Kim Ngạch Mậu Dịch Việt Nam – Nhật Bản Giai Đoạn 1998-2007


chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế chính trị nước lớn trên thế giới, nhất là ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, mà Việt Nam như đã biết là một quốc gia cộng sản có vị trí,vai trò quan trọng nhiều mặt lại vừa đánh thắng Mỹ... nên Nhật Bản không thể không muốn có quan hệ với Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước vốn đã các mối quan hệ giao lưu từ lâu đời, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thương mại đã đem lại nhiều lợi ích lớn cho cả hai nước, đặc biệt là cho phía Nhật do là nước nghèo tài nguyên, vì thế Nhật Bản rất cần duy trì các quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù "lạnh nhạt và cứng rắn" với Việt Nam nhưng suốt thời gian này, Nhật Bản vẫn tiếp tục "giữ

cầu" quan hệ với Việt Nam nên cuối thâp

niên 1980 vân

có giao lưu , hơp

tác

phát triển văn hóa như : Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin. Đó là các dự án như: 24 triệu yên cho Bộ Văn hoá năm 1987; 10 triệu yên cho việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua Tổ chức UNESCO năm 1989; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương trình văn hoá giáo dục cho Đài Truyền hình Việt Nam năm 1990; 18 triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu nghị.

Cho đến khi Việt Nam thực thi công cuộc đổi mới theo đường lối mở cửa từ cuối năm 1986 và từng bước rút dần quân đội khỏi Campuchia thì giao lưu hai nước đã được nối lại ngay qua các chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tháng 10/1990, Ngoại trưởng Nhật Bản Nakayama thăm Việt Nam tháng 6/1991. Cùng thời gian này, Nhật Bản cũng đã nối lại viện trợ nhân đạo, y tế, văn hoá và giáo dục cho Việt Nam nhưng còn ở quy mô nhỏ.

2.1.3. Giai đoạn 1992 – 2007

Năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng khác trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở đầu một giai đoạn mới (từ 1992 đến nay) trong đó quan hệ hai


nước được thúc đẩy một cách tích cực nhất và phát triển nhanh nhất trong lịch sử bang giao hai nước. Tháng 11 – 1992, Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Cũng kể từ thời điểm này, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ sau năm 1993, nhiều cuộc viếng thăm lẫn nhau quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước đã diễn ra. Trong các chuyến đi này, mối quan hệ giữa hai nước dần được nâng cao. Việt Nam và Nhật Bản đã dành cho nhau thuế suát tối huệ quốc từ 1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…

Việt Nam và Nhật Bản đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu khả thi về Hiệp định Đối tác kinh tế song phương (EPA) vào cuối thắng 4 năm 2006. Các hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước, đặc biệt là với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” 14, tr.23-25


Bảng 2.2: Kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1998-2007

(Đơn vị: triệu USD)



1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Xuất khẩu của Việt Nam sang

Nhật Bản

1481

1786

2621

2509

2438

2909

3502

4411

5232

6069

Nhập khẩu của

Việt Nam từ Nhật Bản

1469

1477

2250

2215

2509

2993

3552

4092

4700

6177

Tổng kim

ngạch

2950

3263

4871

4724

4947

5902

7054

8503

9932

12246

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Các hoạt động XNK hàng hoá đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khâu của Nhật Bản, cho đến nay hàng hoá Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé khoảng 1%, trong khi đó tỷ trọng của Trung Quốc là 13,2%, Singapore 2,9%;, Malaysia 2,7%, Thái Lan 2,6% Indonesia 2,3%, và thấp nhất là Philippines cũng đã đạt tới 1,7%, còn cao hơn nhiều so với Việt Nam. Cơ cấu hàng xuất của Việt Nam sang Nhật còn đơn điệu, chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế (trên 50%). Nhật Bản đã và đang dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan GSP, tuy nhiên hàng Việt Nam vào thị trường Nhật vẫn hay gặp phải khó khăn là hệ thống kiểm tra phi thuế chặt chẽ, đặc biệt là các quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, kiểm dịch.


2.2.Thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam - Nhật Bản.

2.2.1. Quy mô

Hiệp định VJEPA cùng với Hiệp định AJCEP đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khảu hàng hóa và lao động Việt Nam sang Nhật Bản. Cụ thể là: kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Nhật Bản năm 2013 tăng lên 25,26 tỷ USD, gấp 2.07 lần so với năm 2007 (kim ngạch năm 2007 đạt 12,2 tỷ USD). Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.


Bảng 2.3: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch XNK của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013


Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Trị giá (Tỷ USD)

So với

2012 (%)

Trị giá (Tỷ USD)

So với

2012 (%)

Trị giá

(Tỷ USD)

So với

2012 (%)

Châu Á

68,57

11,5

108,20

17,8

176,77

15,3

- ASEAN

18,47

4,4

21,64

2,7

40,10

3,5

- Trung Quốc

13,26

7,0

36,95

28,4

50,21

22,0

- Nhật Bản

13,65

4,5

11,61

0,1

25,26

2,4

- Hàn Quốc

6,63

18,8

20,70

33,2

27,33

29,4

Châu Mỹ

28,85

22,4

8,98

10,6

37,84

19,4

- Hoa Kỳ

23,87

21,4

5,23

8,4

29,10

18,8

Châu Âu

28,11

19,2

11,43

7,9

39,55

15,7

- EU (27)

24,33

19,8

9,45

7,5

33,78

16,1

Châu Phi

2,87

16,0

1,42

37,7

4,29

22,4

Châu Đại

Dương

3,73

9,9

2,09

-5,3

5,82

3,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 là 13,65 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng này khá khiêm tốn so với những năm trước đó (năm 2010 tăng 23%, năm 2011 tăng 40% và năm 2012 tăng 21%). Các nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là: hàng dệt may đạt 2,38 tỷ USD, tăng 20,7%; dầu thô: 2,09 tỷ USD, giảm 16,4%; linh kiện ô tô đạt 1,77 tỷ USD, tăng 8,5%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,21 tỷ USD, giảm 1,4%...


Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ (0,1%) trong khi năm 2010 tăng 20,7%, năm 2011 tăng 15,4% và năm 2012 tăng 11,6%. Trị giá nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản năm 2013 là 11,61 tỷ USD. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng nhập khẩu là 2,96 tỷ USD, giảm 12,3%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện là 1,82 tỷ USD, tăng 7,4%; sắt thép các loại đạt 1,64 tỷ USD, tăng 5,9%; sản phẩm từ chất dẻo là 625 triệu USD, giảm 3,4%...

Trong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị trường lớn nhất thế giới này. Theo nguốn số liệu được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.

Tuy vậy, Nhật Bản vẫn luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Trong năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.


Bảng 2.4 : Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa XNK giữa Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn 2007-2013


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thị phần

(%)

Thứ hạng

Thị phần (%)

Thứ hạng

2008

13,6

2

10,2

4

2009

11

2

10,7

2

2010

10,7

2

10,6

3

2011

11,1

3

9,7

3

2012

11,4

2

10,2

3

2013

10,3

2

8,8

3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.2.2. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Trong năm 2013, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện… Trong tháng đầu năm 2014, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm những mặt hàng chủ yếu như: hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm, giày dép các loại … nhìn chung các nhóm hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng đầu năm 2014 đa số đều tăng trưởng. Trong đó, đạt kim ngạch cao nhất là hàng dệt may với 228,40 triệu USD, chiếm khoảng 20 thị phần, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng có kim ngạch đứng thứ hai là phương tiện vận tải và phụ tùng với 169,58 triệu USD, tăng 6,7% so với tháng 01/2013. Dầu thô là mặt hàng đứng thứ 3 về kim


ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản với 145,80 triệu USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hạt điều là mặt hàng tuy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 1 triệu USD nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả, tăng 128,6% so với cùng kỳ năm ngoái. So với cùng kỳ năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 4,2%. Với kim ngạch đạt được trong tháng đầu năm 2014, Nhật Bản đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Nguồn Tổng cục Hải Quan Biểu đồ 2 1 Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt 1


Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

trong năm 2013

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí