Một Số Hạn Chế Bất Cập Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản


2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản


2.2.1. Vị trí của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản chưa thực sự tương xứng với tiềm năng

Trong sáu năm gần đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn tăng trưởng 18 – 20% mỗi năm song còn quá nhỏ bé, không cân xứng so với tiềm năng của hai nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật chiếm khoảng hơn 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản với Trung Quốc, Xingapo, Malaixia, Thái Lan và Inđônêxia tương ứng là 13,2%, 2,9%, 2,7%, 2,6% và 2,3%.

Theo bảng dưới đây, ta thấy rằng Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật quá khiêm tốn so với một số bạn hạn hàng chủ yếu của Nhật Bản. Đối với Hàn Quốc, không chỉ Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng trong ngoại thương của nước này, mà ngược lại, Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn của Nhật Bản. Chỉ có hai năm 1997 – 1998, kim ngạch ngoại thương Nhật – Hàn bị giảm sút còn nhìn chung ngoại thương giữa hai nước đều gia tăng hàng năm. Năm 1991, kim ngạch ngoại thương Nhật – Hàn mới là 33,476 tỷ USD thì đến năm 2004 đã lên tới 67,856 tỷ USD, tức là tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1991.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật năm 2004, Trung Quốc chiếm 20,1%, cao hơn so với Mỹ 18,6%. Kim ngạch thương mại Nhật – Trung đạt mức kỷ lục 22,2 nghìn tỷ yên, tương đương với 210 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ số tương tự giữa Mỹ và Nhật Bản đạt 20,48 nghìn tỷ yên. Tính đến hết tháng 9 năm 2007, kim ngạch buôn bán Trung – Nhật đã đạt 171,94 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với các đối tác thương mại trên lớn hơn nhiều so với quan hệ thương mại Việt – Nhật.


Bảng 2.8 : Một số bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản


(Đơn vị: trăm triệu USD)


TT

2001

2002

2003

5 tháng đầu

2004

Nước

Kim ngạch

Nước

Kim ngạch

Nước

Kim ngạch

Nước

Kim ngạch

1

Mỹ

1.948

Mỹ

1.760

Mỹ

1.740

Mỹ

736

2

Trung Quốc

938

Trung Quốc

1.016

Trung Quốc

1.324

Trung Quốc

647

3

Hàn Quốc

449

Hàn Quốc

440

Hàn Quốc

525

Hàn Quốc

271

4

Đài Loan

405

Đài Loan

297

Đài Loan

454

Đài Loan

229

5

Đức

296

Hồng Kông

268

Hồng Kông

311

Hồng Kông

204

6

Malaixia

252

Thái Lan

237

Đức

305

Đức

149

7

Thái Lan

235

Úc

223

Thái Lan

278

Thái Lan

133

8

Úc

233

Malaixia

222

Úc

249

Úc

120

9

Inđônêxia

225

Inđônêxia

204

Malaixia

237

Malaixia

108

10

Xingapo

212

Xingapo

191

Inđônêxia

234

Inđônêxi a

107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 10

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1, 2006, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tr.13.

Một số nguyên nhân có thể kể ra là hàng Việt Nam vào Nhật vẫn gặp những trở ngại vì những qui định khắt khe của Nhật mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa


đáp ứng hết được (về an toàn thực phẩm), cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu (khoảng 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế)…

Tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm dần, nhưng Nhật Bản vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Nhưng nếu so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản với cả thế giới thì Việt Nam chỉ là bạn hàng nhỏ bé. Năm 1993, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chỉ chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, tỷ trọng này ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia tương ứng là 2,7%, 3,2% và 5,2%. Philippin ít nhất cũng chiếm 1%, gấp 2,5 lần so với tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2001, giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản trên tổng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này chỉ chiếm 0,71%, chưa được 1%. Mặc dù vậy, cùng với các biện pháp đẩy mạnh công tác thâm nhập thị trường Nhật, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam của chính phủ và các doanh nghiệp nên tỷ trọng này đang tăng lên, đạt 0,84% vào năm 2005.

Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật trong tổng xuất khẩu của Việt Nam và tổng nhập khẩu của Nhật Bản

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

Kim ngạch XK sang Nhật Bản

% trong tổng XK của Việt Nam

Tổng NK của Nhật Bản

% trong tổng NK của Nhật Bản

2001

2.509,8

16,70

349.000

0,72

2002

2.437,0

14,59

337.000

0,72

2003

2.908,6

14,44

383.000

0,75

2004

3.542,1

13,37

455.000

0,78

2005

4.340,3

13,38

515.000

0,84

Nguồn:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=6106


Năm 2006, nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản từ Việt Nam chiếm khoảng 0,91% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, tăng hơn so với năm 2005. Chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng nhưng vẫn chưa đủ vì còn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 20,5%, Inđônêxia 4,2%, Malaixia 2,7%, Thái Lan 2,9% và kém cạnh tranh nhất là Philippin cũng có thị phần 1,32% (gấp gần 1,5 lần so với tỷ trọng của Việt Nam). Điều này thể hiện sự phụ thuộc đáng kể của Việt Nam vào Nhật Bản trong quan hệ thương mại. Bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong những năm gần đây luôn chiếm từ 12 – 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng chiếm chưa đầy 1% trên thị trường rộng lớn này.

Hiện tại, Nhật Bản là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2007 chiếm tới 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Nhật là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật năm 2007 chiếm gần 10% trong tổng nhập khẩu của nước ta nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản. Năm 2001, tỷ trọng này là 0,54% thì đến năm 2005 chỉ tăng lên 0,68%. Con số này thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có quan hệ buôn bán với Nhật Bản. Ví dụ, theo số liệu năm 1993, giá trị nhập khẩu của các nước ASEAN trong tổng mức buôn bán với Nhật tương ứng là: Thái Lan 2,7%; Malaixia 3,2% và Inđônêxia 5,2%.

Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Việt Nam và tổng xuất khẩu của Nhật Bản

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

Kim ngạch NK từ Nhật Bản

% trong tổng NK của Việt Nam

Tổng XK của Nhật Bản

% trong tổng XK của Nhật Bản

2001

2.183,1

13,46

403.000

0,54



2002

2.504,7

12,68

417.000

0,6

2003

2.982,1

11,81

472.000

0,63

2004

3.552,6

11,11

566.000

0,63

2005

4.074,1

11,08

595.000

0,68

Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=6106


Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong những năm gần đây tăng với tốc độ 14 - 19%, cao nhất là năm 2007 tăng 31,41%. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu 31,41% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 16,01% khiến Việt Nam bị thâm hụt lớn trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Để giảm tình trạng nhập siêu, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam cần tập trung đầu tư sản xuất các mặt hàng có thể thay thế hàng nhập khẩu. Hy vọng rằng, với nỗ lực của chính phủ và doanh nghiệp hai nước, hiệp định thương mại song phương sớm được ký kết thì kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật có thể lên tới 17 tỷ USD, vượt 2 tỷ USD so với mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2010 đề ra thời gian trước.

2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn đơn điệu


Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian qua vẫn là những mặt hàng truyền thống, vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, chứa đựng hàm lượng lao động hay nguyên vật liệu thô cao. Tỷ trọng của ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may vẫn lớn, khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Tỷ trọng mặt hàng chế tạo linh kiện điện tử - ti vi, máy tính – linh kiện máy tính đã từ 1,2% lên 4,44% trong vòng 10 năm. Tỷ trọng của mặt hàng dây điện và cáp điện cũng tăng từ 6,88% lên 10,92% trong vòng 7 năm. Tuy nhiên, mức tăng tỷ trọng của các mặt hàng chế tạo, cũng như một số mặt hàng (giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả, hoa) còn thấp. Cơ cấu buôn bán này thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động. Cơ cấu trên giúp Việt Nam thu được nguồn


ngoại tệ đáng kể có thể chuyển thành hàng hoá, tạo ra vốn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị, máy móc từ Nhật Bản. Đây chính là cơ sở cho sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới. Mặc dù vậy, Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi cơ cấu xuất khẩu hiện tại để hạn chế những thua thiệt về kinh tế sau này do bán nhiều sản phẩm thô, tài nguyên thiên nhiên. Khủng hoảng năng lượng, lương thực toàn cầu, giá dầu trên thế giới tăng cao… là những điều mà Việt Nam cần tính đến để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, tăng cường kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến và có giá trị gia tăng cao sang thị trường Nhật Bản trong tương lai.

Để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam cần đầu tư để chế tạo ra những sản phẩm có kỹ thuật cao mang tính cạnh tranh nhằm tăng giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm nâng cao tính cạnh tranh, để không phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vốn chiếm thị phần nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản còn thấp, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu còn đơn giản vì Việt Nam chưa nhập được nhiều những thiết bị công nghệ hiện đại. Gần 10 năm qua, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản vẫn là linh kiện điện tử - ti vi, máy tính – linh kiện máy tính, máy móc thiết bị phụ tùng khác, sắt thép, vải các loại, ô tô các loại. Trong thời gian tới Việt Nam cũng cần thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu để giảm tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu, thay đổi cán cân thương mại với Nhật. Năm 2007, Việt Nam bị thâm hụt thương mại với Nhật, nhập siêu cao nhất từ trước tới nay: 107,9 triệu USD. Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần đầu tư kỹ thuật, công nghệ để chế tạo những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước nhằm hạn chế nhập khẩu. Mặt khác, Việt Nam cần nhanh chóng nhập khẩu những công nghệ nguồn từ Nhật Bản để phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

*

* *


Tóm lại, từ những phân tích về thực trạng và đặc điểm của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản cũng như những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước hiện nay và trong những năm sắp tới, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong gần hai thập kỷ qua luôn nằm trong xu hướng phát triển đi lên với mức tăng của tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20 – 30%. Hiện nay và trong những năm sắp tới, cùng với Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản vẫn luôn giữ vị trí là một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Thứ hai, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung đã và đang phát triển lên một tầm cao mới với việc hai nước đã đồng ý xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược”, đã và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Các cuộc đàm phán này được bắt đầu từ tháng 1 năm 2007 với nhiều phiên họp diễn ra ở cả hai nước và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nếu như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản được ký kết thì có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại giữa hai nước – một trong những lĩnh vực chủ yếu của quan hệ hợp tác kinh tế - sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thứ ba, thị trường Nhật Bản với hơn 120 triệu dân được coi là một thị trường có tiềm năng lớn ở Đông Á, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, sản phẩm gỗ… Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ khai thác được một khoảng thị phần rất nhỏ so với các nước khác trong khu vực tại thị trường Nhật Bản. Nếu chỉ cần chiếm được mức thị phần tại thị trường Nhật Bản tương đương với mức mà các nước Đông Nam Á khác như Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia đã đạt được (từ 2 đến 4%) thì mức xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã có thể tăng gấp 3 hoặc 4 lần so với mức hiện nay. Chính vì vậy, có thể nói rằng tiềm năng cho sự phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn còn rất lớn.

Thứ tư, về phía các doanh nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản


bằng các biện pháp như: thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại… Tất cả những việc làm này đã đem lại những kết quả đáng kể trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận mà nói, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập cần được tháo gỡ để quan hệ thương mại giữa hai nước có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm sắp tới. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tháo gỡ những hạn chế và bất cập này là nội dung sẽ được đề cập đến trong Chương 3.‌

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022