Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Để Đánh Giá Chất Lượng


lý, mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, biện pháp quản lý và kiểm tra đánh giá công tác quản lý.

- Tiếp cận thực tiễn: nghiên cứu đề tài phân tích thực trạng HĐ dạy học môn lịch sử và công tác QLHĐDH môn lịch sử của các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Từ những kết quả đánh giá thuận lợi và khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tác giả đề xuất các biện pháp phù hợp với điều kiện về văn hóa - kinh tế - xã hội của địa phương và của nhà trường để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.

- Tiếp cận theo nội dung quản lý: Công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT bao gồm các nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học; quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên; quản lý hoạt động của tổ chuyên môn; Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý hoạt động học tập của học sinh; quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích và tổng hợp nghiên cứu các tài liệu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, luật giáo dục, các văn bản pháp quy, những quy định của ngành GD-ĐT, các loại sách báo có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn lịch sử tại 04 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Nội dung: Chúng tôi tiến hành sử dụng 2 mẫu phiếu: Phiếu dành cho giáo viên dạy bộ môn lịch sử; Phiếu dành cho học sinh để đánh giá thực trạng hoạt động dạy học. Sau khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt


Quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - 3

động dạy học môn lịch sử ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tác giả sử dụng 01 phiếu khảo nghiệm để thu thập thông tin đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Thu thập thông tin để giải thích các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng hoạt động dạy học. Đồng thời, do cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài nhỏ nên tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đề mô tả và đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Nội dung: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử

Cách thực hiện: Phỏng vấn ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên dạy bộ môn lịch sử về các nội dung liên quan đến đề tài.

7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng

- Mục đích: Đánh giá thực trạng quản lý HĐ DH môn lịch sử

- Sản phẩm: Báo cáo, kế hoạch dạy học, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, các bản bản chỉ đạo hoạt động dạy học môn lịch sử.

- Cách thức thực hiện: Phân tích, đánh giá các sản phẩm của công tác quản lý nêu trên.

7.2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Để xử lý và phân tích các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê toán học.

- Để phân tích và xử lý các số liệu thu được từ phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê toán học.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại trường THPT

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại


các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌‌

1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌


1.1.1.Nước ngoài‌

Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là một lĩnh vực mà ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề trong giáo dục không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ những vấn đề đó luôn luôn có sự gắn kết, ràng buộc với những lĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội... Chính vì vậy, nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Thực chất công tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản lý HĐDH với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò của các biện pháp quản lý là hết sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường để tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất.

Khi xã hội phát triển thì giáo dục ngày càng được quan tâm về mọi mặt. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng QL HD DH nói riêng trong các nhà trường từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới.

Trong HĐDH, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục là quá trình thu thập thông tin về học tập và rèn luyện của HS. Edouard Claparède (1873 – 1940), nhà Tâm lý học người Thụy Sĩ, trong tác phẩm của mình Làm thế nào xác định những khả năng của HS, đã mở đường cho nhiều cuộc nghiên cứu mới. Claparède “đã chỉ trích hệ thống cho điểm và xếp hạng; ông đã lên án những cuộc thi cử và cách thức sửa bài trong những kỳ thi này”[31, tr.265]. Nhà hoạt động giáo dục Chikondi Mpokosa (2008), có nghiên cứu về công tác QL HĐ HD của giáo viên trong các trường


TPHT. Nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng giáo dục, đặc biệt có ảnh hưởng đến các chương trình về giáo dục của UNICEF. Có thể nói, vai trò của quản lý hoạt động dạy học đóng vai trò rất to lớn trong việc làm ra chất lượng dạy học.

Tương tự, John Dewey (1859 – 1952) lý luận rằng nhà trường phải được tổ chức dưới hình thức một cộng đồng mang tính chất hợp tác để ở đó, nhiệt tình giao tiếp và tính chất dân chủ được bồi dưỡng và phát huy. Đây chính là xu hướng đổi mới phương pháp dạyhọc hiện nay nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua việc hợp tác giữa thầy và trò. Dewey đặt lên vai người thầy trách nhiệm hết sức nặng nề, “nếu người thầy làm tốt nhiệm vụ của mình, sẽ không cần bất kỳ một hình thức cải cách nào khác. Một cộngđồng dân chủ, hợp tác có thể được hình thành ngay từ trong lớp học”[53, tr.215].

Các nhà giáo dục học Xô Viết trước đây như: V.Axukhomlinxki, Giakharobva, Macarenco... đã tổng kết các kinh nghiệm quý báu về công tác quản lí trường học qua nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó các tác giả đã khẳng định người hiệu trưởng sẽ quản lí thành công HĐDH khi xây dựng được một đội ngũ giáo viên yêu nghề, vững mạnh về nghiệp vụ , phát huy được huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo môi trường phù hợp để họ hoàn thiện tay nghề sư phạm. Các tác giả nhấn mạnh rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lí của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên”

V.Axukhomlinxki cho rằng một trong những biện pháp để quản lý hoạt động dạy học hiệu quả là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trở thành tập hợp “những người yêu, biết giao tiếp với trẻ nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn học trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lí học ... trong thực tiễn công tác của mình đồng thời phải hình thành thạo kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó. ”


Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2011, tại Hoa Kỳ, thảo luận về vai trò quản lý HĐDH của người làm hiệu trưởng trong các trường học. Nhóm nghiên cứu gồm hơn 30 nhà giáo dục cao cấp ở Hoa Kỳ đưa ra các giải pháp về quản lý HĐDH và đề ra các phương hướng phát triển các phương pháp quản lý HĐDH trong tương lai. Nghiên cứu đã đề xuất chuẩn nghề nghiệp dạy học (national professional teaching standards). Ngoài ra, trong các nghiên cứu về quản lý HĐ DH trong các trường THPT, việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề để đảm bảo hiệu quả QL hoạt động dạy và học. Hai giáo sư chuyên ngành về giáo dục là Jon Wiles, Joseph Bondi tác giả của Xây dựng chương trình học: Hướng dẫn thực hành đã giới thiệu về các vấn đề có liên quan đến chương trình học của Hoa Kỳ, lịch sử phát triển và quá trình xây dựng và các nỗ lực đổi mới chương trình học ở Hoa Kỳ, về các nhà xây dựng chương trình học nổi tiếng, về tư tưởng và ảnh hưởng của họ đối với nền giáo dục Hoa Kỳ. Các tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock, trên cơ sở các công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và tổng hợp lý thuyết, đã giới thiệu Các phương pháp dạy học hiệu quả với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV đứng lớp. Trong đó, các tác giả cho rằng nhà trường và CBQL có nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện GV các phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả, cần chuẩn bị chủ trương và hệ thống để tuyên dương GV thành công trong khi thực hiện một phương pháp mới. James H. Stronge, tác giả của cuốn Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả đề cập đến quá trình đào tạo, QL cách GV soạn bài, dạy bài và cách QL lớp học. Trong đó QL hoạt động học của HS bao gồm HS giỏi, HS có năng khiếu và những HS yếu kém. Các tác giả Robert J.Marzano, Jana S.Marzano, Debra J.Pickering trình bày chi tiết hơn nhiều khía cạnh khác nhau của QL lớp học mà mỗi GV có thể tiến hành QL lớp học của mình qua Quản lý hiệu quả lớp học. Bên cạnh đó, các tác giả xem xét vai trò của CBQL nhà trường trong việc QL một bối cảnh rộng hơn là QL ở cấp trường học.


Tại các quốc gia khác, ví dụ như ở Nam Phi, Bộ Giáo dục Nam Phi đã yêu cầu các nhóm nghiên cứu giáo dục quốc gia này đưa ra Bộ hướng dẫn về công tác quản lý HĐ DHnhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT từ năm 2008. Điều này cho thấy rằng không chỉ ở các quốc gia phát triển, mà ngay cả ở các quốc gia đang phát triển cũng rất quan tâm đến công tác QL dạy và học nhằm hỗ trợ GV, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục các công dân tương lai của đất nước.

1.1.2. Ở Việt Nam‌


Đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về mặt lý luận như quản lý và các chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các chức năng cần có của người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL, về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và các khoa học khác. Cũng có những công trình nghiên cứu về chân dung người cán bộ quản lý nhà trường. Có thể kể đến các công trình của các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn.... Trong các công trình đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Một số nghiên cứu khác của các tác giả Tôn Thân (2011), Phan Văn Kha (2011) cũng tập trung vào vấn đề đổi mới quản lý HĐDH cấp THPT. Các tác giả đặc biệt lưu ý đến vai trò của người làm lãnh đạo (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) trong công tác này. Ngoài ra, các tác giả như Trần Ngọc Giao (2012), Nguyễn Hữu Độ (2011), Đỗ Thị Bích Loan (2011) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong quản lý HĐ DH. Từ các nghiên cứu của các tác giả nêu trên cho thấy mối quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục về quản lý HĐ DH trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Từ yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nói chung và đổi mới nội dung, PPDH nói riêng, nhiều người nghiên cứu đã nghiên cứu sâu về vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học của các tác giả như: Đặng Quốc Bảo, cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà


trường(Đặng Quốc Bảo, 2007); Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản) (Thái Duy Tuyên, 2001); Tác giả Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học quản lí giáo dục như “Khoa học quản lí nhà trường phổ thông”(Trần Kiểm, 2002),“Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trần Kiểm, 2008),“Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục (Trần Kiểm, 2008).

Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ quản lý (CBQL) trường Trung học phổ thông (THPT) trong cả nước cũng đã tập trung nghiên cứu về các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chẳng hạn như các Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục của các tác giả: Nguyễn Thị Hảo với đề tài "Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái” (Nguyễn Thị Hảo, năm 2005), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy và học ở các trường THPT huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” (Nguyễn Thị Như Hoa, năm 2011), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn lịch sử tại trường THPT Mỹ Đức-Hà Nội” (Trần Xuân Thuần, năm 2009)

Luận văn của các tác giả trên đã nêu lên những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THPT, đặc biệt là các biện pháp quản lý HĐDH. Đó là những công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn, phù hợp với công việc của các tác giả trong thực hiện chức trách Hiệu trưởng trường THPT, đồng thời cũng giúp cho cho các CBQL nhà trường nói chung và các Hiệu trưởng trường THPT khác tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình. Song việc nghiên cứu hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại một trường THPT thì cóluận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Trần Xuân Thuần với đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn lịch sử tại trường THPT Mỹ Đức-Hà Nội” (2009). Đối với tác giả thì mở rộng nghiên cứuquản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023