Sự Cần Thiết Của Việc Trang Bị Các Phẩm Chất, Kĩ Năng Của Nghề


Ở nội dung này, HS nhóm thực nghiệm và lớp đối chứng cao về sự cần thiết của việc trang bị các phẩm chất, kĩ năng của nghề mức độ, với từ 4,16 đến 4,66. Nếu xếp loại các kết quả trên theo các mức độ: Không cần thiết, ít cần thiết, tương đối cần thiết, cần thiết và rất cần thiết như trong bảng 3.8, có thể dễ dàng nhận thấy tỉ lệ trên 80% HS lựa chọn các phương án trả lời từ cần thiết cho đến rất cần thiết: Ở mức độ cần thiết: Nhóm thực nghiệm là 34%, nhóm đối chứng là 60%, độ chênh lệch là 26%; Ở mức độ rất cần thiết: Nhóm thực nghiệm là 66%, nhóm đối chứng là 28%, độ chênh lệch là 38%; Không có HS lựa chọn mức độ không cần thiết hay ít cần thiết. Mặc dù HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự nhận thức rõ về việc trang bị các phẩm chất, kĩ năng của nghề, nhưng kiểm định T- test với 2 mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình khi sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (t = 4,523 và sig. = 0,000 < 0,05).

Bảng 3.8. Sự cần thiết của việc trang bị các phẩm chất, kĩ năng của nghề



Nhóm


N

Tần số


ĐTB


ĐLC

Không cần

thiết

Ít cần thiết

Tương đối cần

thiết

Cần thiết

Rất cần

thiết

Nhóm thực

nghiệm

50

0

0

0

19

31

4,66

0,47

Nhóm ĐC

50

0

0

6

30

14

4,16

0,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 23

Đồng thời, qua trao đổi với HS nhóm thực nghiệm sau khi tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN (phụ lục 1.8) cho thấy:

- HS tự tin hơn sau quá trình xác định được nhu cầu hướng nghiệp của bản thân: HS không còn lúng túng khi đánh giá bản thân mình mà các em đã nhận biết, đánh giá được những đặc điểm của bản thân, tìm cơ sở kiến tạo con đường đi tới tương lai nghề nghiệp, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường có liên quan đến sở thích và khả năng của mình. Em N.B.Đ.K. cho biết: Do là năm học cuối cấp nên việc xác định ngành nghề dự định theo học có ý nghĩa rất quan trọng với em và các bạn cùng


khóa bởi nó ảnh hưởng tới cả tương lai sau này. Song nhờ được các thầy cô trong trường tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp những băn khoăn, vướng mắc, em đã lựa chọn ngành nghề phù hợp mà cả bản thân và gia đình cùng mong muốn”. Đồng tình với ý kiến trên, em H.T.M.N. bày tỏ: “Trước đây, em khá lo lắng khi lựa chọn một ngành, nghề theo sở thích vì không biết mình có đủ năng lực và phẩm chất theo đuổi hay không. Nhưng thông qua diễn đàn TVHN em đã nhận ra và biết được em thực sự phù hợp với ngành nghề nào và và tự tin mình có thể làm được”.

- HS không còn lúng túng khi đánh giá bản thân mình mà các em đã nhận biết, đánh giá được những đặc điểm của bản thân, tìm cơ sở kiến tạo con đường đi tới tương lai nghề nghiệp, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường có liên quan đến sở thích và khả năng của mình. Em N.B.Đ.K. cho biết: Do là năm học cuối cấp nên việc xác định ngành nghề dự định theo học có ý nghĩa rất quan trọng với em và các bạn cùng khóa bởi nó ảnh hưởng tới cả tương lai sau này. Song nhờ được các thầy cô trong trường tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp những băn khoăn, vướng mắc, em đã lựa chọn ngành nghề phù hợp mà cả bản thân và gia đình cùng mong muốn”.

- HS đánh giá rằng các em nhận được sự lắng nghe, phản hồi tích cực và hỗ trợ HS trong quá trình TVHN từ phía đội ngũ tư vấn viên. HS có cơ hội tương tác nhiều hơn với đội ngũ TVHN. Chẳng hạn, khi HS hỏi là em nên chọn nghề nào, thay bằng việc trả lời ngay lập tức, các thầy/cô đã lắng nghe và đưa ra một số câu hỏi để các em suy nghĩ, tìm câu trả lời cho bản thân mình.Theo em H.X.H: Dưới sự hướng dẫn tổ tư vấn, chúng em đã khẳng định được mình, biết tự đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của bản thân". Hoặc “Chúng em thực sự thấy thích thú với những điều cô trao đổi, thảo luận với chúng em về thị trường tuyển dụng để biết được những công việc nào đang có ở địa phương, quốc gia và quốc tế, những nghề nghiệp nào đang được xem là có tiềm năng trong tương lai; những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có, làm chúng em hiểu rõ những tác động hoặc ảnh hưởng mà bản thân đang chịu, từ hoàn cảnh gia đình đến điều kiện kinh tế - xã hội”. Em D.T.H.G nói.

Bên cạnh đó, tác giả luận án tiến hành khảo sát 30 GV THPT Thanh Bình theo nội dung chi tiết cách thức tổ chức và chỉ đạo của hiệu trưởng về công tác phối hợp


lập kế hoạch và thực hiện giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN tương ứng với 3 mức độ: 1 – Không tổ chức, chỉ đạo; 2 – Ít tổ chức, chỉ đạo; 3 –Tổ chức, chỉ đạo. Tổng hợp ý kiến về 06 nội dung lập kế hoạch và 08 nội dung tổ chức thực hiện giới thiệu nghề và diễn đàn TVHN (Phụ lục 1.10). Kết quả thu được như sau:

Hiệu trưởng đã chú trọng hơn đến quản lí hoạt động TVHN cho HS. Về lập kế hoạch, Hiệu trưởng cụ thể hóa yêu cầu và trách nhiệm của từng cá nhân cần phải thực hiện trong quá trình giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN (93,3%). Bổ sung kế hoạch TVHN dựa trên thu thập, sàng lọc thông tin từ GVCN hay chính HS, hoặc gián tiếp qua hòm thư góp ý, hòm thư tư vấn và thư điện tử mà HS gửi đến). Trực tiếp gặp gỡ HS tìm hiểu và kiểm tra các thông tin để cho kế hoạch được hoàn thiện.

Nắm bắt thực tiễn nhu cầu TVHN, từ đó Hiệu trưởngtổ chức, chỉ đạo Ban TVHN lập kế hoạch chi tiết cho các buổi tư vấn (90%); Họp ban tư vấn để nghe báo cáo kết quả hoạt động TVHN và chuẩn bị kế hoạch TVHN tiếp theo (86,7%); Phân công đội ngũ tham gia TVHN chuẩn bị các điều kiện phòng, bàn ghế, loa âm thanh, máy chiếu; Soạn và chuẩn bị các nội dung cho giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN (83,3%); Lắng nghe, thống nhất ý kiến đội ngũ tham gia tư vấn về thời gian, địa điểm, nhân sự để tổ chức TVHN (80%); Dự trù chi kinh phí thực hiện cho đội ngũ tham gia diễn đàn TVHN (73,3%).

Về thực hiện giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN, Hiệu trưởng trực tiếp tuyên truyền, TVHN cho HS trong tiết chào cờ; thông tin về ngành nghề của các trường ĐH, CĐ, trung cấp (83,3%); Tổ chức, chỉ đạo đội ngũ TVHN trong và ngoài nhà trường trực tiếp trả lời thắc mắc tại diễn đàn TVHN cho HS (76,7%); Tổ chức, chỉ đạo đội ngũ tham gia TVHN thông tin tới HS những ngành nghề đào tạo trọng điểm, chất lượng giúp các em nắm bắt và cân nhắc lựa chọn theo học (90%); Tham khảo ý kiến của những GV có năng lực, có hiểu biết rộng, có uy tín và thành đạt đảm nhiệm công tác TVHN trong nhà trường (93,3%); Tập huấn kĩ năng TVHN cho đội ngũ tham gia tư vấn trước khi tổ chức diễn đàn TVHN cho HS (80%); Trao đổi thông tin về nhu cầu TVHN của HS (73,3%); Tổ chức họp, trao đổi thông tin về nhu cầu TVHN của HS (90%) và thường xuyên cập nhật các chủ trương, đường


lối của Đảng và Nhà nước về TVHN để tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng về các hình thức TVHN cho đội ngũ tham gia tư vấn.

Giống như bất kì hoạt động nào trong nhà trường, hoạt động TVHN chỉ mang lại hiệu quả khi có sự quan tâm, chỉ đạo và quản lí của Hiệu trưởng nhà trường. Cô

V.T.T.K.H. chia sẻ: Trước đây, nhiều HS cho biết hiệu quả của các buổi tư vấn mới dừng ở mức độ “vui, chứ chưa đủ”. Nhưng sau khi định hướng nhu cầu TVHN của HS thì ngay đầu năm học, hiệu trưởng đã lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho chúng tôi giới thiệu nghề và hướng dẫn HS lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân cũng như cung cấp thông tin, giải đáp những thắc mắc của các em về ngành nghề đào tạo trong xã hội hiện nay. Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng tiến hành tổ chức diễn đàn TVHN cho HS. Theo Thầy N.V.D: Do chưa có GV chuyên trách làm công tác tư vấn, thầy hiệu trưởng trực tiếp phân công và phối hợp GVCN, GVBM và GVGDKT… để thực hiện công tác TVHN cho HS. Nhà trường công khai thông tin các thành viên ban TVHN và thời gian tư vấn trong tuần để phụ huynh, HS biết, trao đổi khi có nhu cầu trước phòng làm việc của Tổ tư vấn, trên diễn đàn của nhà trường. Hướng dẫn GV tư vấn trực tiếp với cá nhân HS và tư vấn gián tiếp thông qua email, số điện thoại, qua website của nhà trường hoặc tương tác đám đông thông qua buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chào cờ…

Hiệu trưởng yêu cầu tổ chức diễn đàn đảm bảo mục tiêu gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể; Lắng nghe khó khăn về chọn nghề, chọn trường của HS. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng. Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lí do học tập và cuộc sống mang lại. Hơn nữa, với việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, góp phần thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Từ phân tích các kết quả ở trên, cho thấy nhận định của sáu cán bộ (hai phó hiệu trưởng và bốn tổ trưởng chuyên môn) đã khẳng định có nhiều lợi ích từ xác định nhu


cầu TVHN của HS. Đồng thời, qua ý kiến của GV và HS cũng khẳng định HS đạt được 03 tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm: Nhu cầu TVHN của HS; Nhận thức của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN; Hành vi của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN. Bên cạnh đó, có sự tương tác của đội ngũ TVHN đối với HS trong thực hiện giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn. Chức năng quản lí của Hiệu trưởng trong lập và thực hiện kế hoạch giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn được các CBQL và GV đánh giá tập trung ở mức “nhiều”. Điều này minh chứng rằng thực hiện xác định nhu cầu TVHN cho HS THPT và sau đó lập và thực hiện kế hoạch TVHN cũng như chỉ đạo, theo dõi và giám sát thực hiện hoạt động TVHN cho HS của hiệu trưởng thật sự mang lại hiệu quả, là cơ sở khoa học cho hiệu trưởng làm tròn chức năng lập kế hoạch trong quản lí hoạt động TVHN cũng như các chức năng quản lí còn lại. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Để có cơ sở khẳng định ưu điểm của quy trình tổ chức thực nghiệm biện pháp

1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT, quy trình tổ chức thực nghiệm, tác giả luận án phỏng vấn CBQL và GV ở Trường THPT Thanh Bình. Kết quả rất phấn khích, CBQL cho biết: Sau khi đã thực hiện Giai đoạn 1. Chuẩn bị thực nghiệm, chuyển tiếp sang Giai đoạn 2. Triền khai thực nghiệm qua 2 bước, Bước 1. Xác định nhu cầu TVHN của HS THPT và Bước 2. Lập và thực hiện kế hoạch TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT và kết thúc là Giai đoạn 3. Sau khi thực nghiệm cho thấy, đây là quy trình tổ chức hợp lí và phù hợp với thực tiễn. Triển khai quy trình này trong thực tiễn hoạt động TVHN ở trường không gặp khó khăn về thời gian, không như trước đây phải TVHN cho HS hiếm khi theo đúng kế hoạch, thường phải tổ chức bổ sung thêm cho các HS vì số lượng tham gia của các em quá ít. Kết quả của năm học này cho thấy công tác tổ chức TVHN khá bài bản, với nội dung phong phú, đảm bảo tính khoa học, bổ sung cho cho sự nghèo nàn về nội dung và thời lượng mà chương trình GDHN hiện nay giành cho TVHN (chỉ có 1 buổi), giúp HS có hướng thú hơn khi tham gia hoạt động này. HS được tiếp cận thực tế với quy trình chọn nghề, HS lựa chọn ngành học, trường học trong tương lai phù hợp với khả năng, năng


lực, sở thích của bản thân. Qua đó, tiết kiệm thời gian, công sức của chính các em. Điều này khẳng định thêm về tính hiệu quả của việc thực hiện biện pháp 1 trong khi thực nghiệm ở Trường THPT Thanh Bình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT là một trong những hoạt động quan trọng cần được thúc đẩy và duy trì thường xuyên trong nhà trường. Trên cơ sở khung lí luận được xây dựng và thực trạng về quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ, 04 biện pháp được đề xuất:

Thứ nhất là, tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT;

Thứ hai là, xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN trong trường THPT;

Thứ ba là, hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN trường THPT;

Thứ tư là, bổ sung quy chế về quản lí hoạt động TVHN cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường THPT;

Bốn biện pháp này có mối liên hệ, tác động lẫn nhau, trong đó biện pháp 1 là biện pháp cơ bản, nền tảng, đột phá cần ưu tiên thực hiện trước, biện pháp 2 vừa là điều kiện để thực hiện biện pháp 1 và là cơ sở để hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt biện pháp 3, 4. Kết quả thông qua xin ý kiến từ 30 CBQL và GV thuộc 20 trường về bốn biện pháp đã đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Đồng thời, kết quả thực nghiệm từ biện pháp 1 qua ý kiến của 50 HS lớp đối chứng, 50 HS lớp thực nghiệm, 30 CBQL và GV ở trường THPT Thanh Bình tỉnh Đồng Nai và 6 cán bộ đều nhận được sự đánh giá cao theo hai tiêu chuẩn. Về tiêu chuẩn lợi ích, tất cả cán bộ đều cho rằng xác định nhu cầu TVHN của HS trước khi lập kế hoạch tổ chức giới thiệu về thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN đem lại nhiều lợi ích cho hiệu trưởng, đội ngũ TVHN và cho HS. Một lợi ích không thể phủ nhận là làm cơ sở thực tiễn cho hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức lập kế hoạch tổ chức giới thiệu về thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN. Tiêu chuẩn tính phù hợp với năm tiêu chí: Nhu cầu TVHN của HS; Nhận thức của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN; Hành vi của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN; Sự tương tác của đội ngũ TVHN đối với HS trong thực hiện giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn; Chức năng quản lí của Hiệu trưởng


trong lập và thực hiện kế hoạch giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này minh chứng rằng việc xác định nhu cầu TVHN cho HS THPT trước khi Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT đem lại hiệu quả trong quản lí.

Như vậy, 04 giải pháp được đề xuất qua khảo nghiệm và thực nghiệm đã khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi cao và mang lại hiệu quả trong quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí