DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Nguyên nghĩa | |
1 | BCH | Ban Chấp hành |
2 | BTV | Ban Thường vụ |
3 | CNH-HĐH | Công nghiệp hóa hiện đại hóa |
4 | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
5 | HĐND | Hội đồng nhân dân |
6 | KT-XH | Kinh tế - Xã hội |
7 | MTQG | Mục tiêu quốc gia |
8 | NSNN | Ngân sách nhà nước |
9 | TB-XH | Thương binh xã hội |
10 | TT | Thị trấn |
11 | UNDP | Chương trình phát triển liên hiệp quốc |
12 | XDCB | Xây dựng cơ bản |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 1
- Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 3
- Quản Lý Dự Án Đầu Tư Phát Triển Sử Dụng Vốn Nsnn:
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chu kỳ của dự án đầu tư 9
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Hà Giang 43
Bảng 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2008 – 2013 49
phân theo ngành kinh tế 49
Bảng 3.3. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2008 - 2013 52
Bảng 3.4. Tỷ lệ lực lượng lao động giữa các khu vực trong các ngành kinh tế thời kỳ 2008- 2013 54
Biểu 3.5. Số việc làm tăng thêm 54
Bảng 3.6. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo ba khu vực kinh
tế 55
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB qua các năm 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nước cũng như trong từng địa phương. Vốn ngân sách là một nguồn vốn chủ đạo của quốc gia trong phát triển hạ tầng cơ sở dưới hình thức tài trợ trực tiếp như các chương trình dự án đầu tư phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia. Vấn đề quản lý hiệu quả dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Thời gian vừa qua cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Việc quản lý dự án theo Luật đầu tư, Luật đấu thầu đã có tiến bộ. Nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song đến nay so với mặt bằng chung của cả nước, Hà Giang vẫn là tỉnh có điểm xuất phát và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp. Tổng ngân sách dành cho đầu tư phát triển rất nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế. Bởi vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành. Do đặc thù các công trình hạ tầng cơ sở KT - XH đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, ít hấp dẫn các thành phần kinh tế khác hoặc các thành phần kinh khác không được phép đầu tư nhưng là các dự án có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế nên nguồn vốn Ngân sách Nhà nước luôn giữ vai trò tiên phong, sẽ có ngày một nhiều hơn nữa các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong tương lai gần trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn
NSNN, nhiệm vụ đặt ra không chỉ chủ đầu tư, ban quản lý dự án mà trong tất cả các khâu, các giai đoạn của dự án từ nghiên cứu cơ hội dự án cho đến khi dự án kết thúc xây lắp đi vào hoạt động. Dự án đầu tư vốn NSNN là công cụ cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh. Vì thế, việc làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách Nhà nước là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, học viên đã chọn vấn đề: “Quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp khóa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN trong thời gian qua tại Hà Giang.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu::
- Về không gian: Chỉ tập trung vào công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN do tỉnh quản lý .
- Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ 2008 đến nay, đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Những vấn lý luận chung và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Chương 4: Định hướng và Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm về đầu tư
1.1.1. Khái niệm đầu tư:
Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định.
Đầu tư phát triển là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
1.1.2. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế:
Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất kỳ hình thức kinh tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nền tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển của xã hội.
Đầu tư xây dựng cơ bản hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế; chính trị - xã hội; an ninh - quốc phòng.
Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp.
1.2. Khái niệm dự án đầu tư:
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư:
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.
Theo Luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành đầu tư, kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Theo Luật xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.2.2. Thành phần của dự án đầu tư:
- Mục tiêu của dự án: Mục tiêu được thể hiện ở hai mức:
+ Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án mang lại.
+ Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
- Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ những các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện
trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
- Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Gía trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho các dự án.
1.2.3. Vai trò của dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.
- Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển.
- Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ,nguồn lực mới cho phát triển.
- Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá trên thị trường, cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống ,vật chất và tinh thần cho nhân dân ,cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.4. Đặc điểm của dự án đầu tư:
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải mang các đặc tính sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu ,xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động