Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 15

Các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi, các biện pháp được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi nhất là biện pháp: Đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa; Xây dựng công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa với điểm đánh giá từ 2.84 đến 2.95 điểm. Các biện pháp Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa; Đổi mới hình thức bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực thực hành trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên; Huy động các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa được đánh giá tính cần thiết và tính khả thi từ 2.83 đến 2.89 điểm.


Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

Đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Đổi mới hình thức bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực thực hành trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

Xây dựng công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Huy động các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV nhằm giúp GV có kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN, phát triển năng lực tổ chức hoạt động này và những năng lực khác trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Luận văn đã xây dựng khung lý luận về quản lý Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học, làm rõ lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho GV các trường tiểu học, quản lý Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học. Trong môi trường giáo dục đa văn hóa cũng đặt ra nhiều thách thức đối với quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV trong xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng và căn cứ trên cơ sở đó để lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bôi dưỡng.

Từ khung lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng (về mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, về phương pháp và hình thức bồi dưỡng) và quản lý Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học như lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kế hoạch bồi dưỡng, trên cơ sở đó xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học.

Do vậy, để quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Đổi mới hình thức bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực thực hành trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

Xây dựng công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Huy động các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

2. Khuyến nghị

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

Xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ chế bồi dưỡng dựa trên chủ trương chung của Bộ GD&ĐT và đặc thù của địa phương; chỉ đạo, phối hợp tổ chức biên soạn, cung ứng tài liệu bồi dưỡng, đặc biệt là tài liệu về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng (cơ chế, chính sách tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm, viết tài liệu địa phương…).

Tăng cường tổ chức hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí cho công tác bồi dưỡng, xây dựng website để tổ chức diễn đàn trên mạng về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Đưa hoạt động bồi dưỡng thành hoạt động thường xuyên trong kế hoạch chung của nhà trường.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên; động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và hỗ trợ cho giáo viên tích cực tự bồi dưỡng.

- Đối với các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn:

Hiệu trưởng các trường cần dựa vào kết quả học tập bồi dưỡng của giáo viên để đánh giá giáo viên hàng năm.

Cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy học.

Trong một năm học cần tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của trường mình quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng GV. Tạo môi trường tốt để GV phát huy hết năng lực của mình trong tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phong trào tự học, tự bồi dưỡng của GV; tiếp tục khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với những GV nỗ lực vươn lên trong đào tạo, bồi dưỡng.

- Với đội ngũ GV các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn:

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, xứng đáng là tấm gương sáng cho HS noi theo. Thực hiện tự kiểm tra, đánh giá để vươn lên.

Nâng cao chất lượng hoạt động tự học, tự bồi dưỡng trên tinh thần phát huy nội lực, khẳng định tự học là việc làm suốt đời của mỗi GV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Thị Duyên Anh (2016), Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi hiện thực (Ngữ văn 11, tập 1), Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục - Trường CBQL- ĐTTW 1, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm (2019), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp 5, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190.

5. Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Phan Lâm Quyên (2017), “Phát triển năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3B (2017), tr. 20-28, trường Đại học Vinh.

6. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-14, Hà Nội.

7. Nguyễn Thùy Giang, Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Duy Mộng Hà, “Tầm quan trọng của giáo dục đa văn hoá ở các trường đại học nước ta trong thời kì hội nhập”, Tạp chí Giáo dục số 253, kỳ 1/tháng 1/2011.

9. Nguyễn Duy Mộng Hà, "Chương trình giáo dục đa văn hóa ở trường ĐH KHXH & Nhân văn - ĐHQG TP HCM", Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (13)/2013.

10. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.

11. Phạm Thanh Hoàn (2018), Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

12. Đỗ Tường Hiệp (2017), Quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án tiến sĩ, Học viện quản lý giáo dục.

13. Ðặng Thành Hưng (2012), "Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực",

Tạp chí Quản lí giáo dục, số 43.

14. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ngô Thị Thanh Quí, Hà Thị Kim Linh; Lê Thùy Linh, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Út Sáu, Lê Hồng Sơn, Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông trong môi trường giáo dục đa văn hóa, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, 2018.

15. Nguyễn Thị Hòa (2018), Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

16. Nguyễn Thị Ngọc, “Một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày, Nùng khu vực miền núi phía Bắc ”,Tạp chí Giáo dục, Số 452 (Kì 2 - 4/2019), tr 36-40.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

18. Bùi Vĩnh Tuy (2015), Bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

19. Đỗ Ngọc Thống (2017), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 115.

20. Nguyễn Thị Thu Trang (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 THPT tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

21. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Thủy, Nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa và xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong trường mầm non, Tạp chí Giáo dục, Tháng 12-2016.

23. Phạm Hồng Sơn (2017), Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, Trường Đại học Giáo dục

24. Nguyễn Thị Bảo Yến (2016), Quản lý phát triển môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, giáo viên tiểu học)

Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV tiểu học thành phố Bắc Kạn, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV tiểu học thành phố Bắc Kạn. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô về những nội dung cần nghiên cứu. Tất cả ý kiến của Thầy cô chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn các Thầy cô!

Câu 1. Đánh giá của thầy/cô về nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn?


TT


Nội dung bồi dưỡng

Mức độ cần thiết

Mức độ hiệu quả

Rất

cần thiết

Trung bình

Không

cần thiết

Rất

hiệu quả

Trung bình

Không

hiệu quả

1

Kiến thức về môi trường

giáo dục đa văn hóa







2

Kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các

trường tiểu học







3

Nhiệm vụ của GV trong tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

các trường tiểu học







4

Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các

trường tiểu học







5

Thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

các trường tiểu học







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 15

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023