Đánh Giá Mức Độ Đạt Được Về Việc Hoạt Động Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs


d. Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Bảng 2.12. Đánh giá mức độ đạt được về việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)


ĐTB


TH

Tốt

Khá

TB

Yếu


1

Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá xếp loại HS vào đầu năm học, trước khi sơ kết

học kỳ, tổng kết năm học.


19/

61,3


12/

38,7




3,61


2


2

Xây dựng những quy định cụ thể

về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

23/

74,2

5/

16,1

3/

9,7



3,65


1


3

Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo quy trình quản lí đảm bảo chất

lượng.


19/

61,3


11/

35,5



1/3,2


3,55


4


4

Tổ chức khảo sát chất lượng bộ

môn vào đầu năm học, giao nhận chỉ tiêu chất lượng cho GV.

22/

71,0

5/

16,1


3/3,7


1/3,2


3,55


5


5

Thường xuyên kiểm tra sổ điểm lớp, kế hoạch giảng dạy bộ môn, các loại đề kiểm tra của GV, tiến độ chấm - trả bài - vào điểm hàng

tuần.


20/

64,5


10/

32,3



1/3,2


3,58


3


6

Tổ chức kiểm tra giám sát việc kiểm tra, đánh giá HS theo quy chế chuyên môn, tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng và đánh giá

định kỳ trong năm học.


20/

64,5


7/

22,6


4/

12,9



3,52


6


7

Phân tích kết quả, phân loại học tập của HS theo định hướng phát

triển năng lực HS.

7/

22,6

9/

29,0

11/

35,5

4/

12,9


2,61


7

8

Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh

giá để xếp loại GV.

23/

74,2

5/

16,1

3/

9,7


3,65

1


ĐTB chung





3,47


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 10


Qua số liệu khảo sát bảng 2.12, chúng ta thấy công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được đánh giá tốt, ĐTB chung:3,47, ĐLC: 0,63.

- Hai nội dung 2 (Xây dựng những quy định cụ thể về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS) và nội dung 8 (Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại GV) đều được hầu hết CBQL thực hiện tốt với ĐTB:3,65 và đều ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 90,3% (tốt:74,2%, khá: 16,1%) và cùng được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/8) ở cột thứ hạng. Đây là kết quả khảo sát trùng hợp ngẫu nhiên chứng tỏ 2 nội dung này được hầu hết CBQL rất quan tâm và đánh giá cao. Vì có quy định cụ thể việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thì khi sử dụng kết quả kiểm tra này làm cơ sở đánh giá xếp loại GV thường ít bị GV phản ứng. Việc đánh giá xếp loại GV là rất nhạy cảm. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng. Ngược lại, bản thân HS cũng sẽ khiếu nại nếu kết quả đánh giá sai lệch. Đây là cách thực hiện phổ biến của các HT ở phần lớn các trường và hầu như được các GV chấp nhận nên tương đối ổn. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện tốt và được đánh giá xếp hạng cao nhất là điều dễ hiểu.

- Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá xếp loại HS vào đầu năm học, trước khi sơ kết học kì, tổng kết năm học (ĐTB:3,61) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 100% (tốt: 61,3%, khá: 38,7%) và được đánh giá xếp hạng 2/8 ở cột thứ hạng. Đây là nhiệm vụ không có gì mới mẻ nhưng bắt buộc nhà trường phải tổ chức cho GV, HS học tập hàng năm để đảm bảo rằng quy chế này ai cũng biết để thực hiện đầy đủ. Do vậy, kết quả khảo sát cho thấy CBQL cũng thực hiện nội dung này ở mức tốt và được đánh giá xếp hạng cao.

- Thường xuyên kiểm tra sổ điểm lớp, kế hoạch giảng dạy bộ môn, các loại đề kiểm tra của GV, tiến độ chấm trả - vào điểm hàng tuần (ĐTB:3,58) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 96,8% (tốt: 64,5%, khá: 32,3%) và được đánh giá xếp hạng 3/8 ở cột thứ hạng. Đây là công việc bình thường thực hiện theo quy định chung của ngành từ quản lí cấp trên và của nhà trường mà CBQL cơ sở giáo dục cấp dưới phải chấp hành. Chính vì thế, kết quả khảo sát cho thấy CBQL cũng thực hiện nội dung này ở mức tốt và được đánh giá xếp hạng cao.


- Riêng hai nội dung 3 (Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo quy trình quản lí đảm bảo chất lượng và tổ chức khảo sát chất lượng bộ môn vào đầu năm học, giao nhận chỉ tiêu chất lượng cho GV) và nội dung 4 (Tổ chức khảo sát chất lượng bộ môn vào đầu năm học, giao nhận chỉ tiêu chất lượng cho GV) cũng đều được đánh giá thực hiện tốt (ĐTB:3,55) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 96,8% (tốt: 61,3%, khá:35,5%) đối với nội dung 3; đạt 87,1% (tốt: 71,0%, khá: 16,1) đối với nội dung 4 và lần lượt được xếp hạng 4/8, 5/8 ở cột thứ hạng. Hai nội dung này nhằm xác định đầu vào (đầu năm học) và đầu ra (cuối năm học) để làm cơ sở đánh giá xếp loại HS, GV hàng năm nên kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL thực hiện tốt.

- Tổ chức kiểm tra giám sát việc kiểm tra, đánh giá HS theo quy chế chuyên môn, tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng và đánh giá định kỳ trong năm học (ĐTB: 3,52) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 87,1% (tốt:64,5%, khá: 22,6%) và được đánh giá xếp hạng 6/8 ở cột thứ hạng. Ngoài việc kiểm tra, CBQL còn phải tổ chức giám sát việc thực hiện kiểm tra, đánh giá HS có đảm bảo đúng quy chế quy định hay không thì việc đánh giá HS mới có ý nghĩa. Vì thế, với nội dung này CBQL cũng thực hiện tốt.

- Phân tích kết quả, phân loại học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực được đánh giá ở mức khá (ĐTB: 2,61) và được đánh giá xếp hạng áp chót (7/8) ở cột thứ hạng. Nhiệm vụ này do còn mới mẻ so với cách đánh giá, phân loại học tập của HS trước đây nên kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện ở mức trên trung bình (0,1) và không được xếp hạng cao. Vì khi được hỏi, đa số CBQL cho rằng việc phân tích kết quả, phân loại học tập của HS hiện nay được các nhà trường và GV thực hiện nghiêm túc theo quy chế đánh giá xếp loại HS do Bộ GD & ĐT ban hành (Thông tư 58). Nhưng việc kiểm tra, đánh giá HS hiện nay vẫn còn nặng nề về ghi nhớ, hiểu kiến thức chưa chú trọng đánh giá năng lực vận dụng, mà thực tế dạy học hiện nay việc tổ chức kiểm tra, đánh giá HS như thế nào thì GV dạy như vậy (Dựa theo cách ra đề thi kiểm tra để dạy đối phó). Mặt khác, việc tập huấn thu thập, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập HS theo định hướng phát triển năng lực còn mới mẻ và nhiều hạn chế.


e. Quản lí việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV.

Công tác quản lí thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV được thực hiện theo một quy trình nhất định: Đầu tiên, TTCM hoàn thành các biện pháp quản lí; sau đó, thông báo kết quả về ban giám hiệu; cuối cùng, ban giám hiệu thẩm định và quyết định. Quy định này được phổ biến đến tổ chuyên môn và tất cả GV bộ môn ngay từ đầu năm học và thực hiện theo quy định chung từ Phòng GD & ĐT quận/huyện, nhà trường nhất thiết không được quy định thêm bất cứ loại hồ sơ sổ sách chuyên môn nào khác. CBQL nhà trường căn cứ theo quy định này để thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lí của mình. Do đó, nội dung này không quá khó khăn, phức tạp đối với các trường.

Bảng 2.13. Đánh giá mức độ đạt được của thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)


ĐTB


TH

Tốt

Khá

TB

Yếu


1

Xây dựng nền nếp, quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn của GV (số lượng, nội dung,

hình thức…).


20/

64,5


11/

35,5




3,65


1


2

Tổ chức kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV thường xuyên, nhận xét cụ thể và yêu cầu bổ

sung, điều chỉnh kịp thời.


21/

67,8


9/

29,0


1/3,2



3,65


2

3

Xây dựng hồ sơ chuyên môn

mẫu của GV môn Toán.

15/

48,4

10/

32,3

4/

12,9

2/6,5

3,23

4


4

Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá, xếp

loại GV.

19/

61,3

10/

32,3


1/3,2


1/3,2


3,52


3


ĐTB chung





3,51



Qua kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy công tác quản lí việc thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của GV được đánh giá ở mức tốt, ĐTB chung: 3,51, ĐLC: 0,67.

- Hai nội dung 1 (Xây dựng nền nếp, quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn của GV (số lượng, nội dung, hình thức…)) và nội dung 2 (Tổ chức kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV thường xuyên, nhận xét cụ thể và yêu cầu bổ sung, điều chỉnh kịp thời) đều được CBQL thực hiện ở mức tốt với ĐTB:3,65 ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 100% (tốt: 64,5%, khá: 35,5%) đối với nội dung 1 và đạt 96,8% (tốt: 67,8%, khá: 29,0%) đối với nội dung 2; lần lượt được đánh giá xếp loại 1/4, 2/4 ở cột thứ hạng. Kết quả khảo sát cho thấy 2 nội dung được CBQL rất quan tâm thực hiện tốt và đánh giá cao.

- Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá, xếp loại GV (ĐTB: 3,52) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 93,6% (tốt: 61,3%, khá:32,3%) và được đánh giá xếp loại 3/4 ở cột thứ hạng. Dùng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá, xếp loại GV là một trong những tiêu chí thi đua của nhà trường để CBQL làm cơ sở thực hiện và được phần lớn GV chấp nhận. Công việc này cũng không quá khó nên kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện ở mức tốt là điều hợp lý.

- Xây dựng hồ sơ chuyên môn mẫu của GV môn Toán (ĐTB: 3,23). Điều đó có nghĩa CBQL thực hiện công việc này ở mức khá, ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 80,7% (tốt: 48,4%, khá: 32,3%) và được xếp hạng cuối cùng (4/4). Kết quả khảo sát cho thấy nội dung này CBQL có quan tâm nhưng chưa đánh giá cao. Hồ sơ chuyên môn mẫu của GV chỉ mang tính cách hồ sơ chuẩn để tham khảo. Nếu áp dụng rập khuôn như nhau sẽ hạn chế sự sáng tạo của GV.

Do đó, khi được hỏi, các CBQL đều cho rằng những quy định về hồ sơ chuyên môn hiện nay còn mang tính hình thức nặng nề về sổ sách. GV bộ môn có các loại hồ sơ sau: Kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ dự giờ thăm lớp, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, sổ hội họp, sổ lưu đề kiểm tra, kế hoạch phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; nếu là GV chủ nhiệm thì có thêm các loại sổ: sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên ghi điểm. Như vậy, GV phải hoàn thành


nhiều loại sổ sách sẽ không có đủ thời gian tập trung để đầu tư công việc chuyên môn của mình.

f. Quản lí công tác bồi dưỡng GV

Bảng 2.14. Đánh giá mức độ đạt được của công tác bồi dưỡng GV‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)


ĐTB


TH

Tốt

Khá

TB

Yếu


1

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ GV của nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ,

GV cụ thể từng năm học.


2/

6,5


4/

12,9


15/

48,3


10/

32,3


1,94


4


2

Quy định kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ GV, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV theo hướng

đạt chuẩn và trên chuẩn.


6/

19,4


9/

29,0


9/

29,0


7/

22,6


2,45


1


3

Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các

lớp bồi dưỡng chuẩn hóa GV.

5/

16,1

9/

29,0

11/

35,5

6/

19,4


2,42


2


4

Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm chuyên môn các đơn vị Tiên tiến; học tin học và ngoại

ngữ.


3/

9,7


10/

32,3


12/

38,6


6/

19,4


2,32


3

5

ĐTB chung





2,28


Công tác bồi dưỡng GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lí ở nhà trường. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV là yếu tố quan trọng góp phần quyết định tới thành công của quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ GV là nguồn nhân lực then chốt, một trong những nhân tố chủ lực ảnh hưởng tích cực đến chất


lượng giáo dục của nhà trường. Nhưng qua kết quả khảo sát bảng 2.14 cho thấy công tác này được thực hiện chỉ đạt ở mức trung bình, ĐTB chung: 2,28, ĐLC: 0,95.

- Quy định kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ GV, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn (ĐTB: 2,45) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 48,4% (tốt: 19,4%, khá: 29,0%). Mặc dù quy định này được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/4) ở cột thứ hạng nhưng chỉ được thực hiện ở mức trung bình. Thực trạng này cho thấy khi GV đã được tuyển dụng và chính thức hợp đồng ở một cơ sở giáo dục thì yêu cầu GV có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn là rất khó khăn, ngoại trừ những GV có tâm huyết yêu nghề có ý chí vươn lên. Vì thế, CBQL cần có biện pháp tích cực hơn kèm theo những chính sách hỗ trợ thích hợp để buộc GV phải có lộ trình học tập, bồi dưỡng cụ thể thì tình hình có thể cải thiện tốt hơn.

- Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa GV (ĐTB: 2,42). Nội dung này là rất cần thiết để giúp GV cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề, nhưng cũng chỉ được thực hiện ở mức trung bình. Điều đó cho thấy công tác này ít được quan tâm.

- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ GV của nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, GV cụ thể từng năm học (ĐTB: 1,94) chiếm tỉ lệ trung bình: 48,3, yếu: 32,3 và được đánh giá xếp hạng cuối cùng (4/4) ở cột thứ hạng. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung này cũng ít được quan tâm và không được coi trọng. Tuy nhiên, xét cho cùng thì nó cũng có lý do riêng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giáo viên cụ thể từng năm học được các nhà trường triển khai đầy đủ nhưng còn mang tính hình thức. Công tác này khi thực hiện phần lớn nhà trường rất bị động do việc tuyển dụng GV vẫn do Phòng GD & ĐT đảm nhiệm và Phòng Nội vụ tham mưu UBND quận/huyện ra quyết định tuyển dụng phân công, nhà trường chủ yếu là tiếp nhận và sử dụng. Chính vì thế, việc xây dựng chiến lược này khó khả thi nên đa số CBQL đánh giá ở mức trung bình. Vấn đề này cần được điều chỉnh theo đúng Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ


thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

- Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm chuyên môn các đơn vị Tiên tiến; học tin học và ngoại ngữ (ĐTB: 2,42). Nội dung này là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho GV có cơ hội giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng CNTT, ngoại ngữ để hỗ trợ GV sử dụng các thiết bị hiện đại và tham khảo tài liệu nước ngoài phát triển nghề nghiệp. Thế nhưng, kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện công việc này ở mức trung bình. Vấn đề này cần được quan tâm thực hiện tốt hơn từ CBQL và GV bộ môn.

Như vậy, việc quản lí công tác bồi dưỡng GV của các nhà trường chưa được CBQL nhà trường quan tâm thực hiện đúng mức. Vấn đề đặt ra là CBQL các nhà trường phải có những biện pháp thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và đặc điểm từng năm học để mang lại hiệu quả tốt hơn; việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ GV của nhà trường là cần thiết nhưng cần có sự quan tâm thay đổi cơ chế tuyển dụng, phân công từ các ngành chức năng quản lí cấp trên. Vì vậy, cần có sự thay đổi và thực hiện đúng theo Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT; các nội dung còn lại (2, 3, 4) cũng cần được quan tâm thực hiện tốt hơn.

2.4.3. Thực trạng quản lí hoạt động học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực HS‌

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS là một thành tố của quá trình dạy học. Kết quả học tập môn Toán của HS, nếu được đánh giá khách quan, trung thực sẽ phản ánh một phần chất lượng dạy học môn Toán của GV dạy môn Toán. Dù muốn hay không thì sản phẩm của GV chính là kết quả học tập của HS ở từng năm học.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí