Tăng Cường Hỗ Trợ, Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Về Chuyên Môn Cho Các Bảo Tàng Ngoài Công Lập


Ngoài ra, các tỉnh/ thành phố nơi có bảo tàng ngoài công lập cần có chính sách hỗ trợ cụ thể tạo nguồn thu, giúp cho bảo tàng phát triển. Thực tế ở các bảo tàng (cả công lập và ngoài công lập) chưa có sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng của bảo tàng. Xu hướng hiện nay, khách tham quan đến bảo tàng không chỉ để tham quan, thưởng ngoạn hiện vật bảo tàng mà còn được đáp ứng các nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm, giải trí, ẩm thực và thưởng thức các giá trị văn hoá tại bảo tàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng của bảo tàng tạo điều kiện để bảo tàng tăng nguồn thu đáng kể và là cơ sở để quảng bá di sản văn hoá địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.

3.3.1.3. Tăng cường hỗ trợ, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn cho các bảo tàng ngoài công lập

Các bảo tàng ngoài công lập còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn do thiếu cập nhật hướng dẫn các quy định về chuyên môn, hạn chế nguồn nhân lực được đào tạo về bảo tàng học. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn về các hoạt động chuyên môn của bảo tàng ngoài công lập là: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục. Các hoạt động chuyên môn cần cụ thể và phù hợp với điều kiện bảo tàng với số lượng nhân viên ít và phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Để thực hiện chính sách này, các cơ quan quản lý có thể triển khai theo một số hoạt động cụ thể:

Do điều kiện có tính chất đặc thù của loại hình bảo tàng ngoài công lập hầu hết cán bộ chưa được đào tạo về chuyên môn trong đó có cả chủ sở hữu bảo tàng. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thông qua các lớp học ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học hoặc cao đẳng có đào tạo chuyên ngành bảo tàng học. Về hình thức đào tạo có thể vận dụng linh hoạt các lớp học chung với cán bộ bảo tàng ngoài công lập, đào tạo không tập trung và thời gian không quá dài (khoảng 2-5 ngày) vì những lớp học này chỉ nhằm mục đích cung cấp những vấn đề có tính mới, cập nhật kiến thức mới, giới thiệu các văn bản mới để học viên nắm bắt được và vận dụng trong công việc tại các bảo tàng ngoài công lập. Đối với những cán bộ chưa qua đào tạo về chuyên môn bảo tàng học, các cơ quan nhà nước có thể phối hợp với một cơ sở đào tạo (như khoa Di sản văn hoá – Trường Đại học Văn hóa Hà nội) để mở các lớp đào tạo phù hợp với đặc thù, tính chất công việc của nhân viên các bảo tàng ngoài công lập. Thời gian và chương trình học do cơ sở đào tạo tự xây dựng và thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn thông qua việc giảng dạy lý thuyết trên lớp


và thực hành, thực tế tại các bảo tàng công lập. Thời gian học tập khoảng 6 tháng với hình thức học tập trực tuyến phần lý thuyết do giảng viên của khoa đảm nhiệm và phần thực hành học tập trung tại các bảo tàng công lập tại các địa phương nơi học viên sinh sống do các cán bộ công tác tại bảo tàng đảm nhiệm. Học viên sau khi học xong sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo tàng học. Học viên có đủ lượng kiến thức lý thuyết và thực hành của các môn học chuyên ngành bảo tàng học. Chứng chỉ được công nhận và có giá trị toàn quốc. Những học viên đã hoàn thành chương trình học sẽ đủ điều kiện phụ trách về chuyên môn tại các bảo tàng ngoài công lập theo đúng yêu cầu mà Điều 49 Luật Di sản văn hoá quy định. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo tại chỗ nhân lực cho các bảo tàng ngoài công lập thông qua việc cử cán bộ bảo tàng tỉnh/ thành phố xuống trực tiếp hướng dẫn nhân viên của các bảo tàng ngoài công lập các hoạt động chuyên môn trên cơ sở thực tế công việc của bảo tàng. Thông qua hình thức cầm tay chỉ việc đối với các công việc cụ thể sẽ giúp cho nhân viên của bảo tàng ngoài công lập có thể hiểu và thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, giúp tiết kiệm thời gian học tập và đảm bảo hiệu quả hoạt động tại các bảo tàng ngoài công lập.

Ngoài ra, xuất phát từ thực trạng thiếu cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn và nhu cầu của chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập cần ban hành chính sách hỗ trợ bảo tàng ngoài công lập từ phía các bảo tàng công lập trên địa bàn Tỉnh/Thành phố về chuyên môn. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn tại các bảo tàng ngoài công lập và tạo điều kiện để bảo tàng phát triển bền vững trong tương lai.

Bên cạnh các cán bộ của bảo tàng công lập thì một số lượng sinh viên được đào tạo về chuyên ngành bảo tàng học ở các trường đại học, cao đẳng cũng là những tình nguyện viên đắc lực hỗ trợ các hoạt động chuyên môn tại bảo tàng. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể phối hợp với các trường đại học cử sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành đi đến thực tập tại các bảo tàng ngoài công lập. Việc này vừa giúp cho công việc chuyên môn tại bảo tàng có thể thực hiện tốt, vừa giúp các em sinh viên được tham gia các công việc thực tế, áp dụng lý thuyết đã học và thực tế hoạt động của một bảo tàng.

3.3.1.4. Giải pháp tổ chức thanh - kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà còn là giải pháp tốt nhất nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót trong quản lý nhà nước, từ đó đề ra những biện pháp kịp thời để giảm thiểu tối đa thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài, đảm


Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 17

bảo cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đi vào quỹ đạo đã được xác định với các bảo tàng ngoài công lập. Việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm và khen thưởng cần được coi trọng bởi chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập không phải lúc nào cũng chú ý đến hoạt động này. Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hệ thống bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn các tỉnh, thành phố hằng năm để kịp thời có biện pháp quản lý hiệu quả các sai phạm và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động của bảo tàng ngoài công lập sát với tình hình thực tế ở từng địa phương. Cụ thể: Đối với hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng, hằng năm cần có sự phối hợp giữa sở văn hóa các tỉnh/thành phố, bảo tàng tỉnh/thành phố trong thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các bảo tàng theo đúng quy định của cơ quan quản lý ngành, có sự hướng dẫn và kịp thời giúp đỡ để các bảo tàng ngoài công lập sửa chữa và thực hiện đúng. Đối với các hoạt động khác trong bảo tàng như: an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ cần có sự phối hợp liên ngành với cảnh sát phòng cháy chữa cháy, an ninh văn hóa, các cấp chính quyền tại các địa phương nơi có bảo tàng, tiến hành kiểm tra thường xuyên, hoặc định kỳ 03 tháng - 06 tháng một lần nhằm đảm bảo vấn đề an toàn cho bảo tàng cũng như người dân và khu vực xung quanh bảo tàng.

Bên cạnh công tác thanh, kiểm tra hằng năm, các cơ quan quản lý nhà nước nên có chế độ khen thưởng đối với các bảo tàng ngoài công lập hoạt động có hiệu quả cao và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa, phát triển kinh tế địa phương. Việc làm cần thiết này góp phần động viên, khuyến khích các bảo tàng ngoài công lập phát triển hơn nữa trong tương lai. Theo ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày bày tỏ: “Bảo tàng mong muốn những đóng góp của mình được nhà nước ghi nhận có thể bằng hình thức khen thưởng động viên. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc làm tốt của các bảo tàng” [TLPV ngày 29/9/2019]. Cùng với các hoạt động khen thưởng, động viên các bảo tàng làm tốt công tác chuyên môn cũng như thực hiện đúng các quy định của cơ quan quản lý ngành, cần có các biện pháp xử lý chấn chỉnh kịp thời những vi phạm tại các bảo tàng như: chưa thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn, vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh trong bảo tàng và các vi phạm pháp luật… Theo ông Dũng, thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoà Bình cho biết: “Các bảo tàng ngoài công lập trong quá trình triển khai hoạt động dịch vụ có một số những việc làm chưa thực hiện đúng yêu cầu của các cơ quan nhà nước. Do đó, việc thanh tra, chấn chỉnh các vi phạm của các bảo tàng ngoài công lập trên địa


bàn tỉnh Hoà Bình đã giúp cho các bảo tàng ngoài công lập có thể nhận ra các vấn đề chưa thực hiện đúng và khắc phục kịp thời các vi phạm” [TLPV ngày 15/7/2019].

3.3.2. Nhóm giải pháp đối với chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập

Căn cứ trên cơ sở nội dung cơ bản của lý thuyết vai trò, để nâng cao hiệu quả của bảo tàng ngoài công lập bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước thì vai trò quan trọng tạo nên sự tồn tại và phát triển của bảo tàng ngoài công lập chính là vai trò của chủ sở hữu bảo tàng. Về phía chủ sở hữu bảo tàng cần chú ý các giải pháp cụ thể sau đây:

3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch khoa học, phù hợp với đối tượng quản lý

Trong chương 2 luận án NCS đã khảo sát phân tích nội dung quản lý của chủ sở hữu bảo tàng. Tuy nhiên để chất lượng và hiệu quả quản lý cao hơn, từ thực tiễn nghiên cứu các bản kế hoạch hoạt động của một số bảo tàng như: Bảo tàng Đồng quê (Nam Định), Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày (Hà Nội) tìm ra các mặt ưu và hạn chế của kế hoạch, một trong những giải pháp đầu tiên cần quan tâm là xây dựng kế hoạch của khoa học quản lý đặt ra, bản kế hoạch cần thiết phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Về thời gian: kế hoạch của bảo tàng cần xây dựng có những hoạt động ngắn hạn (1 – 2 năm); có những hoạt động trung hạn (2 – 5 năm); có những hoạt động dài hạn (5

– 10 – 15 năm). Từ thực tiễn của chính bảo tàng để xây dựng phù hợp trong quản lý có những hoạt động cần thực hiện cả ở trong các kế hoạch khác nhau. Có những đợt sưu tầm hiện vật chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, những có những sưu tầm theo chủ đề lại diễn ra trong một thời gian dài.

Về các nội dung cơ bản trong kế hoạch cần thiết phải đạt được tính bao quát chung trên các phương diện hoạt động quản lý. Trong đó bao gồm các hoạt động chuyên môn, kế hoạch của từng lĩnh vực hoạt động khác như:

(1) Đào tạo nguồn nhân lực: xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên đã qua đào tạo về chuyên ngành bảo tàng học hoặc chuyên ngành gần để có kế hoạch đào tạo trong ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn của Cục Di sản văn hoá và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do bảo tàng tỉnh/ thành phố, các trường đại học đào tạo chuyên ngành bảo tàng học tổ chức. Ngoài ra, bảo tàng cũng có kế hoạch tuyển tình nguyện viên là cán bộ về hưu, sinh viên các trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng… đến hỗ trợ bảo tàng các công việc chuyên môn và các công việc khác. Việc tuyển tình nguyện viên nằm trong kế hoạch trung hạn và dài hạn của bảo tàng bởi phải có thời gian để bảo tàng tạo vị thế và ảnh hưởng đối với xã hội.


(2) Xây dựng cơ sở vật chất cho bảo tàng. Đây là kế hoạch trung hoặc dài hạn, xác định các hạng mục thiết yếu nhất. Trước hết, kế hoạch dài hạn của bảo tàng cần quan tâm đến kế hoạch xây dựng, cải tạo khu vực trưng bày và khu vực kho bảo quản hiện vật bảo tàng. Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất, bảo tàng cũng nên xem xét đến vấn đề mở rộng diện tích quỹ đất của bảo tàng trên cơ sở đề xuất với chính quyền địa phương để phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài. Trong kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, bảo tàng cần trang bị các thiết bị cần thiết cho khu vực kho bảo quản như: máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, nhiệt kế, máy báo cháy, hệ thống an ninh… Ngoài ra, cần phải triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ khác trong bảo tàng như: quán cafe, khu vực ăn uống, nghỉ ngơi, khu bán sản phẩm lưu niệm, khu vực trải nghiệm dành cho khách tham quan…

(3) Kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng (nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục…): tuỳ vào điều kiện cụ thể về nhân lực, tài chính và các yếu tố khác để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng và triển khai các hoạt động chuyên môn trong bảo tàng. Kế hoạch dài hạn sẽ tập trung vào nội dung: kiểm kê, tư liệu hoá, số hoá hiện vật và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiện vật. Kế hoạch trung hạn ưu tiên hoạt động bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu đối với hiện vật bảo tàng và sưu tầm bổ sung hiện vật cho các sưu tập hiện vật bảo tàng. Kế hoạch ngắn hạn nên tập trung nâng cao chất lượng công tác trưng bày, đổi mới, tăng sức hấp dẫn của hiện vật bảo tàng, đặc biệt là từng bước ứng dụng công nghệ số trong trưng bày, xây dựng nội dung các chương trình giáo dục phù hợp với từng đối tượng khách tham quan khác nhau để thu hút khách đến và quay lại bảo tàng.

(4) Kế hoạch truyền thông bảo tàng: Trong kế hoạch dài hạn cần tạo lập mối quan hệ lâu dài với các kênh thông tin tuyên truyền chính thống của Sở VHTTDL địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh truyền hình tỉnh/ thành phố và trung ương… Ngắn hạn và trung hạn cần tập trung ưu tiên triển khai quảng bá hình ảnh bảo tàng thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác để có thể quảng bá, giới thiệu bảo tàng đến với công chúng, khách tham quan.

(5) Xây dựng thương hiệu: đây là vấn đề cần được đề xuất trong kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của bảo tàng. Thương hiệu bảo tàng chính là yếu tố quan trọng giúp bảo tàng tồn tại và phát triển. Chủ sở hữu bảo tàng cần quan tâm đến việc tạo lập thương hiệu riêng cho bảo tàng.


(6) Liên kết, hợp tác với các tổ chức và thiết chế văn hoá khác. Chủ sở hữu muốn bảo tàng có thể triển khai các hoạt động chuyên môn trong điều kiện khó khăn về nhân sự cũng như tạo vị thế giúp công chúng biết và đến tham quan bảo tàng thì nhất thiết phải thể hiện kế hoạch liên kết và hợp tác với các tổ chức như: công ty du lịch lữ hành, trường học và thiết chế văn hoá khác như bảo tàng tỉnh/ thành phố, các bảo tàng ngoài công lập khác... trong các bản kế hoạch của bảo tàng. Kế hoạch dài hạn tập trung vào liên kết với bảo tàng tỉnh/ thành phố để hợp tác về chuyên môn. Kế hoạch trung hạn và ngắn hạn xem xét đến hợp tác với các công ty du lịch và các trường học trên địa bàn để thu hút một số lượng khách tham quan đến với bảo tàng. Nội dung hợp tác sẽ cần được chủ sở hữu nghiên cứu và phác thảo những nội dung liên kết hợp tác cụ thể với từng đối tác của bảo tàng.

(7) Gây quỹ hỗ trợ cho hoạt động bảo tàng. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và có tính chất hỗ trợ lớn đến việc duy trì hoạt động của bảo tàng. Trong kế hoạch dài hạn, chủ sở hữu cần xem xét tiếp cận các quỹ văn hóa nước ngoài, các tổ chức quốc tế. Kế hoạch ngắn hạn và trung hạn có thể tập trung vào các quỹ của tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Điều kiện cơ bản để các bảo tàng ngoài công lập có thể thực hiện những kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn gồm:

- Về tài chính: Lãnh đạo các bảo tàng ngoài công lập cần nghiên cứu kỹ việc huy động nguồn lực kinh phí để duy trì và phát triển các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng, trong đó chú trọng đến việc tổ chức, phát triển các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ khách tham quan tại không gian của bảo tàng gồm: Dịch vụ ẩm thực, bán hàng lưu niệm, đặc sản đặc trưng của địa phương… Đối với các loại sản phẩm dịch vụ tại bảo tàng cần nhấn mạnh đến chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý nhằm thu hút sự quan tâm và sử dụng. Đây là điều kiện quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu kinh phí thường xuyên, liên tục để tái đầu tư vào triển khai các kế hoạch hoạt động của bảo tàng ngoài công lập hiện nay.

- Về nguồn nhân lực: Song song với việc tạo nguồn kinh phí cho việc phát triển hoạt động chuyên môn thì nguồn nhân lực tại các bảo tàng (tuyển dụng, sử dụng và nâng cao trình độ) cần phải được lãnh đạo (chủ sở hữu) đặc biệt quan tâm. Bởi muốn duy trì tính ổn định và phát triển hoạt động, từng bảo tàng ngoài công lập phải sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Theo NCS, lãnh đạo các bảo tàng này căn cứ vào điều kiện nguồn kinh phí hoạt động để tiến hành tuyển dụng nhân viên làm việc tại bảo tàng, trong đó chú


trọng đến số lượng nguồn nhân lực hợp lý và chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, được đào tạo đúng chuyên ngành bảo tàng. Và cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đối với từng bảo tàng ngoài công lập phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tiên quyết - kinh phí chi thường xuyên thu được từ các hoạt động dịch vụ gắn với bảo tàng. Khi nguồn nhân lực được đảm bảo tại từng bảo tàng ngoài công lập sẽ phát huy có hiệu quả trong việc thực hiện từng loại kế hoạch do lãnh đạo bảo tàng đặt ra.

- Về khả năng hợp tác: Khi điều kiện nguồn lực (tài chính và nguồn nhân lực) được đảm bảo, các bảo tàng ngoài công lập cần triển khai các hoạt động hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành nhằm hỗ trợ việc triển khai có hiệu quả từng loại kế hoạch cụ thể đặt ra. Theo NCS, các bảo tàng ngoài công lập cần hướng tới đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các đơn vị, cá nhân như: Phối hợp với các bảo tàng công lập tại địa phương nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để thiết lập điểm đến tham quan cố định tại bảo tàng; liên kết với các đoàn hội để tổ chức các sự kiện văn hóa tại không gian bảo tàng; kêu gọi và phối hợp với đơn vị truyền hình, truyền thông của địa phương, trung ương để quảng bá, giới thiệu thông tin, hình ảnh của bảo tàng đến với cộng đồng… Do vậy, khi khả năng hợp tác được triển khai thí điểm và đồng bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc triển khai từng nội dung cụ thể trong từng loại kế hoạch được đặt ra của từng bảo tàng ngoài công lập.

3.3.2.2. Tăng cường tính hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Các bảo tàng nói chung và bảo tàng ngoài công lập nói riêng đã luôn chỉ đạo tổ chức bộ máy thực hiện những kế hoạch của bảo tàng đã được bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch và giám đốc bảo tàng có chức năng phê duyệt và chỉ đạo các bộ phận triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao. Như vậy bảo tàng ngoài công lập với tư cách là một thiết chế văn hóa các hoạt động của thiết chế này sẽ được chỉ đạo của người quản lý bảo tàng. Căn cứ vào các nội dung trong kế hoạch đã được nêu, Ban giám đốc bảo tàng sẽ chỉ đạo các cán bộ thực hiện. So với bảo tàng công lập, các bảo tàng ngoài công lập còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển. Để có được kết quả trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý bảo tàng cần đáp ứng được các yếu tố cơ bản như:

Tạo nguồn thu cho bảo tàng để ổn định tài chính: Đây được xem là một trong các yếu tố quan trọng để các chủ sở hữu bảo tàng chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Có thể nhận định hầu hết các bảo tàng ngoài công lập đều gặp khó khăn về tài chính. Có một


số bảo tàng đã có khách tham quan, nhưng nguồn thu không nhiều như Bảo tàng Không gian văn hoá Mường ở Hoà Bình có bán vé tham quan khoảng 100.000đ/người nhưng số lượng khách tham quan hằng năm không đông, Bảo tàng Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đày có số lượng khách tham quan đông những không thu tiền vé tham quan nên không có nguồn thu từ hoạt động bán vé. Hiện có một số bảo tàng đã tổ chức các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn tài chính cho bảo tàng như Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Hai bảo tàng này đã triển khai rất tốt hoạt động dịch vụ để có nguồn tài chính ổn định duy trì các hoạt động và trả lương cho nhân viên bảo tàng. Tuy nhiên, nguồn thu không nhiều. Giám đốc, chủ sở hữu Bảo tàng Đồng quê cho biết hoạt động này trong một năm cũng chỉ đủ chi trả lương cho các nhân viên làm việc tại bảo tàng. Một số chủ sở hữu bảo tàng cho biết thêm, hiện nay việc huy động nguồn xã hội hóa chưa có hiệu quả, chưa có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tàng trừ một số bảo tàng như: Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Thế giới Cafe có được sự ủng hộ của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần tập trung thực hiện việc phát triển nguồn tài chính cho bảo tàng. Nếu không có nguồn tài chính ổn định thì mọi kế hoạch được xây dựng, phát triển bảo tàng cũng trở nên khó thực hiện được. NCS đề xuất một số giải pháp tạo nguồn thu cho bảo tàng như: bán vé tham quan, triển khai các hoạt động dịch vụ như ăn uống, phục vụ lưu trú tại bảo tàng, xây dựng chương trình trải nghiệm dành cho các đối tượng khách khác nhau có thu phí, xây dựng một sản phẩm đặc trưng của bảo tàng để bán cho khách tham quan. Những bảo tàng có thế mạnh về chuyên môn, nhân lực có thể hợp tác với các tổ chức trong và ngoài địa phương để tổ chức các chương trình, sự kiện như trường hợp Bảo tàng Áo dài có phối hợp với Hội hữu nghị Việt – Nhật tổ chức sự kiện thường niên vừa tạo được nguồn kinh phí cho bảo tàng vừa nâng cao trình độ cho nhân viên. Đối với bảo tàng có quỹ đất rộng nhưng chưa có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thì có thể cho thuê lại diện tích đất để tạo nguồn thu tạm thời cho bảo tàng. Việc tiếp cận các quỹ văn hoá trong và ngoài nước cũng là một cơ hội để bảo tàng xây dựng và phát triển nguồn tài chính ổn định, lâu dài.

Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn tại bảo tàng ngoài công lập: Tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của các bảo tàng ngoài công lập nhằm mục đích thu hút khách tham quan đến với bảo tàng. Do đó, các bảo tàng cần chuyên môn hóa các khâu nghiệp vụ cụ thể là:

Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác sưu tầm hiện vật, các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập nên căn cứ vào đặc trưng riêng biệt của bảo tàng mình để chỉ đạo nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022