Biện Pháp 3. Hoàn Thiện Chức Năng Chỉ Đạo Của Hiệu Trưởng Về Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Trường Trung Học Phổ Thông


TVHN

- Lựa chọn nội dung, chuyên đề bồi dưỡng năng lực TVHN theo nhu cầu bồi dưỡng của GV và nhu cầu TVHN của HS đã được xác định ở bước 1;

- Lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với nội dung và chuyên đề đã được lựa chọn;

- Xác định tiêu chuẩn đánh giá số lượng GV tham gia khóa bồi dưỡng;

- Xác định thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV;

- Dự trù nhân sự phục vụ cho hoạt động TVHN của trường;

- Lập kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ và GV theo các hình thức đa dạng, nhưng chủ yếu duy trì bồi dưỡng tại trường.

Bước 3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN

- Tuyển chọn cán bộ và GV, ưu tiên cho cán bộ và GV tình nguyện tham gia TVHN;

- Triển khai: cán bộ và GV được chọn thực hiện nhiệm vụ TVHN tham gia tập huấn và bồi dưỡng theo kế hoạch của trường;

- Khuyến khích hoạt động tự bồi dưỡng: cán bộ và GV được chọn thực hiện nhiệm vụ THVH tự tìm hiểu về hoạt động hướng nghiệp trên Internet, báo và tài liệu,

...

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN

- Đánh giá kết quả sau tham gia tập huấn và bồi dưỡng, cũng như kết quả hoạt động TVHN theo từng học kì của đội ngũ tham gia hoạt động TVHN;

- Giám sát việc thực hiện khen thưởng và kỉ luật nghiêm túc về bồi dưỡng năng lực TVHN, theo Quy chế chi tiêu nội bộ của trường trong năm học.

- Giám sát sự hình thành đội ngũ tham gia hoạt động TVHN có kĩ năng TVHN như một tư vấn viên về TVHN, ít nhất gồm 06 thành viên nhằm đủ số liệu để tổ chức TVHN theo nhóm lớn (50 - 500 HS).

- Phối hợp, liên kết trong tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN ở cấp Bộ, Sở (nếu cần thiết).


3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 2

Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhận thức về tầm quan trọng và cần thiết của kĩ năng TVHN đối với đội ngũ tham gia hoạt động TVHN.

Hiệu trưởng chọn và tạo điều kiện cho cán bộ và GV tham gia tập huấn và bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức như một tư vấn viên về hướng nghiệp thực thụ.

Lập và thông báo kế hoạch về tập huấn và bồi dưỡng kĩ năng TVHN cho CB và GV từ đầu năm học.

Cán bộ và GV ý thức được về sự quan tâm của nhà trường đối với mình, đồng thời họ xác định đúng mục đích và hiểu được ý nghĩa của các đợt tập huấn, bồi dưỡng. Tham gia đầy đủ và vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ các đợt tập huấn, bồi dưỡng vào hoạt động TVHN của mình.

Cán bộ và GV tự ý thức về việc tự bồi dưỡng kĩ năng TVHN và muốn mình trở thành người tư vấn viên hướng nghiệp chuyên nghiệp.

Ngoài những quyền lợi như GV dạy chuyên môn hay CBQL, đội ngũ tham gia hoạt động TVHN được hưởng chế độ ưu đãi, chế độ này được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường hàng năm.

3.2.3. Biện pháp 3. Hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn hướng nghiệp trường trung học phổ thông

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp 3

Giúp hiệu trưởng phát huy tối đa vai trò của mình và duy trì thường xuyên chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra và đánh giá thực hiện hoạt động TVHN.

Giám sát việc thực hiện TVHN theo quy trình tư vấn nghề của Đặng Danh Ánh (bảy bước) và quy trình tư vấn trực tiếp cho cá nhân HS của Nguyễn Thị Thanh Huyền (tám bước).

Duy trì được kỉ luật, kỉ cương của đội ngũ hoạt động TVHN trong việc thực thi các nhiệm vụ TVHN tại trường.

Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ và động viên được đội ngũ tham gia hoạt động TVHN và HS phát huy hết khả năng của bản thân để đạt được mục tiêu TVHN.

Xem xét những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình hoạt động TVHN để hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh quyết định về nhân sự, chính sách liên quan đến hoạt động TVHN, cũng như giải quyết những khó khăn bất


thường khi cần.

Xem xét các hoạt động TVHN và nhân sự có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hoạt động TVHN hay không?

Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN có phù hợp với các nguồn lực hiện có của trường hay không?

Phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của đội ngũ tham gia hoạt động TVHN khi thực hiện nhiệm vụ TVHN để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự;

Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động TVHN theo từng học kì kế tiếp sát với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Có cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng của hoạt động TVHN trong trường THPT. Từ đó hoàn thành được mục tiêu GDHN.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp 3

Chỉ đạo hoạt động TVHN qua các công việc cụ thể là:

Sử dụng quyền hạn để thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của đội ngũ TVHN.

Đôn đốc, động viên khích lệ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Giám sát, sửa chữa và hỗ trợ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ra quyết định quản lí và thúc đẩy hoạt động TVHN phát triển. Kiểm tra và đánh giá hoạt động TVHN:

Kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động TVHN là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các hoạt động TVHN có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không? Kiểm tra phải được thực hiện trước đánh giá, vì đánh giá là quá trình xử lí các thông tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ TVHN.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lí TVHN của hiệu trưởng thông qua các công việc: Đối chiếu và đo lường kết quả đạt được của mỗi hoạt động TVHN với các chuẩn mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động này trong bản kế hoạch đã xác định; Phát hiện mức


độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động TVHN của đội ngũ tham gia hoạt động TVHN trong trường và tiến hành điều chỉnh những sai lệch; Hiệu chỉnh và sửa lại những chuẩn đánh giá nếu thấy cần thiết.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp 3

Hiệu trưởng trực tiếp theo dõi sát kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN để đôn đốc, động viên khích lệ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng trực tiếp giám sát thực hiện quy trình tư TVHN cho HS, sửa chữa và hỗ trợ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động TVHN một cách toàn diện trên cả hai phương diện nhận thức và hành vi.

Hiệu trưởng luôn coi trọng động cơ và nhu cầu của đội ngũ tham gia hoạt động TVHN và HS trong quá trình chỉ đạo.

Hiệu trưởng quan tâm động viên, khích lệ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN bằng vật chất và tinh thần để họ phát huy hết khả năng của mình trong quá trình làm nhiệm vụ hướng nghiệp.

Hiệu trưởng vận dụng phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt, phù hợp với năng lực bản thân và đội ngũ tham gia hoạt động TVHN.

Hiệu trưởng ra quyết định đúng lúc, đúng người, đúng việc nhằm thúc đẩy đội ngũ tham gia hoạt động TVHN hoàn thành nhiệm được giao.

Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo trình tự các bước: Bước 1. Dò soát việc xây dựng chuẩn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động TVHN; Bước 2. Xem xét về đo lường kết quả thực hiện các nhiệm vụ TVHN; Bước 3. Quyết định việc điều chỉnh các sai lệch để đạt được mục tiêu của hoạt động TVHN.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3

Hiệu trưởng thực sự quan tâm và có tâm huyết nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TVHN và coi hoạt động này là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học của trường.

Hiệu trưởng coi trọng việc chọn trường, chọn nghề phù hợp với nghề nghiệp trong tương lai của HS là trọng trách của mình.


Hiệu trưởng có năng lực phù hợp nhiệm vụ của mình, biết vận dụng kinh hoạt và sáng tạo các phương pháp quản lí, và lựa chọn, sử dung phong cách quản lí và công cụ quản lí trong hoạt động TVHN.

Bản kế hoạch hoạt động TVHN chi tiết, có khả năng thực hiện và phù hợp với các đối tượng tham gia hoạt động TVHN.

Hiệu trưởng xác định rõ mục đích và xây dựng bản kế hoạch kiểm tra, đành giá chi tiết và cụ thể. Ngay khi sau kiểm tra thì đánh giá phải được thực hiện ngay nhằm giúp hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh sai lệch để đạt được mục tiêu TVHN.

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN hoàn thành nhiệm vụ TVHN theo đúng sự phân công của hiệu trưởng.

HS tham gia hoạt động TVHN theo đúng sự phân công của đội ngũ tham gia hoạt động TVHN.

Hiệu trưởng dành thời gian kiểm tra hợp lí và kết hợp vừa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất; kiểm tra bằng phương pháp quan sát và qua trao đổi với đội ngũ tham gia TVHN, trưởng nhóm, một số HS, ...

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN và HS coi sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng trong hoạt động TVHN là tất yếu, đó là khâu không thể thiếu. Từ đó, họ luôn có sự phối hợp, hợp tác mỗi khi thực hiện kiểm tra, đánh giá.

3.2.4. Biện pháp 4. Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp của trường trung học phổ thông

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp 4

Nhằm triển khai việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP).

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN là đối tượng quản lí trực tiếp của hiệu trưởng, là người trực tiếp thực hiện TVHN cho HS. Do đó, họ sẽ là người quyết định đến kết quả hoạt động TVHN. Vì thế, mỗi chính sách đối với họ đều có sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả của hoạt động này. Một tác động tinh thần lẫn vật


chất mặc dù rất nhỏ nhưng sẽ góp phần khích lệ cho đội ngũ này hoàn thành tốt công việc TVHN mỗi khi được giao. Trong thẩm quyền của mình, hiệu trưởng xem xét và bổ sung Điều. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN vào Quy chế chi tiêu nội bộ của trường THPT phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của trường. Điều này thể hiện rõ việc thực hiện chức năng chỉ đạo của người hiệu trưởng, cũng như cái tâm và tầm của hiệu trưởng.

Góp phần động viên, khích lệ CBQL, GV, CBĐTN tích cực tham gia hoạt động TVHN. Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ TVHN thường xuyên trong nhà trường.

Nâng cao được hiệu quả và chất lượng của hoạt động TVHN trong trường THPT.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp 4

Hầu như trong quy chế chi tiêu nội bộ của các trường THPT chưa thể hiện sự quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp. Trong các chương và điều của quy chế này không đề cập đến đội ngũ tham gia TVHN. Do đó, thảo luận, xây dựng và bổ sung Điều. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN vào Quy chế chi tiêu nội bộ của trường THPT là việc làm không nên chậm trễ và rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn nạn làm trái ngành nghề được đào tạo và thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp ở các trường CĐ, ĐH và thậm chí cả là thạc sĩ hiện nay.

Cấu trúc chính trong quy chế chi tiêu nội bộ của các trường THPT, qua tham khảo các trường đã đăng tải trên Internet, bao gồm các chương và trong mỗi chương phân chia thành từng điều cụ thể. Dưới đây là minh họa thành phần cơ bản của một quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó đã bổ sung Điều. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường THPT:



QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích và nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Điều 2. Những căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Căn cứ thông tư số 71/2006/TT-BTC, ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

- …

Điều 3. Đối tượng được áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ

Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nguồn kinh phí của đơn vị

Điều 5. Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương

Điều 6. Chi trả tiền công

Điều 7. Tiền thưởng

Điều 8. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN

- Trích từ quĩ khen thưởng, từ quĩ phúc lợi, từ nguồn kinh phí chi cho hoạt động TVHN, từ nguồn chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ và nguồn thu từ xã hội hóa giáo dục.

- Ngoài được hưởng các quyền lợi như các CB và GV khác trong trường, đội ngũ tham gia hoạt động TVHN được hưởng chế độ đãi ngộ theo từng đối tượng cụ thể sau:

+ Đối với CBQL: Số giờ TVHN * 20% tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày mức 150%;

+ Đối với GV: Số tiết TVHN * 30% tiền lương dạy thêm 1 giờ.

- Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN được hưởng hệ số lương về Chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ như quy định ở điều 10.

- Đối với CBQL và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được tuyên dương toàn trường, ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TVHN được nhận giấy khen của hiệu trưởng và một chuyến du lịch miễn phí do trường tổ chức.

Điều 9. Phúc lợi tập thể

Điều 10. Chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ

CB và GV hoàn thành nhiện vụ TVHN: xuất sắc hưởng mức: 0, 25 hệ số lương/tháng; tốt hưởng mức: 0, 15 hệ số lương/tháng.

Điều 11. Chi cho dịch vụ công cộng: điện, nước, điện thoại, Internet.

Điều 12. Chi cho văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí

Điều 13. Chi cho hội nghị Điều 14. Chi cho công tác phí. Điều 15. Chi nghiệp vụ sự nghiệp

Điều 16. Chi cho hoạt động văn nghệ, thể thao, hội thi.

Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều cuối cùng. Hiệu lực của quy chế chi tiêu nội bộ.


Nơi nhận:

- Thành viên BGH;

- Các tổ chức đoàn thể (để thực hiện);

- Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 20


Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lí và chi tiêu tài chính của trường sử dụng kinh phí hoạt động chi thường xuyên đúng mục đích, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lí tài chính. Đồng thời góp phần vào việc sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ và GV trong trường. Quy chế này được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong trường, đặc biệt là ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp 4

Hiệu trưởng phổ biến cho toàn bộ cán bộ và GV trong trường về điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ vào cuối học kì II trong năm học. Đề nghị các tổ trưởng tổng hợp ý kiến về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN. Sau 15 ngày tổng hợp và gửi báo cáo cho ban soạn thảo quy chế.

Ban giám hiệu họp cùng với các tổ trưởng chuyên môn, công đoàn trường, CBĐTN và ban soạn thảo quy chế để thống nhất chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN.

Ban soạn thảo quy chế bổ sung Điều. Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN vào Quy chế chi tiêu nội bộ của trường THPT như đã thống nhất trong cuộc họp điều chỉnh, bổ sung quy chế.

Ban soạn thảo trình hiệu trưởng kí duyệt. Hiệu trưởng kí và ra quyết định.


Tổ trưởng tổ văn phòng thông báo, công khai quyết định và quy chế cho toàn thể cán bộ và GV trong trường.

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN xem và theo dõi việc thi hành quy chế chi tiêu nội bộ về chế độ đãi ngộ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN.

Hiệu trưởng và các tổ trưởng có liên quan thực hiện Điều. Chế độ đãi ngộ đội ngũ tham gia hoạt động TVHN theo quyết định đã ban hành.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 4

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng cùng toàn thể cán bộ và GV nhà trường nhận thức hoạt động TVHN có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động giáo dục tại trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2023