Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 12


đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Có như vậy, những sản phẩm gỗ, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ…. được sản xuất ra mới có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Ví dụ, đối với các sản phẩm gỗ, người tiêu dùng Nhật Bản đang thích các sản phẩm gỗ công nghiệp được làm giống tự nhiên. Một lớp phủ lên sản phẩm gỗ trong có vẻ giống như thật, gần gũi với thiên nhiên là sự lựa chọn của một nhóm người tiêu dùng Nhật, khác hẳn với gỗ “hàng thật” trước đây. Nếu chúng ta làm những sản phẩm “giả tạo” này còn có lợi về mặt giá thành cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.

Trong buôn bán, giá cả có thể là quan trọng nhưng tại thị trường Nhật Bản thì chất lượng hàng hóa lại là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện chất lượng hàng hóa bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng đầu vào, cải tiến mẫu mã, bao bì… Tuy nghiên, nhìn chung chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đồng đều, đặc biệt là thua kém các nước khác về bao bì đóng gói, thông tin trên bao bì cũng như kỹ thuật bảo quản còn đơn điệu, mẫu mã kém hấp dẫn… Đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng sang thị trường các nước còn làm chưa nghiêm. Máy móc thiết bị kiểm tra lạc hậu, cán bộ kiểm tra còn thiếu kinh nghiệm, đôi khi xuê xoa buông lỏng… Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều lô hàng của Việt Nam với chất lượng không đảm bảo vẫn được xuất sang Nhật Bản và bị trả về vừa tốn kém vừa làm giảm uy tín của hàng Việt Nam tại thị trường Nhật.

Một vấn đề quan trọng nữa là các doanh nghiệp Việt Nam phải biết quan tâm và bảo vệ thương hiệu của mình. Đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ta bị mất thương hiệu ở nước ngoài do không đăng ký như: bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, PetroVietnam, thuốc lá Vinataba… Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng, mất thương hiệu mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp.


Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thử thách về sự khác biệt ngôn ngữ, về chi phí vận chuyển và các vấn đề khác khi tiếp thị tới khách hàng Nhật Bản. Muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản bằng phương thức này, các nhà xuất khẩu phải chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đầu tư cho dịch vụ chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng cho Marketing trực tiếp.


KẾT LUẬN


Năm 2013, Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Nhật Bản thống nhất chọn là Năm hữu nghị Việt – Nhật để đánh dấu chặng đường 40 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã có lịch sử lâu dài, song chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới(1986) tới nay. 40 năm qua, mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ và toàn diện, nhất là từ khi lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ thành đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á vào năm 2009.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


Có thể khẳng định đây là thời điểm quan hệ hai nước đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay và Năm hữu nghị Việt – Nhật 2013 là cơ hội để tăng cường hơn nữa mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 12


Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn nhất, là một trong ba đối tác thương mại song phương quan trọng nhất. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đạt 25 tỷ USD trong năm 2012.


Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 8/2013, Nhật Bản có 1.900 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 33 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện vẫn là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam với cam kết hỗ trợ tương đương 2,8 tỷ USD.


Sự gia tăng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong những năm qua có nhiều lý do, song suy cho cùng là xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như chính trị của cả hai bên. Đối với Việt Nam, mở cửa buôn bán với Nhật Bản không chỉ nhằm phát huy lợi thế nguồn hàng của mình, mở rộng thị trường mới mà còn là tiếp nhận hàng hóa và kỹ thuật nhằm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất của


Việt Nam, qua đó mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam trong khu vực. Đối với Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam có nhiều lợi ích do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, do Việt Nam là thị trường khá đông dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá nhân công thấp và nhiều tiềm năng khác chưa được khai thác. Đặc biệt, xâm nhập thị trường Việt Nam qua thương mại còn tạo điều kiện cho FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Thông qua những quan hệ này Nhật Bản muốn mở rộng và chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong khu vực, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong quá khữ, khẳng định vai trò không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc chính trị trong khu vực và trên thế giới.


Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn như chi phí nhân công gia tăng, hành lang pháp lý chưa minh bạch, chính sách về thuế chưa thông thoáng, rò ràng. Bên cạnh đó ngành công nghiệp hỗ trợ của VN còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án FDI Nhật Bản đặc biệt là các dự án lớn trong các lĩnh vự sản xuất ô tô, xe máy, điện tử. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng chưa đáp ứng được nhu cầu để thu hút, phát huy hết hiệu quả của các dự án đầu tư của Nhật Bản. Để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản, trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp phụ trợ; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về thuế suất, thủ tục đầu tư; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trọng điểm…tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước nhằm thúc đẩy và nâng tầm quan hệ thương mại và đầu tư của nước Việt Nam– Nhật Bản.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Trung Chính (2008), “Thu hút đầu tư của Nhật Bản vào nước ta và giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (4), tr. 37 – 39.

2. Nguyễn Duy Dũng (1995), “Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, (1), tr. 20 -22.

3. Nguyễn Thanh Đức (2004), “Nhật Bản - Thị trường mở cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (5), tr 73 -77.

4. Vũ Văn Hà (2000), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (1), tr 35 - 36.

5. Phùng Thị Vân Kiều (1999), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, (3), tr. 25 - 31.

6. Tống Thùy Linh (2006), “Triển vọng của thị trường đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (5), tr. 27 – 35.

7. Hoàng Xuân Long (2002), “Bí quyết thành công trong sự bắt chước công nghệ của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (2), tr. 15.

8. Nguyễn Tiến Lực (2003), “Việt Nam trong lịch sử quan hệ thương mại Nhật Bản – Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (4), tr. 22–23.

9. Trần Quang Minh (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối cảnh hội nhập châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (9), tr. 6 – 9.

10. Trần Quang Minh (2005), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản: Thành tựu, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (5), tr. 3 – 11.


11. Kim Ngọc – Nguyễn Ngọc Mạnh (2003), “Hợp tác Nhật Bản – ASEAN những thập kỷ đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, (3), tr. 61 – 67.

12. Nguyễn Thị Nhiễu (chủ nhiệm) (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.

13. Nipponia Tìm hiểu Nhật Bản (2004), (31), Heibosha, Nhật Bản, tr. 14 – 15


14. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI ) Phần thông tin về Nhật Bản

15. Tổng Cục Thống Kê (2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

16. Lưu Ngọc Trịnh (2008), “35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản: Một chặng đường phát triển”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.11 – 16.

17. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (2005), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (2008), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Hà Nội.

20. www.customs.gov.vn


21. www.nhat.vn/


22. www.thuongmai.vn


23. http://vietnamnet.vn


24. http://www.vnagency.com.vn


25. http://vietbao.vn


26. http://www.infotv.vn


27. http://www.ciem.org.vn


28. http://www.agro.gov.vn


29. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn


30. http://kinhte24h.com


31. http://www.gso.gov.vn

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí