Kết Quả Giáo Dục Mô Hình Trường Học Mới Lớp 6 Năm Học 2015 - 2016

Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Phú Lương thực hiện dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011. Phòng Giáo dục và đào tạo đã tham dự tập huấn tại Sở Giáo dục và đào tạo và tổ chức triển khai tập huấn cho 140 giáo viên ở các trường THCS. Phòng Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện dạy học theo phương pháp này. Giáo viên đã tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc thuyết trình diễn giải, tạo không khí cởi mở, vui vẻ trong lớp học, học sinh hứng thú trong học tập. Việc thực hiện tốt các quy trình của phương pháp này vào tiết dạy đã giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Tiêu biểu như tiết Hóa học (THCS Cổ Lũng), Sinh học (THCS Sơn Cẩm 2), Vật lý (THCS Yên Lạc)…

Phòng Giáo dục và đào tạo đã kịp thời triển khai các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về chương trình, cách đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN). Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mô hình này đối với lớp 6 ở hai trường (THCS Tức Tranh và THCS thị trấn Đu). Cán bộ quản lý và giáo viên dạy mô hình trường học mới này đã được tập huấn và tham dự hội thảo do Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức.

Bảng 3.1. Kết quả giáo dục mô hình trường học mới lớp 6 năm học 2015 - 2016


Trường THCS

Phẩm chất

Năng lực

Kết quả học tập

Danh hiệu thi đua


Đạt

Cần rèn luyện thêm


Đạt


Còn hạn chế


Hoàn thành

Có nội dung chưa hoàn

thành

HS có thành tích nổi bật


HS có thành tích

Tức Tranh

(141 HS)

129

91,5%

12

0,85%

81

57,4%

60

42,6%

81

57,4%

60

42,6%

19

13,47%

28

19,85%

Thị trấn Đu

(96 HS)

96

100%


0

92

95,8%

4

4,2%

89

92,7%

7

7,3%

20

20,8%

35

36,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Giáo dục trung học cơ sở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 1997 - 2017 - 8

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh để nâng cao năng lực trong từng năm học và từng giai đoạn theo kế hoạch của tỉnh. Đến năm học 2013 - 2014, cả huyện có 03 giáo viên THCS đạt B1 và có 06 giáo viên tiếng Anh THCS của các trường nằm trong lộ trình của kế hoạch triển khai đề án ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 đang tham dự các lớp bồi dưỡng theo chuẩn tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2014 - 2015, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lương đã chỉ đạo các trường THCS: Thị trấn Đu, Giang Tiên, Sơn Cẩm 1, Cổ Lũng tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 6 để tham gia học theo hương trình tiếng Anh 10 năm. Kết quả có 36 học sinh của trương THCS Giang Tiên đủ điều kiện học chương trình tiếng Anh 10 năm theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm 1997 tới nay, chất lượng giáo dục hai mặt ở bậc THCS không ngừng được nâng cao qua các năm học (xem bảng 3.3).

Bảng 3.2. Kết quả xếp loại học lực bậc THCS qua một số năm học



Năm học

Tổng số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tổng số

HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số

HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số

HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số

HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số

HS

Tỉ lệ

(%)

1997-

1998

9389

450

4,8

2319

24,7

5680

60,5

846

9

94

1

2008-

2009

6032

543

9,0

2089

34,6

2893

47,9

492

8,2

15

0,25

2016-

2017

5730

915

15,9

2360

41,2

2291

39,9

162

2,83

2

0,03

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Qua bảng trên, có thể thấy rằng kết quả xếp loại học lực học sinh bậc THCS năm học 1997 - 1998 so với năm học 2016 - 2017 thay đổi rõ rệt. Mặc dù năm học 1997 - 1998 nhiều học sinh hơn (9389 học sinh) năm học 2016 - 2017 (5730 học sinh), nhưng số lượng học sinh khá, giỏi của năm học 2016 - 2017 cao hơn nhiều so với năm học 1997 - 1998. Đồng thời, số lượng học sinh yếu, kém cũng giảm rõ rệt.

Bảng 3.3. Chất lượng lên lớp, xét tốt nghiệp bậc THCS (tỉ lệ %)


Năm học


Tiêu chí


1997 - 1998


2008 - 2009


2015 - 2016

Lên lớp

93,7

95,2

97,72

Tốt nghiệp

95

98

99,86

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Qua số liệu thống kê về chất lượng văn hóa trên, chúng ta nhận thấy rõ ràng có sự tiến bộ rõ rệt theo từng năm. Các trường đã đánh giá đúng thực chất hơn về chất lượng học tập của học sinh, không chạy theo thành tích. Đây chính là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học của cá đơn vị trường. Cùng với nâng cao chất lượng đại trà, Phòng Giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm chỉ đạo các đơn vị trường chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh, không chỉ có học sinh ở khu vực thị trấn mà cả học sinh ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn cũng tham gia thi học sinh giỏi vòng tỉnh và đạt giải cao. Điều này cho thấy chất lượng giáo dục THCS đã có sự chuyển biến giữa các vùng, từng bước thực hiện công trong giáo dục.

Bảng 3.5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc THCS của một số năm học



Năm học


Tổng số HS

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng số HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số HS

Tỉ lệ

(%)

Tổng số HS

Tỉ lệ

(%)

1997-

1998


9389


6469


68,9


2563


27,3


342


3,64


15


0,16

2008-

2009


6032


4001


66,32


1619


26,84


394


6,53


18


0,31

2016-

2017


5730


4756


83


866


15,11


108


1,88


0


0

[Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu các năm trên cơ sở phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Lương cung cấp]

Qua bảng thống kê trên ta thấy về giáo dục đạo đức học sinh là khá tốt, số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm đạt từ 95% trở lên, còn lại hạnh kiểm trung bình và rất ít học sinh xếp loại yếu. Riêng năm học 2016 - 2017 không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Cùng với việc đánh giá nghiêm túc về học lực, các trường cũng thực hiện xếp loại hạnh kiểm chặt chẽ hơn, phản ánh thực chất hơn về giáo dục đạo đức trong huyện.

Tuy là một huyện miền núi, nhưng so với các địa phương trong tỉnh, chất lượng dạy và học khối THCS huyện Phú Lương đạt mức khá. Năm học 2013 - 2014, học lực giỏi của Phú Lương đạt 16,19 (Trong đó, trường huyện Phú Bình đạt 13,46%,), hạnh kiểm tốt 78,4% (huyện Phú Bình đạt 75,24%). Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn so với một số trường, nhất là các trường thành phố và thị xã. Năm học 2010 - 2011, trong khi các trường THCS thành phố Thái Nguyên tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi đạt 67,7% thì huyện Phú Lương tỉ lệ này đạt có 49,7%. Đến năm học 2015 - 2016, tỉ lệ này ở huyện Phú Lương đạt

58,25% thì ở thành phố Thái Nguyên là trên 70%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là bởi Phú Lương là một huyện thuần nông với hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Trình độ nhận thức và đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Trước năm 2000, tỉ lệ học sinh THCS bỏ học còn cao. Năm học 1997 - 1998 số học sinh bỏ học là 164/9389 (1,75%) [31, tr.31]. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Năm học 2008 - 2009, số học sinh THCS bỏ học có 70/6059 (1,16%) em [45, tr.1], đến năm 2009 - 2010, con số này giảm còn 55/5821 (0,94%) học sinh [46, tr.1]. Đến năm học 2013 - 2014 tỉ lệ duy trì sĩ số đạt 99,55% [51, tr.9].

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đã có 100% các trường THCS huyện Phú Lương đăng kí thực hiện nghiêm túc và thường xuyên trong các năm học. Các thầy giáo, cô giáo đều thực hiện tốt quy định về đạo đức nghề giáo, các trường đều xây dựng được quy tắc ứng xử.

Trong những năm gần đây, các trường THCS huyện Phú Lương thực hiện mỗi cán bộ, giáo viên một đổi mới phương pháp dạy học; mỗi nhà trường một đổi mới phương pháp dạy học và lựa chọn mỗi trường một cá nhân có phương pháp đổi mới tiêu biểu gửi về phòng Giáo dục và đào tạo. Sinh hoạt của các tổ chuyên môn ở các trường được hoạt động tích cực, thường xuyên có kế hoạch cụ thể từ đầu năm học, nội dung sinh hoạt đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức chuyên đề, ngoại khóa, hội thi.

Thông qua các chuyên đề, việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học mang lại hiệu quả rõ rệt. Điển hình như chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống” - trường THCS Phú Đô; chuyên đề môn Lịch sử “Dạy học trên thực địa” - trường THCS Sơn Cẩm 1; chuyên đề “Bác Hồ với Thái Nguyên,

Thái Nguyên với Bác Hồ” - trường THCS Yên Đổ. Chuyên đề “Ứng dụng đổi mới phương pháp đánh giá dạy học tích cực” ở trường THCS của cụm Vô Tranh - Tức Tranh - Phú Đô (các môn: Toán, Địa Lý). Chuyên đề “Thiết kế bài giảng điện tử E - Learning” của cụm THCS Dương Tự Minh - Thị trấn Đu - Động Đạt - Hợp Thành (các môn: Toán, Tiếng Anh, Hóa học); Chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy học các môn tự nhiên” của trường THCS Phấn Mễ

1. Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học THCS” tại THCS Yên Đổ; Ngoại khóa: Kỉ niệm 121 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tại trường THCS Giang Tiên.

Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, huyện Phú Lương được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm 2003, đến nay các chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS vẫn tiếp tục được giữ vững, toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (Trong đó, 09/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và 07/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2).

Ngoài công tác giáo dục đạo đức và trí dục, các trường đều rất quan tâm đến các nội dung giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Công tác giáo dục thể chất, văn hóa nghệ thuật là nội dung giáo dục lớn được chú trọng đẩy mạnh từ nhiều năm nay. Vì vậy phong trào thể dục thể thao, văn nghệ phát triển mạnh. Hàng năm Phòng Giáo dục - đào tạo huyện đều tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, giải điền kinh quy mô và chất lượng. Đội tuyển của huyện tham gia giải thi đấu ở tỉnh đều được xếp hạng cao.

3.2. Những hạn chế của giáo dục THCS huyện Phú Lương

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, giáo dục Trung học cơ sở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế sau:

Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học mặc dù được sự quan tâm của các cấp song nguồn lực tài chính còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất các trường đã có những thay đổi song so với yêu cầu còn hạn chế. Có những trường đạt chuẩn

quốc gia đã hết giai đoạn 05 năm đến thời kì kiểm tra công nhận lại phải đầu tư sữa chữa nhiều. Chính vì vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế so với một số huyện khác trong tỉnh. Do đó, tỉ lệ có trường đạt chuẩn ở Phú Lương vẫn đứng sau Phổ Yên, Sông Công, Đại Từ, Phú Bình, Thành Phố Thái Nguyên và Đồng Hỷ.

Các phòng bộ môn như phòng bộ môn vật lý, hóa học, tiếng anh còn thiếu thiết bị, đồ thí nghiệm phục vụ cho dạy và học, cơ sở vật chất nhiều xã bảo quản chưa tốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học.

Hệ thống nước uống, nhà công vụ cho giáo viên, nhà vệ sinh, nhà để xe của giáo viên và học sinh của một số trường chưa được đảm bảo, đầu tư và đang xuống cấp. Một số trường ở vùng khó khăn của huyện Phú Lương còn thiếu và thường xuyên hỏng hệ thống quạt mát, bóng điện, rèm, máy chiếu.

Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể một số địa phương chưa đầy đủ, còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vào ngành chưa thật sự đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Kinh phí chi thường xuyên phục vụ cho dạy và học còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn hạn chế.

Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Một số cán bộ quản lý còn hạn chế trong công tác quản lý, nhất là quản lý về tài chính, trong thực hiện quy chế dân chủ công khai.

Đội ngũ giáo viên còn bất cập so với nhu cầu đổi mới. Sự thay đổi trong phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm, chưa hiệu quả. Một trong những lí do là mức lương và phục cấp cho giáo viên còn thấp và để đảm bảo nhu cầu cuộc sống, nhiều giáo viên tham gia làm thêm bên ngoài. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của giáo viên.

Đội ngũ giáo viên cốt cán các ngành học và cấp học còn mỏng, chưa phát huy được tác dụng vai trò nòng cốt nhất là phát triển chất lượng đội ngũ hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Tuy số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong các kì thi, cuộc thi cấp tỉnh tương đối cao song vẫn chưa cải thiện được đáng kể về thứ hạng trong tỉnh.

Việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được chú ý, song ở một số trường vùng sâu, vùng xa thực hiện chưa triệt để.

Việc đánh giá xếp loại viên chức, chuẩn cán bộ quản lý còn nặng về hình thức, chưa thực sự có tác dụng trong việc thay đổi hiệu quả công việc. Công tác tự bồi dưỡng nhà giáo còn hình thức, thiếu động lực và hiệu quả.

Ý thức học tập của một số học sinh sút kém do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những tiêu cực của đời sống xã hội. Một bộ phận học sinh còn yếu kém về nhận thức chính trị, đạo đức, về kiến thức văn hoá. Một số học sinh tuy đỗ tốt nghiệp THCS nhưng thiếu hiểu biết về xã hội và nhân văn, về kĩ năng thực hành, phương pháp tư duy; khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất đời sống hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu lao động sản xuất cho nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở một số xã vùng sâu như xã Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc còn cao, do vậy ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý và việc nâng cao chất lượng dạy và học. Điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều xóm, bản còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, dẫn đến nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Về chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn

Mặc dù trong những năm qua, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, song chưa đồng đều giữa các vùng miền. Chất lượng học lực của học sinh 04 trường THCS vùng đặc biệt khó khăn còn yếu kém (THCS: Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Trạch).

Chất lượng giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém hiệu quả chưa cao. Tỉ lệ và chất lượng giải trong các kì thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023