Nâng Cao Hiệu Quả Trong Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch


ngoài công lập thuê chuyên gia là cán bộ bảo tàng công lập tư vấn, thực hiện công việc chuyên môn và đào tạo nhân viên. Đây là cách thức phối hợp có hiệu quả và giảm chi phí cho các bảo tàng ngoài công lập. Phối hợp giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập để xây dựng tuyến tham quan kết nối hai hay nhiều bảo tàng trên cùng địa bàn, nhằm khai thác các điểm mạnh trên cơ sở sưu tập hiện vật độc đáo riêng của mỗi bảo tàng nhằm thu hút khách tham quan. Ngoài ra các bảo tàng công lập và ngoài công lập có thể phối hợp tổ chức các trưng bày chuyên đề dựa trên khảo sát nhu cầu tham quan tìm hiểu của khách. Từ đó, các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập có điều kiện tiếp cận và mở rộng các mối quan hệ trong hợp tác để phát triển của bảo tàng mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các bảo tàng ngoài công lập có thể phối hợp với nhau trong hoạt động bảo tàng như: phối hợp tổ chức một trưng bày chuyên đề giới thiệu sưu tập hiện vật bảo tàng, trường hợp bảo tàng Áo dài đã phối hợp rất tốt với bảo tàng Nguyễn Văn Huyên để tổ chức trưng bày chuyên đề “Áo dài và câu chuyện cuộc đời” năm 2017 đã thu hút rất lớn lượng khách đến tham quan. Hay chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và điều hành hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập cũng giúp cho các bảo tàng học hỏi và nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng mình như Bảo tàng Đồng quê chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản phẩm địa phương gắn với thương hiệu bảo tàng đã giúp cho Bảo tàng Áo dài triển khai bảo tồn và xây dựng sản phẩm của bảo tàng gắn với cộng đồng đó là “gói bánh ít” – một tour trải nghiệm thực tế tại bảo tàng.

Kết nối với các công ty du lịch: Một trong những thách thức đối với các bảo tàng ngoài công lập đó chính là tình trạng vắng khách tham quan và khó khăn trong kết nối với các công ty du lịch lữ hành. Do đó, bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách phù hợp thực tiễn của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ một số khó khăn, các bảo tàng ngoài công lập cần chủ động và tích cực gắn kết với công ty du lịch lữ hành để thu hút các công ty du lịch khảo sát, tư vấn và xây dựng các tuyến tham quan kết nối đưa khách tham quan đến bảo tàng. Bảo tàng ngoài công lập cần chứng minh kho di sản văn hoá vô giá của mình để các công ty du lịch xác định đây là một địa điểm tham quan hấp dẫn trên bản đồ du lịch thành phố trên cơ sở khai thác các thế mạnh của các bảo tàng ngoài công lập như tiềm năng của du lịch văn hóa - di sản cũng như tư vấn và giúp các bảo tàng ngoài công lập khắc phục các hạn chế về dịch vụ tại bảo tàng, không gắn kết được với các tuyến tham quan khác…

Phối hợp với các tổ chức, thiết chế văn hóa khác: Các bảo tàng ngoài công lập cần có chương trình kế hoạch và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức xã hội, các thiết


chế văn hóa địa phương để xây dựng các chương trình phối hợp trưng bày, tổ chức sự kiện chào mừng các dịp lễ quan trọng của địa phương, của đất nước nhằm thu hút khách và giới thiệu các sưu tập hiện vật của bảo tàng. Từ các chương trình này, bảo tàng có cơ hội quảng bá thương hiệu và cũng có thể nhận được sự hợp tác hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất từ các doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến hoạt động của bảo tàng và qua các hoạt động đó nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy giá trị di sản văn hoá. Tăng cường sự quan tâm của chính quyền địa phương, UBND, sở VHTT DL, phòng VHTT, UBND cấp xã, phường. Bảo tàng cần chủ động gặp gỡ, trình bày mục tiêu, nguyện vọng, đề xuất những vấn đề mà bảo tàng đang vướng mắc cần sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương để được tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bảo tàng. Đồng thời trong khả năng của mình bảo tàng cần tăng cường đóng góp thiết thực cho địa phương trong các hoạt động của văn hóa, giáo dục, kinh tế… Bảo tàng cũng nên duy trì thật tốt mối quan hệ giữa bảo tàng và chính quyền, nhân dân địa phương, thực sự gắn bó và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương (phường, quận, thành phố).

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện kế hoạch

Từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy: Hiện nay, tổ chức bộ máy tại các bảo tàng ngoài công lập chưa hoàn thiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, tuỳ thuộc khả năng kinh tế và kế hoạch phát triển của bảo tàng, chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập có thể từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của bảo tàng theo hướng tinh gọn và hiệu quả, phù hợp với mô hình hoạt động của bảo tàng. Tổ chức bộ máy của bảo tàng gồm 2 bộ phận: hành chính – dịch vụ và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Giám đốc có thể là chủ sở hữu bảo tàng hoặc thuê người có trình độ, am hiểu chuyên môn về bảo tàng làm giám đốc. Số lượng nhân viên của các bộ phận sẽ phụ thuộc vào quy mô bảo tàng và khả năng tài chính của chủ sở hữu.

Kiện toàn nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của các bảo tàng ngoài công lập là những người làm việc tại bảo tàng bao gồm: Nhân viên làm việc thường xuyên tại bảo tàng, nhân viên hợp đồng có tính chất thời vụ, tình nguyện viên. Để xây dựng và hoàn thiện nguồn nhân lực trong điều kiện nguồn kinh phí hạn chế của các bảo tàng ngoài công lập, NCS đề xuất một số giải pháp như sau:

- Đối với nhân viên làm việc thường xuyên tại các bảo tàng nên tuyển dụng các nhân viên đã qua đào tạo về chuyên ngành bảo tàng học, đặc biệt ưu tiên người có kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.


nghiệm làm việc để có thể thực hiện các công việc chuyên môn trong bảo tàng. Đối với những nhân viên chưa qua đào tạo chuyên ngành có thể được tiếp tục đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù trong bảo tàng ngoài công lập. Những nhân viên này bên cạnh công việc chuyên môn còn có thể làm các công việc khác nhau tuỳ vào thực tế của mỗi bảo tàng. Nhân viên làm thường xuyên tại các bảo tàng được hưởng các chế độ và quyền lợi như: Lương, phụ cấp, được đóng bảo hiểm xã hội và trong điều kiện cho phép được hỗ trợ bảo hiểm y tế. Đây là sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên có thể yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với bảo tàng. Nhân viên làm việc hợp đồng thời vụ: Bảo tàng có thể thuê nhân viên làm theo từng giai đoạn hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc mà bảo tàng cần thực hiện. Nếu kết thúc hợp đồng, bảo tàng không có nhu cầu tiếp tục thuê thì có thể chấm dứt hợp đồng với những nhân viên này. Những nhân viên này chỉ được hưởng lương theo hợp đồng thỏa thuận nhưng không được các quyền lợi như đối với nhân viên cơ hữu của bảo tàng.

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 19

- Lực lượng tình nguyện viên có vai trò quan trọng đối với nhiều bảo tàng đặc biệt là các bảo tàng có nguồn kinh phí hoạt động hạn chế như bảo tàng ngoài công lập. Các tình nguyện viên có thể là: Cán bộ nghỉ hưu, sinh viên học chuyên ngành bảo tàng học hoặc chuyên ngành có liên quan, cộng đồng địa phương, những người yêu mến bảo tàng... Nếu được tổ chức hợp lý, các tình nguyện viên có thể gây dựng mối liên kết giữa bảo tàng với cộng đồng và đóng góp trợ giúp quý báu cho bảo tàng. Để hoạt động của tình nguyện viên có hiệu quả bảo tàng nên: Tuyển dụng tình nguyện viên nghiêm túc như đối với việc tuyển dụng nhân viên chính thức. Bảo tàng nên thông báo về các vị trí tình nguyện cần tuyển, có ghi chú về mô tả công việc và tiêu chuẩn tối thiểu của công việc. Khi tuyển dụng các tình nguyện viên, bảo tàng cần chú ý tìm hiểu sở thích, kỹ năng của tình nguyện viên, nhu cầu được đào tạo của họ đồng thời thông tin rò về các yêu cầu của bảo tàng. Công tác tuyển dụng tình nguyện viên cần tuân thủ mọi thủ tục như tuyển dụng nhân viên chính thức. Bảo tàng cũng cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn dành cho những tình nguyện viên về các vấn đề liên quan tới mục tiêu, cương lĩnh hoạt động, chính sách tình nguyện viên của bảo tàng và những điều cần biết khác đối với công tác tình nguyện trong thực tế. Bảo tàng cũng nên ký kết thỏa thuận với tình nguyện viên để dung hòa nhu cầu của bảo tàng với điều kiện cụ thể của tình nguyện viên, khuyến khích tình nguyện viên cam kết làm việc vào những ngày nhất định, vào các giờ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Bảo tàng nên có chương trình hướng dẫn, các khóa đào tạo cho tình


