Quản Lý Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Và Thi Tốt Nghiệp.

hàng ngày của mỗi GV.

Quản lý SV và các hoạt động học tập đã thực hiện theo đúng quy chế, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của các CSĐT là quản lý các hoạt động học tập ngoài giờ học và ngoài nhà trường, đặc biệt là hoạt động tự học của SV.

Toàn bộ quá trình dạy học được triển khai theo các điều kiện hiện có của nhà trường, chứ không phải theo các điều kiện của ĐT theo NLTH. Ngay cả việc quản lý công tác đánh giá kết quả quá trình học tập của các trường cũng triển khai rất chung chung, mặc dù đã có những định hướng để GV triển khai theo các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ nhưng việc tổ chức thực hiện thì các trường vẫn để cho GV, Bộ môn tự do, tùy chọn, không quy định cụ thể về cách thức, tiêu chuẩn đánh giá.

Xuất phát từ yêu cầu và hoàn cảnh, nhiều trường, ở các mức độ khác nhau, cũng đã bắt đầu có quan hệ với DoN có ngành nghề liên quan. Tuy nhiên, hình thức liên kết thường mới chỉ dừng ở việc DoN đến trường để ký kết hợp đồng ĐT, nhà trường gửi SVđi thực tập tại các DoN. Việc phối hợp trong quá trình ĐT giữa nhà trường và DoN còn rất nhiều hạn chế, như tiến hành ĐT và đánh giá kết quả ĐT tại DoN thường vẫn chỉ do nhà trường tự thực hiện theo chủ quan của mình. Trách nhiệm và quyền lợi của hai bên chưa được phân định rõ ràng, chủ yếu vẫn trên cơ sở thân quen, tình cảm vì vậy sự liên kết thiếu bền vững và toàn diện.

2.4.3. Quản lý các yếu tố đầu ra

Đánh giá kết quả đầu ra luôn được các trường coi là khâu quan trọng của quá trình ĐT. Vì vậy, một Hội đồng thi tốt nghiệp (do hiệu trưởng làm chủ tịch) được thành lập để chỉ đạo hoạt động này đảm bảo khách quan, công bằng, hiệu quả.

2.4.3.1. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá và thi tốt nghiệp.

a, Quản lý công tác kiểm tra đánh giá

Kết quả điều tra, thăm dò ý kiến CBQL trường và GV về quản lý kiểm tra đánh giá như ở bảng 2.21.

Bảng 2.21: Kết quả điều tra thăm dò quản lý kiểm tra đánh giá


Mức độ


Các thành tố quản lý

Chưa

tốt (%)

Đạt yêu cầu (%)


Tốt (%)

Không có ý kiến(%)

Lập kế hoạch thi, kiểm tra, đánh

giá với các khóa học.

32

56

12

0

Xây dụng các hình thức kiểm tra đánh giá.

52

36

8

4

Tổ chức triển khai việc kiểm tra đánh giá trong các khóa học

20

52

20

8

Công tác giám sát trong thi, kiểm tra, đánh giá.

24

56

8

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo của các trường Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ - 15

Qua điều tra thăm dò cho thấy, việc xây dựng các hình thức kiểm tra đánh giá có 52% ý kiến cho rằng công tác này chưa tốt bởi các GV chưa áp dụng phương pháp đánh giá khách quan, các hình thức kiểm tra đánh giá còn câu nệ, chưa phản ánh kỹ năng thực có của SV và phần lớn các ý kiến đánh giá cho rằng quản lý việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra mới chỉ đạt yêu cầu về mục tiêu ĐT đề ra và khả thi với điều kiện đảm bảo chất lượng của trường chứ chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tế của DoN theo chuẩn nghề nghiệp. Các trường cũng chưa quản lý tốt việc tổ chức cho SV theo năng lực mà còn thi lý thyết và thực hành riêng rẽ.

Một điều đáng lưu ý là các trường chưa QLĐT theo phương thức mô - đun, đánh giá kết quả học tập theo mô- đun để cấp chứng chỉ cho những SV thi đạt, để họ có thể tìm việc làm và tích lũy tín chỉ để có thể học tiếp khi có điều kiện.

b, Quản lý việc thi tốt nghiệp

Căn cứ vào mục tiêu của CTĐT, SV được biết công khai toàn bộ các nội dung, yêu cầu và mức độ cần đạt trước khi tốt nghiệp về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ và các kỹ năng mềm khác. Trên cơ sở chuẩn đầu ra của CTĐT, trường đã tổ chức đánh giá tốt nghiệp cho SV đảm bảo thống nhất, hoàn chỉnh và công khai. Hiện cả hai trường khi đánh giá tốt nghiệp đều do chính GV nhà trường thực hiện, chưa có nơi nào mời chuyên gia các CSĐT khác hoặc của DoN trực tiếp tham gia. Qua khảo sát, rất hiếm khi có sai sót khi tổ chức kỳ thi đánh giá. Tuy nhiên, yêu

cầu về một kỳ thi đánh giá đầu ra đáp ứng nhu cầu DoN thì chưa đáp ứng được,bởi trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có thành viên nào là đại diện của DoN. Điều này dẫn đến việc SV tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi nhưng chưa thỏa mãn yêu cầu DoN hoặc ngược lại (đánh giá chất lượng trong chưa thống nhất với đánh giá ngoài). Mục tiêu ĐT của chương trình và các bài dạy không cụ thể, do đó khó đánh giá chất lượng ĐT cũng như năng lực hành nghề thực sự của SV sau khi tốt nghiệp. Chưa có hệ thống chuẩn và qui trình kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng cũng như chuẩn nghề, chuẩn đơn vị kiến thức-kĩ năng-thái độ, chuẩn kiểm tra - đánh giá, quy trình đánh giá làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng ĐT.Việc tiến hành đánh giá tốt nghiệp chủ yếu là do nhà trường tự thực hiện, việc tham gia của DoN chỉ xuất hiện với các đối tượng ĐT theo hợp đồng, điều này khó đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

Biểu đồ 2.13 cho thấy việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá thi tốt nghiệp đã được nhà trường quan tâm, tổ chức kiểm tra đánh giá chặt chẽ và thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về hoạt động này. Đánh giá khách quan công bằng, chính xác để khẳng định SV thu được khối lượng kiến thức, kĩ năng theo đúng mục tiêu ĐT của nhà trường. Tuy nhiên, có 35,7% ý kiến cho là ở mức trung bình, khẳng định công tác này chưa tốt ở một số nội dung như việc lấy thông tin phản hồi từ SV tốt nghiệp 61% và từ các cơ sở sử dụng sản phẩm ĐT 62,8% do chưa được nhà trường quan tâm thực hiện nghiêm túc.Đặc biệt là chưa quản lý việc thi tốt nghiệp theo mô - đun.


70

61.2

61

62.8

60

49.7

50

45.1

47.5


40

35.4

33

32

29.4

30

19.5

21.9

19.5

20

16.9

18.3

20.8

16.4

9.6

10


0

Phổ biến hướng Tập huấn cho đội Kiểm tra đánh giá Tổ chức tổng kết Lấy ý kiến thông dẫn cho cán bộ về ngũ GV để công

công tác kiểm tra tác kiểm tra đánh

đánh giá giá có hiệu quả

chặt chẽ, xây dựng nề nếp ổn định

rút kinh nghiệm tin phản hồi từ SV

hoạt động kiểm tra đánh giá

tốt nghiệp

Lấy ý kiến thông tin phản hồi từ các cơ sở sử dụng

Rất tốt Tốt

Chưa tốt

Biểu đồ 2.13: Quản lý công tác kiểm tra đánh giá thi tốt nghiệp

2.4.3.2 Quản lý phát triển nghề nghiệp của người học sau tốt nghiệp

Đây là một trong những nội dung nằm ngoài tầm kiểm soát đối với cả hai trường như ở bảng thống kê 2.22

Bảng 2.22: Thống kê nhu cầu học tập của SV sau khi tốt nghiệp CĐN


STT

Thực trạng nhu cầu học tập của SV sau khi tốt nghiệp CĐN

Tỉ lệ %


1

Nhu cầu học nâng cao phát triển trình độ kiến thức, kĩ năng

nghề.

Có nhu cầu lớn

22.5

Có nhu cầu

52.7

Không có nhu cầu

24.8


2

Mức độ cần thiết tiếp tục học nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ

năng tay nghề

Rất cần thiết

33.5

Cần thiết

53.6

Không cần thiết

12.9


3


Dự định thời gian học

tiếp

Ngay sau khi tốt nghiệp

13.7

Sau khi có việc làm

20.5

Sau khi đã ổn định cuộc sống

42.3

Không có dự định

24.5


4

Dự định về khả năng thăng tiến của bản thân

Có khả năng

16.7

Bình thường

64.8

Không có khả năng

18.5


5


Dự định về các chương trình học tập

Liên thông đại học

36.7

Học chuyển đổi nghề

16.3

Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghề

15.6

Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ

17.5

Bồi dưỡng trình độ tin học

12.5

Khác

1.2


Theo kết quả khảo sát nhóm đối tượng SV hệ CĐN đang làm việc tại các DoN về nội dung trên, có tới 87,1% khẳng định cần thiết và rất cần thiết tiếp tục học nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nhưng chỉ có 76,5% có nhu cầu và thực sự có nhu cầu học nâng cao. Khi được hỏi về thời gian dự định theo học

chỉ có 13,7% muốn học ngay sau khi tốt nghiệp, 20,5% xác định cần có việc làm trước khi học và 42,3% muốn ổn định cuộc sống trước khi có điều kiện sẽ tiếp tục học. Về hình thức học: 36,7% lựa chọn học liên thông lên đại học, 16,3% muốn chuyển đổi nghề và 15,6% muốn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề. Thực trạng trên cho thấy bản thân người lao động trình độ CĐN chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghề. Tâm lí có tấm bằng đại học để đảm bảo cho sự ổn định công việc vẫn còn nặng nề, song khi được hỏi về khả năng thăng tiến của bản thân thì có 16,7% cảm thấy có khả năng và cơ hội thăng tiến, 18,5% tỏ ra khá bi quan, chấp nhận thực tại.

2.4.3.3. Quản lý việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay người học nghề tìm được việc làm chủ yếu nhờ các nguồn thông tin được trình bày tại bảng 2.23.

Bảng 2.23: Các nguồn thông tin về việc làm



STT


Các nguồn thông tin về việc làm

Tỷ lệ người tìm được

việc làm (%)

1

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng

49.51

2

Do nhà trường giới thiệu

27.36

3

Được DoN đến trường để tuyển dụng

20.52

4

Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm

2.61

Như vậy, SVtốt nghiệp tìm được việc làm chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay một số CSĐT đã xây dựng website để giúp người học có thể khai thác những thông tin cơ bản về các CSĐT, các kỳ thi tuyển sinh, ngành nghề ĐT, nhu cầu nhân lực để lựa chọn ngành nghề, nơi học tập và làm việc.Qua khảo sát điều tra, hiện cả hai trường đều không quản lý việc tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học tốt nghiệp một cách có tổ chức, có hệ thống mà chỉ là những hoạt động cục bộ, nhất thời, không do bộ phận nào đặc trách. Để khắc phục, cả hai trường đã thành lập Trung tâm dịch vụ hỗ trợ HS - SV, nhằm giúp Ban giám hiệu khắc phục những khoảng trống nêu trên, góp phần cải thiện công tác tuyển sinh cũng như tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS - SV.

Thực sự, rất nhiều trường lúng túng với bài toán việc làm cho người tốt nghiệp, bởi việc làm và chất lượng việc làm phụ thuộc vào sự năng động, phạm vi quan hệ của SV và gia đình họ. Từ trước đến nay nhà trường chưa tiến hành hoạt động điều tra “Theo dấu vết SV”. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nhân lực chuyên trách lại chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể, không xác định được đầu mối cung cấp thông tin, nên nhiều khi SV muốn phản hồi kết quả làm việc với nhà trường cũng không biết phản hồi cho ai? Như thế nào? Con số báo cáo về tỷ lệ SV có việc làm chủ yếu thông qua DoN mà nhà trường có mối quan hệ. Do đó, độ chính xác về thời điểm có việc làm của SV lệ thuộc vào danh sách nhà trường cam kết cung ứng với DoN, sau đó SV có đến làm việc tại DoN hay không và làm việc tại DoN trong khoảng thời gian nào, nghỉ việc, hoặc chuyển …thực sự nhà trường không thể kiểm soát. Hiệu quả ngoài chỉ được xác định khi những thông tin sau tốt nghiệp của SV được phản hồi cụ thể ở bảng 2.24.

Bảng 2.24: Tình trạng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp.


STT

Nội dung

Việc làm

Cộng (%)


1


Thời gian tìm việc sau khi ra trường

Có việc ngay

51.2

3-6 tháng

35.3

7-12 tháng

6.6

Trên 1 năm

6.9

2

Việc làm sau tốt nghiệp

Đúng nghề được ĐT

77.1

Nghề có liên quan

22.9


3


Tìm được việc làm do

Tự liên hệ

34.6

Gia đình thu xếp

10.3

Bạn bè giới thiệu

15

Qua trung tâm dịch vụ việc làm

9.3

Qua phương tiện thông tin đại chúng

1.9

Nhà trườngbố trí, giới thiệu

26.2

Nhân viên cũ về lại DoN

2.7

4

Công việc hiện nay

Biên chế

12.5

Hợp đồng

87.5


5


Công việc chuyên môn hiện nay

Nhân viên

96.3

Tổ trưởng/ tổ phó

2.8

Cán bộ nghiệp vụ

0.9

Qua khảo sát bảng 2.24 nhóm người lao động có trình độ CĐN cho thấy những kết quả nêu trên chưa đáp ứng được tốt cho yêu cầu của người học cũng như của các DoN. Xét theo tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế ILO, hiệu quả ngoài ĐT được tính thông qua số lượng người học có việc làm đúng nghề trong vòng 6 tháng khi tốt nghiệp.Trên 51,2% người lao động khẳng định tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp (dưới 3 tháng) và số này phải mất thời gian các DoN phải ĐT thích ứng từ 2 -3 tháng cho phù hợp với kiến thức và kỹ năng của công việc. Tuy nhiên, số SV làm nghề có liên quan đến nghề được ĐT chiếm 22,9%, số SV tốt nghiệp kiếm được việc làm chủ yếu là do tự liên hệ còn nhà trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong giới thiệu việc làm, song hình thức lao động của số SV tốt nghiệp chủ yếu là hợp đồng, chỉ có khoảng 1/8 số này được nhận vào biên chế của các DoN. Bất cập này một phần do trường chưa có đủ thông tin về NCNL của DoN và công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả.Kết quả khảo sát về quản lý việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp như ởbảng 2.25.

Bảng 2.25: Mức độ hợp tác giữa CSĐT và DoN về tư vấn và giới thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp. (Mức1 là tốt, mức 5 là kém)

TT

Nội dung hợp tác

Đánh giá mức độ hợp tác (%)

1

2

3

4

5


1

DoN và CSĐT cung cấp thông tin cho nhau về nhu cầu nhân lực và khả

năng cung ứng nhân lực

CBQL trường và GV

5.7

12.5

46.8

30.2

4.8

CBQL DoN

5.2

11.7

47.5

29.6

6.0


2

DoN tạo điều kiện cho SV tham quan, thực tập tại DoN

CBQL trường và GV

17.4

14.6

31.5

23.7

12.8

CBQL DoN

15.6

18.3

32.5

20.7

12.9


3

CSĐT cung cấp cho DoN thông tin về SV sắp tốt nghiệp

CBQL trường và GV

10.5

25.6

32.7

16.0

15.2

CBQL DoN

5.7

12.5

53.7

17.0

11.1


4

Chuyên gia của DoN tham gia tư vấn và tuyển dụng SV tốt nghiệp tại

CSĐT

CBQL trường và GV

9.6

26.5

30.8

18.5

14.6

CBQL DoN

6.3

11.7

47.8

19.5

14.7

Trên cơ sở kết quả khảo sát, có thể rút ra một số kết luận sau:

Mối quan hệ hợp tác giữa nhàtrường và DoN tuy đã được thiết lập nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Chỉ có 12,5 % ý kiến đánh giá ở mức độ

tương đối tốt, 5,7% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và có đến 46,8% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

Khi tìm hiểu về những khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và DoN thì 100% phiếu trả lời do “ Chưa có chế độ ưu đãi của nhà nước cho DoN tham gia quá trình ĐT ”, ngoài ra “ Cơ chế làm việc không phù hợp giữa hai bên ” và “ Khó xây dựng được nội dung phối hợp thỏa mãn lợi ích của trường và DoN ” cũng là những khó khăn mà hai bên đều đưa ra với tỷ lệ cao. Qua khảo sát, việc cung cấp hệ thống quản lý thông tin đa chiều (nhà trường, người học, DoN, các chuyên gia khoa học, các liên đới khác...) nhằm khẳng định giá trị đầu ra của quá trình ĐT ở các trường đều không tổ chức thực hiện.

2.4.4.Thực trạng về khả năng thích ứng của các trường đối với những tác động

của bối cảnh đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Để xác định mức độ ảnh hưởng của bối cảnh, tác giả đã tiến hành khảo sát,

lấy phiếu thăm dò qua kết quả bảng 2.26.

Bảng 2.26: Bối cảnh và môi trường ảnh hưởng đến mọi hoạt động ĐT



STT


Nội dung


Đối tượng đánh giá

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh hưởng


1

Sự tác động của cơ

chế thị trường

CBQL trường và SV

56.4

34.8

8.8

CBQL DoN và SV

tốt nghiệp

51.6

38.1

10.3


2

Sự tác động của cơ

chế chính sách

CBQL trường và SV

65.7

30.3

4.0

CBQL DoN và SV

tốt nghiệp

66.2

28.7

5.1


3

Năng lực ĐT và chiến lược phát triển của trường

CBQL trường và SV

52.8

39.4

7.8

CBQL DoN và SV

tốt nghiệp

58.4

34.2

7.4


4

Năng lực lãnh đạo của CBQL nhà trường và DoN

CBQL trường và SV

63.4

34.3

2.3

CBQL DoN và SV

tốt nghiệp

62.4

33.9

3.7


5

Nhu cầu nhân lực và chiến lược phát triển của nhân lực

CBQL trường và SV

71.8

20.4

7.8

CBQL DoN và người

lao động

72.7

21.5

5.8

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí