cho thấy nội dung này chưa được thực hiện hiệu quả. Nội dung này được CBQL đánh giá xếp hạng thứ ba trong bảng 2.19. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.61 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 3) và 2.57 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 3), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Qua đó cho thấy nội dung này thực hiện có hiệu quả.
Nội dung tăng cường xây dựng môi trường GD đồng bộ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho CBQL, người làm GD và LLXH nắm được, hiểu và vận dụng có hiệu quả góp phần phát triển GDMN được LĐĐP xếp hàng thứ tư trong bảng 2.19. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.29 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 4) và 2.29 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 3), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Điều này cho thấy một bộ phận LĐĐP chưa đánh giá cao nội dung tăng cường xây dựng môi trường GD đồng bộ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội. Nội dung này được CBQL xếp hàng thứ ba trong bảng 2.19. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.61 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 3) và 2.54 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 4), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Điều này cho thấy nội dung này được đánh giá tương đối cao.
ĐTB chung mức độ thực hiện trong phần đánh giá của LĐĐP là 2.74 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.40 điểm tương ứng kết quả thực hiện mức trung bình. Từ đó có thể kết luận chưa có sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung trong việc đánh giá của LĐĐP đồng thời cần nhìn nhận lại kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.789 và 0.796 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.25 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Pearson 0.8114** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.
ĐTB chung mức độ thực hiện trong phần đánh giá của CBQL là 2.66 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt
trung bình 2.64 điểm tương ứng kết quả thực hiện mức khá. Qua đó cho thấy CBQL đánh giá tương đối cao đối với quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.887 và 0.873 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.26 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Pearson 0.8414** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.
Bảng 2.18. Đánh giá của GV, CMHS về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành GD về quản lí công tác XHHGD ở trường MN | 2.48 | 0.73 | 2 | 2.54 | 0.74 | 1 | 2.59 | 0.68 | 1 | 2.70 | 0.70 | 1 |
2 | Nâng cao nhận thức về vai trò quản lí công tác XHHGD cho CBQL, người làm GD và cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội,… | 2.42 | 0.67 | 4 | 2.40 | 0.67 | 2 | 2.46 | 0.64 | 4 | 2.44 | 0.64 | 3 |
3 | Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tư vấn, xây dựng góc tuyên truyền, biên soạn | 2.49 | 0.52 | 1 | 2.40 | 0.67 | 2 | 2.51 | 0.52 | 2 | 2.47 | 0.69 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Gv Và Cmhs Về Sự Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội
- Thực Trạng Tham Gia Phối Hợp Của Các Lực Lượng Xã Hội Trong Công Tác Xhh Gdmn
- Đánh Giá Của Gv, Cmhs Về Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Thực Hiện Quản Lí Việc Phối Hợp Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lí Công Tác Xhhgd Tại Các Trường Mầm Non Cl Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tích Cực Huy Động Sự Tham Gia Của Gia Đình, Nhà Trường Và Cộng
- Nâng Cao Năng Lực Quản Lí, Năng Lực Sư Phạm, Kỹ Năng Nghề Nghiệp Cho Đội Ngũ Gdmn
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
tài liệu,… | |||||||||||||
4 | Đổi mới nội dung của quản lí công tác XHHGD, để cho mọi người hiểu đúng tầm quan trọng, vai trò của quản lí công tác XHHGD. | 2.34 | 0.55 | 5 | 2.27 | 0.52 | 4 | 2.43 | 0.56 | 5 | 2.35 | 0.54 | 5 |
5 | Tăng cường xây dựng môi trường GD đồng bộ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho CBQL, người làm GD và LLXH nắm được, hiểu và vận dụng có hiệu quả góp phần phát triển GDMN. | 2.45 | 0.72 | 3 | 2.39 | 0.72 | 3 | 2.48 | 0.70 | 3 | 2.40 | 0.67 | 4 |
Trung bình chung | 2.43 | 2.40 | 2.50 | 2.47 | |||||||||
Đánh giá chung | Bình thường | Trung bình | Thường xuyên | Trung bình | |||||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.879 | 0.860 | 0.880 | 0.859 | |||||||||
Tương quan (Pearson) | 0.913** | 0.8725** |
Nội dung tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành GD về quản lí công tác XHHGD ở trường MN được GV xếp hạng thứ hai trong
bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.48 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 2) và 2.54 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 1), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là khá. Qua đó cho thấy chưa có sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Nội dung này được CMHS xếp hạng thứ nhất trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.59 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 1) và 2.70 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 1), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Qua đó cho thấy nội dung này được quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
Nội dung nâng cao nhận thức về vai trò quản lí công tác XHHGD cho CBQL, người làm GD và cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội,… được GV xếp hạng thứ tư trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.42 (xếp thứ 4) cho mức độ thực hiện và 2.40 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Qua kết quả thống kê cho thấy nội dung này chưa được quan tâm và chưa thực hiện hiêu quả. Nội dung này được CMHS xếp hạng thứ tư trong bảng
2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.46 (xếp thứ 4) cho mức độ thực hiện và 2.44 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 3), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Qua kết quả thống kê cho thấy nội dung này được CMHS đánh giá tương đối thấp.
Nội dung tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tư vấn, xây dựng góc tuyên truyền, biên soạn tài liệu,…được GV xếp hạng thứ nhất trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.49 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 1) và 2.40 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Qua đánh giá của GV cho thấy nội dung này chưa được thực hiện hiệu quả. Nội dung này được CMHS đánh giá xếp hạng thứ nhất trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.51 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 2) và 2.47 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là trung bình. Qua kết quả thống kê cho thấy cần thay đổi cách thức tổ chức sao cho phong phú, thu hút hơn.
Nội dung đổi mới nội dung của quản lí công tác XHHGD, để cho mọi người hiểu đúng tầm quan trọng, vai trò của quản lí công tác XHHGD được GV xếp hạng thứ năm trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.34 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 3) và 2.27 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 3), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. CMHS đánh giá nội dung này xếp hạng thứ năm trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.43 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 5) và 2.35 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 5), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình.
Nội dung tăng cường xây dựng môi trường GD đồng bộ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho CBQL, người làm GD và LLXH nắm được, hiểu và vận dụng có hiệu quả góp phần phát triển GDMN được GV xếp hàng thứ tư trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.45 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 4) và 2.40 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Nội dung này được CMHS xếp hàng thứ tư trong bảng 2.20. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.48 cho mức độ thực hiện (xếp thứ
3) và 2.40 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 4), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Điều này cho thấy nội dung này chưa được quan tâm và chưa thực hiện hiệu quả.
ĐTB chung mức độ thực hiện trong phần đánh giá của GV là 2.43 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện bình thường. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.40 điểm tương ứng kết quả thực hiện mức trung bình. Qua đó cho thấy GV đánh giá tương đối thấp đối với quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.879 và 0.860 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.20 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Pearson 0.913** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.
ĐTB chung mức độ thực hiện trong phần đánh giá của CMHS là 2.50 điểm, tương ứng với đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên. Phần kết quả thực hiện đạt trung bình 2.47 điểm tương ứng kết quả thực hiện mức trung bình. Qua đó cho thấy CMHS đánh giá tương đối thấp đối với quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.880 và 0.859 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.20 ở mức cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Pearson 0.8725** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với mức liên hệ có độ tin cậy cao.
Nhìn chung, thông qua các số liệu thống kê trong các bảng 2.19, 2.20, tác giả nhận thấy chưa có sự tương đồng về đánh giá của các đối tượng khảo sát LĐĐP, CBQL, GV, CMHS về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Quản lí việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD
Để quản lí tốt việc huy động hiệu trưởng nhà trường chủ động lập kế hoạch huy động, đề ra mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định phương thức đạt được mục tiêu, cách thức và biện pháp tổ chức thực hiện. Tiếp theo căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Phòng GD - ĐTvà các kế hoạch phát triển cụ thể hóa và công khai hóa kế hoạch dựa trên các văn bản của ngành để thực hiện việc thu, chi hợp lí, công khai minh bạch trong các cuộc vận động, khuyến khích nhân dân đóng góp cũng như khuyến khích việc tham gia giám sát, điều đó sẽ gắn kết trách nhiệm của mọi người cùng chăm lo cho GDMN . Dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt hiệu trưởng nên xây dựng kế hoạch hoặc phân công, phân nhiệm chi tiết, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ ứng với từng hoạt động cụ thể trong các nhà trường, xác định thời gian hoàn thành. Chủ động phát hiện ra những nguồn lực cần huy động, kịp thời tổ chức huy động các nguồn lực để chăm lo cho GDMN. Tuyên truyền, vận động đến các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội, kêu gọi sự ủng hộ cả về vật
chất lẫn tinh thần, ngày công, giờ công Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo việc tổ chức thực hiện huy động ở các nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra xem công việc đề ra đạt đến mức nào. Khi kiểm tra để có kết quả thì phải đánh giá được công việc đó thực hiện đạt kết quả như thế nào?
Quản lí việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non
LĐĐP mã số 02 cho rằng: “Nhờ có sự quan tâm sâu sắc cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể giúp cho GDMN tại huyện Nhà Bè phát triển mạnh mẽ. Việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương XHHGD luôn được các cấp lãnh đạo ủng hộ; công tác XHHGD trở thành một nội dung quan trọng và luôn là mục tiêu thực hiện trong các năm học. Với tinh thần chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, ngành GD & ĐT, các trường mầm non đã tiến hành các biện pháp với các nội dung cơ bản về công tác XHHGD và đã giành được kết quả tốt. Với sự tham mưu tích cực của phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè những năm gần đây một số công trình cho GDMN ở huyện Nhà Bè đã được đầu tư hiện đại. Trường mầm non Hướng Dương được xây dựng theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với kinh phí trên 72.679 triệu đồng, trường mầm non Họa Mi, Đồng Xanh được xây chen thêm phòng học nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của nhân dân tại địa phương. Số trường được tu bổ sửa chữa trong năm: 03 trường, kinh phí: 359,523 triệu đồng, nguồn kinh phí: 158,740 triệu đồng từ ngân sách nhà nước, 200,783 triệu đồng từ nguồn tài trợ và nguồn khác”.
LĐĐP mã số 03 cho rằng: “Khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài CL để giải quyết chỗ học cho con em người dân trên địa bàn huyện cũng là một điểm mạnh. Mỗi năm huyện Nhà Bè phát triển thêm từ 2 đến 3 trường mầm non tư thục (Tổng kinh phí XHH phát triển trường mầm non ngoài CL gần 10 tỷ/năm). Nhằm huy động vốn đầu tư của các cá nhân cho GD, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để loại hình này phát triển thuận lợi. Từ năm 2012 đến năm 2015 huyện đã tạo mọi điều kiện thành lập thêm 09 trường MNTT với qui mô từ 4 đến 10 lớp như trường mầm non Hoa Hồng, Hoa Hướng Dương, Miền Cổ Tích...với vốn
đầu tư ban đầu trên 40 tỷ đồng, hiện nay toàn huyện đã có 23 trường tư thục và 51 nhóm lớp mầm non ngoài CL “.
Quản lí việc huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GD
CBQL mã số 02 cho rằng: “đối với công tác huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả, người quản lí phải tạo uy tín của nhà trường, đồng thời phải linh hoạt, nhạy bén, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch vận động nguồn tài trợ. Dựa trên nhu cầu của nhà trường kế hoạch vận động phải chi tiết, cụ thể, công khai, minh bạch. Thường thì trường mầm non chủ yếu vận động bổ sung nhiều đồ dùng, dạy học phục vụ cho công tác nuôi dạy của các cô và đáp ứng nhu cầu chơi ngoài trời, mua sắm mới máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảng tương tác, phòng đọc, trang thiết bị phòng tập năng khiếu cho trẻ, xây dựng vườn cây của bé, khu vườn cổ tích, mái che nắng, hàng cây xanh, hoa treo, bàn, ghế công viên….Tuy nhiên không phải trường nào cũng thực hiện có hiệu quả việc huy động các nguồn lực, có những trường ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp nhất là các xã ở vùng sâu vùng xa thì việc huy động cực kỳ khó và dường như không huy động được phải chờ nguồn lực từ nhà nước. Ngược lại ở những vùng kinh tế phát triển, dân trí cao như ở thị trấn thì việc huy động thuận lợi hơn”.
LĐĐP mã số 04 nhận định: “Huyện Nhà Bè đã tham mưu tích cực cho lãnh đạo các cấp và đã thực hiện năm thứ 5 về việc hỗ trợ tiền làm thêm giờ cho GV, trung bình mỗi ngày 1giờ làm việc được chi từ nguồn ngân sách. Tăng thu nhập cho mỗi GV từ 500.000đ đến 700.000đ/tháng/1 GV. Thực hiện từ năm 2015, CBQL và GV dạy lớp 6-18 tháng được hưởng 35% lương, các GV còn lại được 25% lương. Ngoài ra toàn huyện còn thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 113/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về thực hiện chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với GV mầm non mới ra trường được tuyển dụng, bắt đầu từ năm 2017 – 2018 đến năm học 2019 – 2020 tại điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14/6/2014 và Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017. Đây là một cố gắng đáng kể trong hoàn cảnh hiện nay”.