nguyện viên về các công việc của bảo tàng… Đến một lúc nào đó thì có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của tình nguyện viên và nếu không đạt yêu cầu có thể hủy thỏa thuận tình nguyện viên. Nêu rò các quyền lợi của tình nguyện viên và các chương trình cụ thể mà chỉ có các hội viên mới được tham gia. Bảo tàng nên giúp cho tình nguyện viên hoàn thiện bản thân bằng cách phân công một người phụ trách về tình nguyện viên ghi chú các mục tiêu, nhu cầu của các tình nguyện viên và bảo tàng cần cố gắng hỗ trợ quá trình phát triển của tình nguyện viên - không phải hỗ trợ bằng tài chính mà là bằng cơ hội tham gia các khóa đào tạo. Hơn nữa bảo tàng phải ghi nhận những nỗ lực của các tình nguyện viên, có thể bằng giấy khen hay giấy chứng nhận tình nguyện viên khi tham gia các sự kiện của bảo tàng.

Thực tế, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng ngoài công lập tạo nên sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại các bảo tàng ngoài công lập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rò hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng với các công việc trong tương lai.

3.3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của bảo tàng

Một trong những phương thức quản lý đáp ứng chất lượng của tổ chức bộ máy thiết chế cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng công việc. Trước hết là kiểm tra và đánh giá sau đào tạo, chủ sở hữu bảo tàng cần tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá kết quả của nhân viên để kịp thời động viên khen thưởng đối với những nhân viên hoàn thành tốt, nhắc nhở những người chưa nghiêm túc trong đào tạo khi tham gia các khóa tập huấn do cơ quan quản lý ngành tổ chức, hay những khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học… và các kỹ năng mềm do bảo tàng tổ chức. Ngoài ra, chủ sở hữu cần kiểm tra và giám sát các hoạt động chuyên môn của bảo tàng để kịp thời sửa chữa những vấn đề thực hiện chưa đúng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền để giải quyết các vướng mắc, khó khăn và tồn tại của bảo tàng.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, NCS đã nghiên cứu những căn cứ nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh phát triển của bảo tàng ngoài công lập. NCS đã nghiên cứu dự báo


xu hướng phát triển của bảo tàng ngoài công lập trên thế giới để vận dụng dự báo phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam trong thời gian tới qua các nội dung: 1/ Gia tăng số lượng bảo tàng và nguồn nhân lực. 2/ Chủ trương hội nhập quốc tế mở rộng giao lưu văn hoá với các bảo tàng công lập và ngoài công lập. 3/ Chủ trương tăng cường xã hội hoá hoạt động văn hoá nói chung và bảo tàng nói riêng.

NCS đã nêu ra các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với phát triển bảo tàng ngoài công lập ở nước ta thể hiện qua các chính sách ưu đãi cho bảo tàng ngoài công lập, tạo cơ sở pháp lý để bảo tàng ngoài công lập hoạt động thuận lợi nhất trên nhiều lĩnh vực.

Từ những căn cứ đã nêu, NCS đã đề xuất các nhóm giải pháp trong đó có: 1/ Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý gián tiếp bao gồm: Hoàn thiện và xây dựng văn bản pháp quy về bảo tàng ngoài công lập, xây dựng chính sách phát triển bảo tàng ngoài công lập, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ bảo tàng ngoài công lập, tổ chức thanh kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm. 2/ Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý trực tiếp trong đó bao gồm: xây dựng kế hoạch khoa học phù hợp đối với đối tượng quản lý, tăng cường tính hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện kế hoạch, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động bảo tàng. Quá trình áp dụng các giải pháp trong thời gian tới là cần thiết trong bối cảnh loại hình bảo tàng ngoài công lập sẽ phát triển nhanh trong tương lai.


KẾT LUẬN


Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án “Quản lý bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam” NCS rút ra được các kết luận cụ thể sau:

1. Bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam là một loại hình bảo tàng mới ra đời trong những năm gần đây, từ năm 2001 đến nay. Các bảo tàng này cùng với hệ thống bảo tàng công lập đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Theo thống kê của cơ quan quản lý quốc gia hiện nay có 54 bảo tàng ngoài công lập, được phân chia làm 06 loại với những đặc điểm riêng của bảo tàng ngoài công lập về chủ sở hữu, về nguồn nhân lực, về tài chính, về phong cách trưng bày, những điều đó chính là những vấn đề cần quan tâm trong quản lý. Vấn đề đặt ra hiện nay tiếp cận từ góc độ quản lý văn hóa để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập từ các chủ thể quản lý bao gồm các chủ thể quản lý trực tiếp và chủ thể quản lý gián tiếp.

2. Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án, NCS đã lựa chọn và sử dụng lý thuyết vai trò, từ những nội dung cơ bản của lý thuyết này sẽ là cơ sở để xác định vai trò của các chủ thể quản lý, sự tương tác và cơ chế phối hợp giữa hai chủ thể quản lý này trong quản lý sẽ là điều kiện cần thiết để có hiệu quả trong công tác quản lý. Từ lý thuyết vai trò NCS đã xác lập những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý nhà nước (chủ thể quản lý gián tiếp) bao gồm 4 nhiệm vụ: ban hành văn bản quản lý Nhà nước và chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thanh tra, kiểm tra. Nhiệm vụ của chủ thể quản lý trực tiếp gồm 4 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch hoạt động của bảo tàng, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch.

3. Trên thực tế có sự khác nhau giữa bảo tàng và quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập. Từ góc độ khoa học quản lý, xác định đối tượng quản lý, NCS nhận thấy rằng hai loại hình bảo tàng công lập và ngoài công lập đều được xác định là các thiết chế văn hoá. Bảo tàng công lập còn được nhận định là thiết chế phi lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay, đối với bảo tàng ngoài công lập vấn đề hoạt động của bảo tàng lại


không hoàn toàn áp dụng đặc điểm phi lợi nhuận của thiết chế. Nhìn chung, trong lĩnh vực quản lý sẽ có tính thống nhất trong việc áp dụng những khái niệm, phương thức, nội dung của khoa học quản lý. Bảng so sánh mà NCS đã thực hiện ở chương 1 của luận án nhằm mục đích cung cấp những nét riêng của từng đối tượng quản lý để các chủ thể quản lý sẽ vận dụng linh hoạt trong quản lý đạt hiệu quả cao.

4. Từ việc xác định các chủ thể quản lý theo lý thuyết vai trò và cơ chế phối hợp giữa hai chủ thể quản lý gián tiếp và trực tiếp, NCS đã tiến hành khảo sát phân tích kết quả hoạt động của chủ thể quản lý gián tiếp bao gồm 4 nội dung: ban hành văn bản quản lý Nhà nước và chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thanh tra, kiểm tra. Thông qua đó rút ra các mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý của chủ thể này. Về phương diện kết quả hoạt động của chủ thể quản lý trực tiếp, NCS đã khảo sát và phân tích 4 nội dung bao gồm: xây dựng kế hoạch hoạt động của bảo tàng, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch. Thông qua đó rút ra các mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý của chủ thể này. Qua nghiên cứu về kết quả của các chủ sở hữu có thể nhận định rằng, hiệu quả quản lý tại các bảo tàng ngoài công lập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau xuất phát từ các điều kiện đáp ứng rất cụ thể, trường hợp như nguồn kinh phí quá ít không thể tuyển đủ nguồn nhân lực cho các bộ phận chuyên môn để làm việc, các bảo tàng ngoài công lập hiện nay theo Luật Ngân sách thì không được cấp kinh phí vì vậy, các hoạt động của bảo tàng này còn rất hạn chế… Vấn đề đặt ra đối với các chủ sở hữu bảo tàng là tìm ra một cách đi hiệu quả, đảm bảo cho sự tồn tài và phát triển bền vững của thiết chế văn hóa đặc thù này trong xã hội hiện nay.

5. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, loại hình bảo tàng ngoài công lập đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Số lượng bảo tàng sẽ tăng lên rò rệt cùng với đó là số lượng nguồn nhân lực cũng đòi hỏi tương ứng, với tinh thần hội nhập quốc tế và tăng cường xã hội hoá hoạt động văn hoá nói chung và bảo tàng nói riêng. Trong định hướng phát triển sự nghiệp bảo tàng ở nước ta trong thời gian tới, Nhà nước đã và có các chính sách ưu đãi, có cơ sở pháp lý cho bảo tàng ngoài công lập phát triển thuận lợi nhất trên nhiều lĩnh vực/


phương diện. Từ những căn cứ đó, NCS đã đề xuất 2 nhóm giải pháp bao gồm: 1/ Nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động đối với chủ thể quản lý gián tiếp trong đó có: hoàn thiện và xây dựng văn bản pháp quy về bảo tàng ngoài công lập, xây dựng chính sách phát triển bảo tàng, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ bảo tàng, tổ chức thanh kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm. 2/ Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý trực tiếp bao gồm: xây dựng kế hoạch khoa học, phù hợp với đối tượng quản lý, tăng cường hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện kế hoạch, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của bảo tàng.

Trên đây là 05 kết luận NCS rút ra trong quá trình thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án “Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam”.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí