Hợp tác năng lượng cũng là một trong những lĩnh vực được hai nước đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở thành công của Liên doanh Vietsovpetro, hai bên tiếp tục thúc đẩy thành lập nhiều liên doanh khác như Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet để mở rộng khai thác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba. Các dự án về mở rộng, phát triển các nhà máy điện, trọng điểm là các nhà máy điện hạt nhân tiếp tục được triển khai.
Hợp tác quân sự giữa hai nước cũng đang được triển khai xứng tầm đối tác chiến lược với một loạt các hợp đổng mua và nâng cấp tàu ngầm, máy bay, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, phòng không mới của Việt Nam với Liên Bang Nga, nhằm hiện đại hóa lực lượng quân sự Việt Nam.
Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước không ngừng gia tăng và vẫn là lĩnh vực hợp tác trọng điểm trong quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga thời gian tới.
Quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga nói chung, quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng là mối quan hệ đặc biệt, được xây dựng trên nền tảng tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc, với truyền thống lịch dài lâu, đã được thời gian kiểm chứng, sẽ tiếp tục được duy trì, phát triển trong tương lai, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
2.1. Các phương pháp nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Quan Hệ Thương Mại
- Một Số Lý Thuyết Về Các Mối Quan Hệ Thương Mại
- Các Nhân Tố Tác Động Tới Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga
- Tổng Quan Về Kinh Tế Và Ngoại Thương Của Việt Nam
- Phân Loại Hàng Hóa Xuất Khẩu Việt Nam – Liên Bang Nga Theo Danh Mục Sitc (Triệu Usd Và %)
- Dấu Ấn Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Giữa Việt Nam Và Liên Minh Kinh Tế Á – Âu (Eaeu)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
2.1.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để làm rò sự thay đổi trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, cơ cấu thương mại, tốc độ gia tăng xuất nhập khẩu vào năm 2007 và năm 2013, từ đó dự đoán những thay đổi trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về điều kiện tự nhiên, năng lực sản xuất, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như những cơ chế, chính sách thương mại đối ngoại giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Thông qua những điểm tương đồng và khác biệt cũng như những thay đổi trong quan hệ thương mại hai nước, luận văn sẽ chỉ ra được những thành công, những tiềm năng còn chưa khai thác hết, những khó khăn mà Việt Nam và Liên bang Nga gặp phải khi tiến hành trao đổi thương mại song phương. Từ đó, xác định thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đồng thời tránh được tính chủ quan, phiến diện trong đánh giá, phân tích.
Các bước tiến hành phương pháp so sánh:
Bước 1: Xác định các nội dung và phạm vi so sánh
So sánh về nhu cầu thương mại của hai nước Việt Nam và Nga, các chỉ tiêu quy mô, chỉ tiêu tốc độ gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Liên bang Nga với nhau trong giai đoạn 2007 – 2014.
Bước 2: Xác định điều kiện các chỉ tiêu so sánh.
+ Nội dung các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất.
+ Phương pháp của các chỉ tiêu cũng phải đảm bảo tính thống nhất. Các tiêu chí quy mô, kim ngạch xuất nhập khẩu được so sánh tuyệt đối. Các chính sách, các yếu tố về năng lực tổ chức, quản lý, sản xuất được so sánh tương đối.
+ Đảm bảo tính đồng nhất về các đơn vị, quy chuẩn so sánh. Bước 3: Xác định mục đích so sánh
Thông qua so sánh quy mô, cơ cấu thương mại để thấy được sự thay đổi qua các năm trong quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga. Ngoài ra, có thể so sánh quy mô của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nga với hàng xuất khẩu của một số nước khác để thấy được vị trí, tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Bước 4: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh
So sánh tuyệt đối các tiêu chí như quy mô, cơ cấu thương mại được biểu thị thông qua biểu đồ, hình vẽ. So sánh các chính sách, năng lực tổ chức, quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua phân tích định tính.
2.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn dùng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rò các vấn đề nghiên cứu sau:
+ Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 về quy mô, về cơ cấu thương mại.
+ Phân tích những thay đổi trong quy mô, cơ cấu thương mại trao đổi giữa hai quốc gia trong thời gian 7 năm, từ năm 2007 đến năm 2014.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện và khả năng có tác dụng đẩy mạnh quan hệ thương mại hai nước
+ Phân tích vai trò của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga tới phát triển kinh tế và quan hệ thương mại với các quốc gia khác của Việt Nam.
Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước sau, bao gồm:
Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích
+ Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt – Nga
+ Những nhân tố tác động và vai trò của quan hệ thương mại Việt – Nga.
+ Tính khả thi của các kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nga.
Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở đã xác định các vấn đề cần phân tích, luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan, bao gồm: Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, tham luận hội nghị, các trang tin tức. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, ITC, UN Comtrade, WTO. Những tài liệu được sử dụng ở đây sẽ được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số khác được tự tổng hợp, tóm tắt thành luận cứ cho bài phân tích.
Bước 3: Phân tích các dữ liệu và lý giải
Các kết quả thu thập thông tin được thể hiện dưới hình thức phân tích định tính. Các phân tích được đánh giá khách quan, đa chiều. Những phân tích dữ liệu sẽ được sử dụng để lý giải những thay đổi, thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích, đánh giá các thông tin đã qua xử lý, luận văn sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên
bang Nga đang ở mức độ nào, còn những hạn chế gì. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra những kết luận và các khuyến nghị mang tính khách quan cho các Doanh nghiệp và Chính phủ trong thời gian tới.
2.1.3. Phương pháp kế thừa
Luận văn sẽ kế thừa những công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga, về các hiệp định FTA và các nghiên cứu khác có liên quan đến thương mại Việt Nam và Liên bang Nga như đã nêu ở phần tổng quan và danh mục tài liệu tham khảo kèm theo. Cụ thể:
Bước 1 : Xác định nội dung kế thừa
Luận văn kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến quan hệ thương mại của Việt Nam – Liên bang Nga, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước đối tác và quan hệ thương mại của Liên bang Nga với các nước đối tác.
Bước 2 : Xác định phạm vi, mức độ cần kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu trước đó trong phạm vi quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga. Mức độ kế thừa cũng cần xác định rò, kế thừa toàn bộ hay kế thừa một phần, kế thừa những thành tựu của những công trình nghiên cứu trước đó.
2.2. Nguồn số liệu
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp lấy từ các nguồn bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), Trade Map của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Ngân hàng Thế giới (WB). Các số liệu này bao gồm kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong 7
năm từ năm 2007 đến năm 2014. Tuy nhiên, do sự hạn chế của nguồn số liệu, nên nhiều thống kê mới nhất chỉ được cập nhật đến năm 2013.
2.2.2. Xử lý số liệu
Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga (2007-2014) lấy từ nguồn Trade Map được xử lý, tính toán để đưa ra tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu của hai quốc gia theo từng năm, từ năm 2007 đến năm 2013.
Số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài của Việt Nam và Liên bang Nga được tổng hợp và minh họa thông qua biểu đồ, nhằm thể hiện quy mô hàng hóa xuất khẩu của một số nước ASEAN và Trung Quốc, Mỹ, EU trên thị trường hai nước.
Số liệu thống kê 9 nhóm hàng nhập khẩu và xuất khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga được phân loại theo Danh mục SITC rev.3, từ năm 2007 đến năm 2013 từ nguồn UN Comtrade được xử lý, tính toán theo tỉ lệ phần trăm để chỉ ra cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của hai nước Việt Nam – Liên bang Nga.
Số liệu thống kê ba loại hàng hóa cơ bản gồm tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng hóa tiêu dùng theo BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA, nguồn UN Comtrade được xử lý theo tỉ lệ phần trăm.
Chương 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2007 – 2014
3.1. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga
3.1.1. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Liên bang Nga
Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với 17 075 400 km², bao phủ hơn 1/9 diện tích đất liền trên trái đất, với số dân 142,9 triệu người, đông dân thứ 9 thế giới, luôn sẵn sàng cung cấp cho Nga nguồn nhân lực dồi dào. Với diện tích trải dài từ châu Á sang châu Âu nên Liên bang Nga có đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều quốc gia. Đồng thời, Nga cũng sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú như than đá (sản lượng khai thác 270 triệu tấn/năm), thép (66,1 triệu tấn/năm), kim cương (2,2 tỷ USD), vàng (168 tấn/năm), gỗ (200 triệu m3/năm), khí đốt (chiếm 27,6% trữ lượng thế giới), dầu mỏ (60 tỷ thùng, tương đương 7,6% trữ lượng thế giới). Với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn, Nga đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu, đặc biệt là trong phạm vi châu Âu. Nga có đủ số tài nguyên thiên nhiên trong bảng hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép. Với đặc điểm tự nhiên như vậy, có thể thấy Nga là một nước có lợi thế về xuất khẩu các nguyên liệu thô, hy-đrô-các-bon, kim loại, hóa chất, nguyên liệu, không có lợi thế trong xuất khẩu các ngành hàng chế tạo (trong nhóm 70 sản phẩm có khả năng cạnh tranh của Nga, chỉ 4 nhóm có liên quan đến máy móc và thiết bị vận tải).
Trên trường quốc tế, Liên bang Nga có vị trí vững chắc và quan trọng. Là một trong năm thành viên thường trực của Liên hiệp Quốc, từng là thành viên của G8, đang là thành viên của các tổ chức khác như G20, APEC, SCO, EurAsEC và là thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS.
Trước đây, do tình hình chính trị bất ổn nên nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Tới năm 2000, sau khi Tổng thống V. Putin lên nắm quyền, nền kinh tế của Nga bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Sau nhiều năm nỗ lực cải cách nền kinh tế cũng như bộ máy nhà nước, Nga đang dần lấy lại vị thế của mình. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Nga đạt 6-7%/năm, thu nhập đầu người khoảng 15 800 USD/người (năm 2010). Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ đạt 30-40% giá trị GDP. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Nga cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ tháng 10/2008, giá dầu thô giảm 2/3 so với các tháng trước của năm 2008, khiến nguồn thu của Nga sụt giảm mạnh. Hệ lụy lan sang cả hệ thống ngân hàng khi 288 trên tổng số 971 ngân hàng Nga rơi vào thua lỗ, đồng RUB Nga mất giá dần, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm dừng hoạt động để tránh thua lỗ.
Nhiều năm sau khủng hoảng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Liên bang Nga cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo xếp hạng của IMF, năm 2014, nền kinh tế Nga đứng thứ 10 thế giới, xét theo GDP danh nghĩa, với giá trị ước đạt 2 096,7 tỷ USD [39].
Tuy nhiên sau sự kiện U-crai-na, Nga lại một lần nữa phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do phải chịu sự trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2015-2016 sẽ tụt xuống mức âm, cụ thể sẽ giảm 3,8%, xuống mức - 2,7% trong năm 2015, giảm 0,3%, xuống còn 0,7% trong năm 2016. Các dự án đầu tư của Chính phủ Nga cũng bị trì hoãn và các nhà đầu tư đang dần cắt giảm vốn. Nhu cầu đầu tư yếu do những vấn đề nội tại của nền kinh tế Nga hiện nay là nguyên nhân chính khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2014 vừa qua đạt mức thấp, khoảng 1%. Bên cạnh đó, các điều khoản thương mại mới, những bất ổn chính trị, giá dầu giảm mạnh và lệnh cấm vận