Một Số Lý Thuyết Về Các Mối Quan Hệ Thương Mại


Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) được OECD định nghĩa là phân loại dạng thống kê các loại hàng hóa thương mại quốc tế. Nó được thiết kế nhằm cung cấp tiêu chuẩn phân loại hàng hóa phục vụ cho phân tích kinh tế và so sánh số liệu thương mại hàng hóa quốc tế.

Nhằm đáp ứng sự tăng lên nhanh chóng cũng như những biến động về chủng loại hàng hóa, bản danh mục gốc (năm 1950) đã được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi 3 lần (tương ứng với các năm 1969, 1975 và 1986). Năm 1986, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hiệp quốc đã ban hành danh mục SITC, bản sửa đổi lần 3 do Cơ quan Thống kê của Liên hiệp quốc soạn thảo.

SITC gồm 10 phần, 67 chương, 261 nhóm, 1033 phân nhóm gồm tất cả các mặt hàng trong thương mại quốc tế. Trong đó, 720 phân nhóm được chia thành 2805 mặt hàng chi tiết hơn. Tên của các nhóm trong SITC lần 3 được sắp xếp giống với các nhóm HS. Nhờ đó mà giữa SITC và HS có mức độ tương thích cao, hoàn toàn có thể chuyển đổi.

Hiện nay, thế giới đã sử dụng Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn SITC, bản sửa đổi lần thứ 4. SITC lần 4 vẫn giữ cấu trúc tổng thể của SITC lần 3 gồm phần, chương và nhóm. Tuy nhiên, SITC lần 4 đã có một số thay đổi ở cấp độ các nhóm cơ bản và một số các phân nhóm. Cụ thể, 238 đề mục cơ bản trong SITC 3 đã không còn được sử dụng trong SITC 4, và 87 đề mục cơ bản mới được giới thiệu. Như vậy, SITC lần 4 bao gồm 2970 đề mục cơ bản.

iii) Hệ thống phân loại Broad Economic Categories (BEC)

Danh mục phân loại hàng hóa theo ngành kinh tế rộng (BEC) gồm 19 nhóm cơ bản, được ban hành bởi Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc, tuy không phân loại hàng hóa chi tiết như SITC nhưng lại là danh mục bổ sung cho SITC về công dụng cuối cùng của hàng hóa nhập khẩu. Mục đích của BEC là nhằm phục vụ cho việc phân tích số liệu thống kê thương mại đối với hàng


hóa nhập khẩu theo các nhóm lớn như lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị vốn, hàng tiêu dùng lâu bền và hàng tiêu dùng bán lâu bền, và có thể phân chia thành các nhóm hàng chi tiết hơn nữa.

Bảng 1.2: Hệ thống phân loại BEC


Mã số


Tên

Nhóm hàng

tương ứng trong SNA

1

Lương thực, thực phẩm và đồ uống


11

Thô


111

Dùng cho sản xuất

Hàng hóa trung gian

112

Dùng cho tiêu dùng gia đình

Hàng hóa tiêu dùng

12

Đã chế biến


121

Dùng cho sản xuất

Hàng hóa trung gian

122

Dùng cho tiêu dùng gia đình

Hàng hóa tiêu dùng

2

Vật tư nông nghiệp


21

Thô

Hàng hóa trung gian

22

Đã chế biến

Hàng hóa trung gian

3

Nhiên liệu và dầu bôi trơn


31

Thô

Hàng hóa trung gian

32

Đã chế biến


321

Dùng cho xe hơi

Không được phân loại

322

Loại khác

Hàng hóa trung gian

4

Tư liệu sản xuất (trừ phương tiện vận tải) và phụ

tùng phụ kiện


41

Tư liệu sản xuất (trừ phương tiện vận tải) và phụ

tùng của nó

Tư liệu sản xuất

42

Phụ tùng và phụ kiện tư liệu sản xuất (trừ phương

tiện vận tải)

Hàng hóa trung gian

5

Phương tiện vận tải và phụ tùng phụ kiện


51

Xe ô tô du lịch (xe chở khách)

Không được phân loại

52

Loại khác


521

Dùng cho sản xuất

Tư liệu sản xuất

522

Không dùng cho sản xuất

Hàng hóa tiêu dùng

53

Phụ tùng và phụ kiện

Hàng hóa trung gian

6

Hàng tiêu dùng khác chưa được phân vào đâu


61

Lâu bền

Hàng hóa tiêu dùng

62

Bán lâu bền

Hàng hóa tiêu dùng

63

Không lâu bền

Hàng hóa tiêu dùng

7

Hàng hóa khác chưa được phân loại

Không được phân loại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 5

Nguồn: UN Comtrade


Danh mục BEC phân loại hàng hóa dựa theo công dụng cuối cùng, tương thích với 3 nhóm hàng hóa cơ bản trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), gồm: hàng hóa tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian và hàng hóa tiêu dùng.

+ Tư liệu sản xuất: còn gọi là hàng hóa vốn hay hàng hóa tư bản. Tư liệu sản xuất được hiểu là một loại hàng hóa cuối cùng (không cần chế biến tiếp) được dùng để sản xuất ra các hàng hóa khác mà không phải dùng cho sinh hoạt. Nó không gồm những tài sản có sẵn trong tự nhiên như đất đai, khoáng sản, nhân lực và cũng không phải vốn bằng tiền tệ. Theo BEC, tư liệu sản xuất gồm các nhóm hàng hóa mã 41 và 521.

+ Hàng hóa trung gian là những loại hàng hóa được sử dụng như đầu vào để sản xuất ra hàng hóa khác. Hàng hóa trung gian chưa phải là hàng hóa cuối cùng. Nó gồm các nhóm hàng hóa mã 111, 121, 21, 22, 31, 322, 42, 53 theo BEC.

+ Hàng hóa tiêu dùng là những hàng hóa cuối cùng được dùng cho mục đích phục vụ sinh hoạt con ngưởi. Hàng tiêu dùng gồm các nhóm hàng hóa mã 112, 122, 522, 61, 62, 63 theo BEC

+ Hàng hóa không phân loại là những hàng hóa có thể sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng gia đình hay cá nhân. Theo BEC, nó gồm các nhóm hàng hóa mã 321, 51 và 7. Trong đó, hàng hóa thuộc nhóm mã 321 và 51 dùng cho cả sản xuất và tiêu dùng gia đình hay cá nhân. Còn hàng hóa mã 7 gồm các thiết bị quân sự, bưu kiện bưu phẩm, những hàng hóa đặc biệt không được phân loại khác.

1.2.1.5.Một số lý thuyết về các mối quan hệ thương mại

a) Khái niệm quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại quốc tế là quan hệ phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Các mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất – tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, gắn kết


các nền kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Trong thương mại quốc tế, hàng hóa và dịch vụ được tự do di chuyển qua biên giới quốc gia, do đó các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế đến từ các nước khác nhau, và mang các quốc tịch khác nhau. Các mối quan hệ thương mại quốc tế chịu sự chi phối của các hệ thống pháp luật khác nhau của các quốc gia, cùng các điều ước, thông lệ, quy tắc mang tính chất quốc tế.

Hình thức chủ yếu của các quan hệ thương mại quốc tế hiện nay bao gồm bảo hộ thương mại tự do đơn phương, các hiệp định khu vực/ song phương hay các hiệp định WTO/ đa phương. Các FTA đang trở thành xu thế phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Theo thống kê của WTO, tới tháng 3 năm 2008, đã có 209 hiệp định thương mại khu vực (RTA) được thông báo cho WTO, trong đó có 119 FTA. Trong 119 FTA đó, có 96 FTA (chiếm 81%) đã ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn 1995 – 2007. Trong 96 FTA đó, lại có tới 69 FTA (chiếm 72%) được hình thành trong giai đoạn 2001 – 2007.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là kết quả chính thức của một quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại bỏ hẳn các rào cản đối với thương mại. Một FTA thường bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau. Bên cạnh đó, các FTA còn có thể bao gồm các thỏa thuận liên quan đến các vấn đề về cải thiện thể chế, gìn giữ môi trường, lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùng nhiều vấn đề khác. Do vậy, các FTA còn đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao, việc sử dụng các lợi ích thương mại để thắt chặt thêm các mối quan hệ chiến lược là cần thiết. Mỗi FTA có phạm vi lĩnh vực và mức độ tự do hóa khác nhau.


b) Vai trò của các mối quan hệ thương mại tới các nước sau khi thiết lập quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại giữa các quốc gia được thiết lập trên cơ sở cùng hướng tới những lợi ích chung nhất định giữa các quốc gia đó. Như vậy, mở rộng quan hệ thương mại đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia.

Thông quan các quan hệ thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa và dịch vụ được tăng cường. Sự cạnh tranh đến từ hàng hóa nước ngoài buộc các nhà sản xuất trong nước phải thay đổi công nghệ, cải tiển sản phẩm, giảm giá thành, và mở rộng quy mô sản xuất. Khi đó, không chỉ người tiêu dùng được hưởng lợi do được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn, chất lượng không thua kém các sản phẩm nhập khẩu mà các nhà sản xuất nội địa cũng được lợi từ việc tăng cường sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới sản phẩm, tận dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, thông qua quan hệ thương mại với những thỏa thuận, ưu đãi mà các nước dành cho nhau trong hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được đẩy mạnh, thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu so với tốc độ tăng trưởng GDP. Nhiều năm qua, các số liệu thương mại mà WTO công bố đều cho thấy rò tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Theo các số liệu mới nhất từ WTO (năm 2013), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới đạt 2,5%, so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu là 2%. Trong đó, các nước châu Á có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cao nhất với 4,5%, theo sau là các nước Bắc Mỹ với 3%; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất thuộc về các nước Trung Đông với 6%,


các nước châu Á là 4,5%. Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ thế giới năm 2013 đã hồi phục mạnh mẽ, tổng thương mại dịch vụ toàn cầu đạt 4 645 tỷ USD, tăng trưởng gần 6% (là kết quả của sự hồi phục thương mại thuộc khối các nước châu Âu). Xuất khẩu thương mại dịch vụ của châu Âu đạt mức 7%, Bắc Mỹ là 5%, các nước châu Á tụt nhẹ với 5%, khu vực Trung và Nam Mỹ chỉ đạt 2%, khu vực Trung Đông là 4%. Năm 2013 ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thương mại dịch vụ cao nhất của khối CIS với 9%, trong đó châu Phi lại có tốc độ tăng trưởng thấp nhất với -3%.

Đối với nền kinh tế, khi các quan hệ thương mại được thiết lập, thông qua hoạt động thương mại quốc tế đã góp phần tăng cường quá trình phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay trên thế giới, việc sản xuất ra một sản phẩm là quá trình hợp tác sản xuất bởi nhiều quốc gia hoặc một sản phẩm được chuyên sản xuất bởi nhiều quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ mà họ có lợi thế so sánh, và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ họ có ít lợi thế so sánh hơn. Thông qua việc tăng cường các hoạt động thương mại xuyên biên giới như vậy, các nền kinh tế đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và tiêu dùng, từ đó tăng sản lượng và thu nhập cho nền kinh tế quốc gia.

Các quan hệ thương mại quốc tế còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý giữa các quốc gia. Hoạt động thương mại tự do giữa các quốc gia đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất vào các quốc gia có tiềm năng. Việc thu hút các công ty xuyên quốc gia đến đầu tư không chỉ đem lại cho nước nhận đầu tư sự hỗ trợ về vốn mà bao gồm cả những chuyển giao về công nghệ, kỹ năng quản lý, cùng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông qua chuyển giao công nghệ cũng như kỹ năng quản lý, các nước nhận đầu tư có thể cải thiện được nền công nghiệp sản xuất trong nước, từ đó có cơ hội tăng cường hoạt động thương mại quốc tế hiệu quả hơn.


Việc mở rộng quan hệ thương mại còn giúp các quốc gia phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình. Hiện nay, do quá trình phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất, việc tập trung sản xuất các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ đều diễn ra ở những nơi có lợi thế so sánh. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giúp các quốc gia tập trung mọi nguồn lực sẵn có, sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế hơn so với các quốc gia khác, từ đó giúp quốc gia đó tận dụng được những ưu thế của mình. Không chỉ trong sản xuất, các quan hệ thương mại còn giúp các quốc gia nâng cao vị thế của mình trên thị trường hàng hóa thế giới, từ đó mở rộng và củng cố vị thế mỗi quốc gia đó trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Quan hệ thương mại còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các quốc gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện nay, do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường toàn cầu, cũng như xu thế tham gia toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không ngừng phát triển, mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế thông qua các FTA, BTA hay tham gia các diễn đàn kinh tế, các tổ chức kinh tế. Nhằm tận dụng được hết những ưu thế mà các hiệp định song phương cũng như đa phương đem lại, các quốc gia trước hết cần ưu tiên đổi mới chính nền kinh tế nội tại theo hướng thị trường, ưu tiên công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với việc tiến hành các cải cách về luật pháp cũng như hành chính. Sự chuẩn bị này sẽ giúp các quốc gia có được ưu thế khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Nhu cầu từ phía Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng 18,15 tỷ USD;


nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1% tương ứng 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 thặng dư đạt mức 2,14 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay [46]. Từ năm 2007 đến năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, song phải đến năm 2012 mới có thặng dư cán cân thương mại nhờ xuất siêu.

Tính đến hết năm 2014, 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm điện thoại các loại và linh kiện (kim ngạch 23,6 tỷ USD), hàng dệt may (kim ngạch 20,9 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (11,4 tỷ USD), thủy sản (7,8 tỷ USD), máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (7,3 tỷ USD), dầu thô (6,9 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (6,2 tỷ USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (5,6 tỷ USD), cà phê (3,6 tỷ USD) [46]. Trong đó, có nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga như điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, gỗ.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chính của Việt Nam năm 2014 tiếp tục gia tăng so với năm 2013. Cụ thế, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt kim ngạch 22,5 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 18,7 tỷ USD; vải các loại đạt kim ngạch 9,4 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,5 tỷ USD; sắt thép các loại đạt 7,8 tỷ USD; xăng dầu các loại đạt 7,7, tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 6,3 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày đạt 4,7 tỷ USD; kim loại khác đạt 3,4 tỷ USD; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD [46]. Đây đều là các yếu tố đầu vào của sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam. Do nhu cầu xuất khẩu tăng, nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này cũng ngày càng mở rộng. Đặc biệt, có nhiều mặt hàng như máy móc thiết bị, xăng dầu, kim loại, hóa chất có thể nhập khẩu từ Liên Bang Nga vì đây vốn là các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước này, giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc về nhập khẩu từ Trung Quốc.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí