Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Nhật Bản




Giy dép các loi Than đá

Gvà sn phm tgHàng thy sn

Máy móc thiết bDâù thô

Dt may

Xut khu (Triu USD)



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.



0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800


Đồ thị 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam


Nhìn đồ thị trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính, dây cáp điện của Việt Nam sang Nhật Bản (1995 – 2005) nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng dần qua từng năm. Nhưng hai mặt hàng truyền thống là dầu thô và hàng dệt may thì kim ngạch xuất khẩu qua các năm tăng giảm liên tục, có nhiều biến động nên đường biểu thị lên xuống rò rệt. Điều này phản ánh sự biến động về giá cả dầu thô, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Qua đồ thị trên, chúng ta cũng có thể dự báo và xem xét khả năng tăng trưởng của từng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật thời gian tới.

2.1.2.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản


Phân bón


Năm 1990, Việt Nam nhập 53.800 tấn phân bón với trị giá lên tới 10,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật 5,98%. Năm 1991, phân bón là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất, đạt 12,8 triệu USD, tương đương với 66.000 tấn. Giá trị của mặt hàng nhập khẩu này chiếm tới 8,12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, những năm tiếp theo kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật vẫn tăng liên tục, đạt mức cao nhất là năm 1996 với 47,5 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 1995,


chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Thời kỳ 1997

– 2001, kim ngạch nhập khẩu phân bón từ Nhật giảm dần, chỉ đạt 16,5 triệu USD nhưng đến năm 2002 trở đi kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại tăng, đạt 32,1 triệu USD năm 2005.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2013, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 3,36 triệu tấn, tăng 20,5%; trong đó lượng nhập khẩu phân SA là 861 nghìn tấn, tăng 4,2%; phân Kali: 714 nghìn tấn, tăng 18,3%; phân DAP: 624 nghìn tấn, tăng 29,6%; phân Ure: 547 nghìn tấn, tăng 44%; phân NPK: 377 nghìn tấn, tăng 52,5% và phân bón loại khác là 241 nghìn tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 9 tháng/2013 với 1,71 triệu tấn, tăng 13,6% và chiếm 50,8% tổng lượng phân bón cả nước nhập về; tiếp theo là Philippin: 254 nghìn tấn, tăng 7,9%; Belarus: 224 nghìn tấn, giảm 3,6%; Nhật Bản: 219 nghìn tấn, tăng nhẹ 1,1%… so với cùng kỳ năm 2012.

Xe máy


Năm 1992, những chiếc xe máy với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của Nhật như Honda, Yamaha… đã xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam. Thời điểm này, Nhật Bản đã xuất sang Việt Nam 19.800 xe máy với tổng trị giá lên tới 18,0 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận chuyển, đi lại phù hợp với Việt Nam chiếm tới 8,12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản. Năm 1993, xe máy có kim ngạch nhập khẩu tăng 336,7% so với năm trước, chiếm 17,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Tuy năm 1994, kim ngạch nhập khẩu xe máy giảm 7,25% so với năm 1993, chỉ còn 72,9 triệu USD, tương đương 64.100 chiếc nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại tăng trong hai năm 1995 – 1996. Ngày 22 tháng 3 năm 1996, Công ty Honda Việt Nam được thành lập với chức năng sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam. Sau gần một năm đi vào hoạt động, hàng loạt xe máy mang nhãn hiệu Honda như Supper Dream…đã có mặt tại thị trường Việt Nam phục


vụ người tiêu dùng. Tiếp sau là Yamaha Motor Vietnam được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1998 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trên đã tác động tới kim ngạch nhập khẩu xe máy của Việt Nam. Kể từ năm 1997 trở đi, mặt hàng xe máy có kim ngạch nhập khẩu giảm dần, năm 1999 chỉ đạt 0,8 triệu USD. Đồng thời, lượng nhập khẩu các linh kiện xe máy từ Nhật Bản tăng lên, đáp ứng nhu cầu lắp ráp, sản xuất xe máy trong nước. Mặt hàng xe máy nguyên chiếc “Made in Japan” đã không còn xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

Xăng dầu

Năm 1993, xăng dầu là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 của ta từ Nhật. Việt Nam đã nhập 48.100 tấn xăng dầu với kim ngạch nhập khẩu 10,9 triệu USD. Ba năm sau đó, 1993 – 1995, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật luôn tăng đều, từ 17,6 triệu USD năm 1993 lên 40,2 triệu USD. Nhưng kể từ năm 1996 trở đi, cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Nhật ngày càng suy giảm, chỉ đạt 1,405 triệu USD năm 2001.

Hiện nay, lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng qua giảm mạnh, chủ yếu là giảm nhập khẩu từ thị trường chính Singapore với lượng nhập khẩu là 1,65 triệu tấn, giảm 44,7%. Lượng nhập khẩu từ một số thị trường khác như: Đài Loan: hơn 1 triệu tấn, giảm 6,4%; Trung Quốc: gần 915 nghìn tấn, giảm 4,8%; Cô Oét: 530 nghìn tấn, tăng 10,9%; Malaysia: 434 nghìn tấn, tăng 82,5%...

Sắt thép

Năm 1997, sắt thép chiếm 4,08% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Việt Nam đã nhập 116.500 tấn sắt thép từ Nhật, với trị giá 61,7 triệu USD, tăng gần 60 lần so với kim ngạch nhập khẩu năm 1990 là 1,1 triệu USD. Năm 1999, sản lượng sắt thép nhập khẩu từ Nhật Bản giảm đáng kể, từ 396.000 tấn năm 1998 xuống còn 286.400 tấn năm 1999, khiến kim ngạch nhập khẩu sắt thép giảm 23,9% so với năm trước. Đây là một mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu thay đổi thất thường nhưng kể từ 2000, sắt thép có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao và ổn định trong 8 năm gần đậy, đạt khoảng 655,1 triệu USD vào năm 2007.


Tính đến hết tháng 9/2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là 7,07 triệu tấn, trị giá là 5,02 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 2,63 triệu tấn, tăng 63,2%; Nhật Bản: 1,95 triệu tấn, tăng 26,2%; Hàn Quốc: 1,03 triệu tấn, giảm 6,2%; Đài Loan: 715 nghìn tấn, tăng 22,5%... so với 9 tháng/2012.

Máy móc thiết bị phụ tùng

Năm 1996, với kim ngạch nhập khẩu đạt 156,1 triệu USD, mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng khác xếp vị trí thứ nhất trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản, chiếm 12,38% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Giai đoạn 1996 – 2001, Việt Nam ngày càng nhập nhiều mặt hàng này từ Nhật Bản để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với kim ngạch kỷ lục đạt 603,5 triệu USD.

Năm 2002, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu máy và phụ tùng máy xây dựng, máy móc thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y… từ Nhật nhưng với kim ngạch nhỏ hơn, chỉ đạt 416,49 triệu USD, giảm gần 31% so với năm 2001. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm nhiều, chỉ còn 16,62%. Nhưng đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này tăng lên 605,5 triệu USD, chiếm 20,30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Sang năm 2004, máy móc, thiết bị phụ tùng khác vẫn duy trì vị trí thứ nhất trong tốp bốn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, nhưng kim ngạch nhập khẩu đã giảm 6,57% so với năm 2003. Đây là một mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản nên đã khiến Việt Nam thâm hụt trong cán cân thương mại đối với Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật cao kỷ lục, đạt 1.945,4 triệu USD. Đây cũng là năm Việt Nam nhập siêu cao nhất từ Nhật 107,9 triệu USD. Bởi vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng chuyên môn, trình độ sản xuất, cải


tiến kỹ thuật để có thể sản xuất ra những mặt hàng tương tự, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa, để hạn chế nhập khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại với Nhật.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này từ Nhật Bản: 2,14 tỷ USD

Linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính

Năm 1996, với kim ngạch nhập khẩu đạt 156,1 triệu USD, mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng khác xếp vị trí thứ nhất trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản, chiếm 12,38% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Giai đoạn 1996 – 2001, Việt Nam ngày càng nhập nhiều mặt hàng này từ Nhật Bản để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với kim ngạch kỷ lục đạt 603,5 triệu USD.

Năm 2002, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu máy và phụ tùng máy xây dựng, máy móc thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y… từ Nhật nhưng với kim ngạch nhỏ hơn, chỉ đạt 416,49 triệu USD, giảm gần 31% so với năm 2001. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm nhiều, chỉ còn 16,62%. Nhưng đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này tăng lên 605,5 triệu USD, chiếm 20,30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Sang năm 2004, máy móc, thiết bị phụ tùng khác vẫn duy trì vị trí thứ nhất trong tốp bốn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, nhưng kim ngạch nhập khẩu đã giảm 6,57% so với năm 2003. Đây là một mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản nên đã khiến Việt Nam thâm hụt trong cán cân thương mại đối với Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật cao kỷ lục, đạt 1.945,4 triệu USD. Trị giá nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2013 là : 1,27 tỷ USD, tăng 5,4%… so với cùng kỳ năm 2012. Bởi vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng chuyên môn, trình độ sản xuất, cải tiến kỹ thuật để có thể sản xuất ra những mặt hàng tương


tự, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa, để hạn chế nhập khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại với Nhật.

2.1.3. Sự cải thiện của cán cân thương mại

Từ năm 1990 – 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật luôn tăng, ngoại trừ năm 1998 và 2001 có suy giảm. Liên tục trong vòng 11 năm, từ 1990 – 2001, Việt Nam luôn là nước xuất siêu, với trị giá xuất siêu cao nhất đạt 594,5 triệu USD vào năm 1992, gấp gần 3,5 lần so với năm 1990. Năm 1992, ta xuất sang Nhật

4.220 tấn dầu thô trị giá 625,9 triệu USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Từ 1991 đến 1995, mức xuất siêu của Việt Nam với Nhật Bản trung bình trên 500 triệu USD nhưng sau đó lại giảm dần. Mức xuất siêu trong thời gian này lớn vì Nhật Bản nhập khẩu dầu thô khối lượng lớn từ Việt Nam, từ

3.000 – 5.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 50 – 70% giá trị kim ngạch nhập khẩu. Năm 1998, trị giá xuất siêu thấp nhất 32,8 triệu USD, chỉ bằng khoảng 0,2 lần so với trị giá xuất siêu của năm 1990. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đều giảm. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may, dầu thô, hàng hải sản chỉ đạt 84,3%, 70,6% và 90,9% so với năm 1997.

Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 17,9%, cao hơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu là 9,2% so với năm trước, nên trị giá xuất siêu tăng, đạt 167,9 triệu USD. Hai năm tiếp theo, mức xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản lại tăng, đạt 326,7 triệu USD vào năm 2001. Nhưng ba năm liên tiếp từ 2002 - 2004, Việt Nam thâm hụt thương mại với Nhật Bản, lớn nhất là năm 2003 thâm hụt tới 73,5 triệu USD. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang Nhật Bản hàng hải sản, dầu thô, hàng dệt may, dây cáp điện với giá trị lớn, mức tăng kim ngạch xuất khẩu là 22,5% cao hơn mức tăng của nhập khẩu từ Nhật Bản 14,6% so với năm 2004 và đạt trị giá xuất siêu 266,1 triệu USD. Năm 2006, xuất siêu tăng đạt 531,1 triệu USD, gấp gần 2 lần so với năm 2005, là mức cao nhất kể từ năm 1996.

Sang đến năm 2007, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước nhưng Việt Nam bị thâm hụt cao nhất từ trước tới


nay 107,9 triệu USD, chủ yếu là do nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có giá trị lớn như máy móc 1,945 tỷ USD, sắt thép các loại 0,65 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện 0,592 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật dầu thô 1,013 tỷ USD, hàng dệt may 0,704 tỷ USD và hàng hải sản 0,753 tỷ USD, dây điện và dây cáp điện 0,662 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật là dầu thô (hàng thô) đã chiếm gần 16,7% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật. Ngược lại, các mặt hàng của Nhật xuất sang Việt Nam có giá trị cao đều là những sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, máy tính…

Đến năm 2012, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD thì Việt Nam xuất khẩu 13 tỷ USD và nhập khẩu 12 tỷ USD. Nếu năm 2003, hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật mới chỉ chiếm khoảng 0.7-0.8%, năm 2007 tăng lên 0.9% thì năm 2012 tăng lên 1.7%

( Đơn vị : Triệu USD)


Đồ thị 2 7 Cán cân thương mại Việt – Nhật của Việt Nam 1990 – 2007 Nguồn 1

Đồ thị 2.7. Cán cân thương mại Việt – Nhật của Việt Nam 1990 – 2007


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 – 68 – bố sung số liệu trên trang web chủ Tổng Cục Hải Quan

Nếu trong cán cân thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản từ 1990 đến nay, Việt Nam luôn ở vị trí nước xuất siêu thì trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số đối tác khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… Việt Nam luôn ở


vị trí nước nhập siêu. Từ 1997 – 2003, Việt Nam luôn thâm hụt với Hàn Quốc từ 11,8 – 20,5 triệu USD mỗi năm. Với nền kinh tế lớn trên thế giới Trung Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam với quốc gia này không cân bằng, Việt Nam luôn nhập siêu với tỷ lệ lớn. Nhìn chung, trong cán cân thương mại với Nhật Bản, Việt Nam chủ yếu là thặng dư nhưng mức thặng dư ngày càng giảm dần. Trong vòng 18 năm, chỉ có 4 năm nước ta nhập siêu, 14 năm còn lại Việt Nam xuất siêu sang Nhật. Đây là một biểu hiện không bình thường, vì Nhật Bản ít khi ở tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại với các nước khác. Năm 1991, Nhật Bản đã xuất siêu sang Mỹ tới 41 tỷ USD. Năm 1994, Nhật Bản đã xuất siêu 121 tỷ USD. Năm 1995, Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới, với tổng thặng dư thương mại là 107 tỷ USD, riêng thặng dư thương mại của Nhật Bản với các nước châu Á là 70,7 tỷ USD. Năm 1998, Nhật Bản xuất siêu 108 tỷ USD. Năm 2000 xuất siêu của Nhật Bản vào khoảng 116,6 tỷ USD. Tháng 5 năm 2007, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu tăng trở lại. Vậy vì sao Việt Nam luôn ở vị thế nước xuất siêu trong quan hệ thương mại giữa hai nước? Có thể giải thích bằng hai lý do chính. Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng lên là nhờ tăng xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trong cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Thứ hai, Việt Nam chỉ là thị trường nhỏ bé, chưa có tầm quan trọng với hàng xuất khẩu Nhật Bản nên Nhật Bản chưa cần phải duy trì sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với Việt Nam. Năm 2005, tổng xuất khẩu của Nhật Bản là

595.000 triệu USD, nhưng chỉ xuất sang Việt Nam 4.074,1 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam chỉ chiếm 0,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đối với thế giới.‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022