vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu qủa hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý lao động của các kết quả đầu tư. Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư thuận lợi cho


quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chính là vòng đời (kinh tế) của dự án, nó gắn với đời sống sản phẩm (do dự án tạo ra).

Giai đoạn này chiếm phần lớn thời gian của vòng đời dự án với hai công việc chính đó là:

*Đấu thầu:

Là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Trong mỗi chu trình dự án, chủ đầu tư đều phải thực hiện nhiều công việc khác nhau từ việc xây dựng, phân tích, thẩm định, lựa chọn công nghệ đến việc mua sắm vật tư, thiết bị,…để thực hiện những công việc này chủ đầu tư có thể tự làm hoặc thông qua tổ chức cá nhân khác có điều kiện chuyên môn hoá thực hiện.

Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định: đấu thầu là phương thức có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo sự thành công của chủ đầu tư. Đây là một phương pháp quản lý có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Đấu thầu thực chất là quá trình thoả mãn nhu cầu của hai chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu (chủ thầu và nhà thầu) để thực hiện một dự án sao cho có hiệu quả nhất.

Tùy theo quy mô, tính chất, tiêu chuẩn kĩ thuật của từng dự án để quy định các thức tổ chức đấu thầu (đầu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế ....); quy định thang điểm chấm thầu ... để giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

*Thực hiện dự án:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022