1.2.2.2. Nhu cầu từ phía Liên Bang Nga
Liên Bang Nga là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với thương mại quốc tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga giai đoạn 2007-2013 liên tục gia tăng. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu đạt 199,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 352,3 tỷ USD. Đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 314,9 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 492,1 tỷ USD [46]. Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng U-crai-na và các lệnh cấm vận của Mỹ và EU, thương mại hàng hóa của Nga năm 2014 có dấu hiệu suy giảm, song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu công bố của Trung tâm Thương mại Thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2014 đạt 492,1 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2013 (527,3 tỷ USD), nguyên nhân chính là do lệnh cấm vận của Mỹ và EU đối với Nga trong năm vừa qua. Danh sách 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Nga vẫn được giữ nguyên, gồm xăng dầu các loại (288,4 tỷ USD), hàng hóa không phân loại (67,6 tỷ USD), sắt thép (20,2 tỷ USD), kim loại các loại (11,6 tỷ USD), máy móc thiết bị (8,9 tỷ USD), phân bón (8,9 tỷ USD), gỗ và các sản phẩm từ gỗ (7,6 tỷ USD), ngũ cốc (6,9 tỷ USD), nhôm (6,3 tỷ USD), hóa chất (5,1 tỷ USD) [46].
Về nhập khẩu, năm 2014, cùng chung tác động của lệnh cấm vận nên tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga cũng suy giảm so với năm 2013, từ 314,9 tỷ USD (năm 2013), giảm 10% xuống 282,6 tỷ USD (năm 2014). Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nga gồm máy móc thiết bị phụ tùng các loại (51,3 tỷ USD), điện tử và linh kiện điện tử (33,4 tỷ USD), phương tiện vận tải (30,9 tỷ USD), dược phẩm (12,6 tỷ USD), thiết bị y tế (7,8 tỷ USD), sắt thép (5,52 tỷ USD), thịt và các sản phẩm từ thịt (5,48 tỷ USD), hoa quả (5,4 tỷ USD) [46].
Hiện nay, do lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt gia cầm, thịt lợn và các loại hạt từ phía Mỹ và EU của Nga nên ngành công nghiệp thực phẩm cũng như ngành nông nghiệp của các nước này đang gặp phải khó khăn, thị
trường Nga cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn các mặt hàng này. Đây là cơ hội tốt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nga, thay thế cho các sản phẩm bị cấm vận, bên cạnh các sản phẩm vốn đang là thế mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
1.3. Các nhân tố tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga
1.3.1. Bối cảnh mới của Thế giới
Từ giữa năm 2007, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu bất ổn, giá cả nhiều mặt hàng như nguyên nhiên liệu, lương thực đều tăng, lạm phát có nguy cơ lan rộng. Sang năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu suy giảm, từ 3,8% (năm 2007) xuống 1,9% (năm 2008) và 0,5% (năm 2009). Thương mại quốc tế năm 2008 giảm 3,8% so với năm 2007, năm 2009 giảm 9% so với năm 2008. Các thị trường xuất khẩu chính của Nga và Việt Nam đều bị ảnh hưởng trầm trọng như Mỹ, EU, SNG. Cùng với sự suy giảm của thương mại quốc tế, vòng đàm phán Đô-ha cũng rơi vào bế tắc, xu hướng liên kết kinh tế song phương và khu vực đang diễn ra cùng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tại nhiều nước. Các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các quốc gia, các định chế tài chính lớn khiến dòng vốn đầu tư quốc tế suy giảm. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, đan xen và xung đột với xu hướng bảo hộ mậu dịch và khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước. Sự lên ngôi của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ làm gia tăng cạnh tranh quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực ngày càng rò nét [16].
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 3
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Quan Hệ Thương Mại
- Một Số Lý Thuyết Về Các Mối Quan Hệ Thương Mại
- Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga
- Tổng Quan Về Kinh Tế Và Ngoại Thương Của Việt Nam
- Phân Loại Hàng Hóa Xuất Khẩu Việt Nam – Liên Bang Nga Theo Danh Mục Sitc (Triệu Usd Và %)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Đến năm 2014, nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,5% năm 2013, 2,6% năm 2014, dự báo năm 2015 sẽ đạt 2,8%. Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ gia tăng trong hai năm tới, từ 2,8% năm 2014 lên 3,3% năm 2015
và 4% năm 2016, một phần nguyên nhân là do giá dầu giảm mạnh vào năm 2014 [35]. Sự hồi phục của kinh tế và thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đa chiều tới Việt Nam và Liên Bang Nga cũng như mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh cục diện kinh tế chính trị thế giới đầu thế kỷ XXI có nhiều chuyển biến sâu sắc song xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa vẫn giữ vai trò chủ đạo. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế tất yếu, khách quan mà hầu như mọi quốc gia đều tham gia. Trong đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế đất nước, vừa đóng vai trò thể hiện chính sách ngoại giao của các quốc gia. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và giao thông vận tải, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho các luồng thông tin, dòng vốn, các luồng hàng hóa, các loại hình dịch vụ, chuyển giao công nghệ giúp cho khoảng cách về địa lí và khoảng cách kinh tế, khoa học kĩ thuật giữa các quốc gia được thu hẹp. Đây là điều kiện cơ sở quan trọng thúc đẩy các nước tham gia các quan hệ thương mại quốc tế. Các mối quan hệ thương mại được hình thành trong phạm vi khu vực, rồi mở rộng hơn ra toàn cầu thực chất chính là sự hội nhập kinh tế của các quốc gia. Sự hội nhập này có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa được thể hiện rất rò thông qua việc hình thành các khu vực, các liên minh, các tổ chức kinh tế như EU, ASEAN, APEC, TPP, AEC, WTO, IMF … hay thông qua việc ký kết các FTA song phương lẫn đa phương có ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga. Các quốc gia tham gia vào những tổ chức, liên minh kinh tế hay các FTA này đều đạt được những lợi ích nhất định về mặt kinh tế,
góp phần xử lý các vấn đề phức tạp trong khuôn khổ đa phương, phản ánh xu hướng tập hợp lực lượng mang tính chiến lược, chính trị mới tại khu vực và thế giới. Trong cục diện đó, cả Việt Nam và Liên Bang Nga đều đang nỗ lực để trở thành tâm điểm, đầu mối của các liên kết và các FTA, nhằm có được vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu và khu vực.
An ninh thế giới và khu vực có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và thực thi các chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước, trong đó có Việt Nam và Liên Bang Nga. Đối với Nga, sau khi khối Vac-xa-va tan rã, các nước Trung – Đông đều ngả sang phương Tây, duy nhất chỉ còn Bê-la-rut là bạn đồng minh chiến lược của Nga, nhưng sức mạnh rất hạn chế. Mỹ gây sức ép tấn công Nga trên nhiều lĩnh vực. NATO tiếp tục tiến quân sang phía Đông cho tới tận biên giới Liên Bang Nga, thúc đẩy U-crai-na rời xa khu vực này, đẩy Nga ra khỏi khu vực Trung Á và ngoại Cáp-ca-dơ, triển khai hệ thống phòng thủ quốc gia, phá vỡ thế chiến lược cân bằng, giành ưu thế hạt nhân, tiếp tục can thiệp vấn đề Tres-nhi-a nhằm chia rẽ Liên bang Nga. Đến năm 2014, cuộc khủng hoảng U-crai-na đã khiến căng thẳng giữa Nga và Mỹ, EU leo thang. Một loạt các lệnh cấm vận, trừng phạt kinh tế được ban hành đã có những tác động mạnh tới nền kinh tế của các nước liên quan. Đối với Việt Nam, căng thẳng chủ quyền trên biển Đông cùng hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến Việt Nam phải nhìn nhận lại mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, chuyển hướng đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tránh rủi ro cho nền kinh tế và chính trị quốc gia.
Bên cạnh đó, sự phát triển năng động của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nguồn nhân
lực dồi dào, Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực tiềm năng cho sự phát triển kinh tế đầy sôi động. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, chiếm 2/3 tổng lượng dự trữ ngoại hối của thế giới, chiếm 56% GDP và 57% giá trị thương mại, và 36% tỷ trọng kinh tế toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành một thị trường tiêu thụ mạnh và là một trung tâm sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương cũng đang đứng ở trung tâm của sự hợp tác và phát triển không ngừng, buộc mỗi thành viên phải nhanh chóng và tích cực cải cách, đổi mới, liên kết, tập trung phát triển kinh tế theo xu thế của khu vực.
Với ½ dân số thế giới tập trung tại đây, cùng trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn và sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước như Trung Quốc và Ấn Độ, cùng những nền kinh tế lớn như Mỹ hay Nhật Bản, khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu vực tập trung nhiều mâu thuẫn về kinh tế và an ninh khi nhiều quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch quyền lực về đây, trong đó có cả Việt Nam và Liên Bang Nga. Trước những tiềm lực và mâu thuẫn sớm nhận thấy đó, năm 1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) gồm 12 nước thuộc khu vực đã ra đời, bao gồm: Mỹ, Ca-na- đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bru-nây, In-đô-nê-si-a, Xing-ga-po, Ma-lai-si-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Niu-di-lân. Đến năm 1998, tổng số thành viên của APEC đã nâng lên 21 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (năm 1991), Chi-lê, Mê-xi-cô, Pa-pua-Niu-Ghi- ne-a (năm 1994), Việt Nam, Nga và Pê-ru (năm 1998). Bên cạnh APEC, hiện nay cũng có nhiều Hiệp định và tổ chức thương mại mới đang được thúc đẩy hình thành trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tất cả đều hướng tới việc hình thành và tận dụng những tiềm năng của khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, sự tham gia của Việt Nam vào các Hiệp định và Tổ chức này sẽ thúc đẩy Nga tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam hơn nữa, nhằm tận dụng vai trò cầu nối của Việt Nam để hội nhập với khu vực kinh tế năng động đầy tiềm năng này.
Tóm lại, trước bối cảnh quốc tế mới với sự hồi phục của nền kinh tế và thương mại toàn cầu, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, sự lên ngôi của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và những bất ổn an ninh khu vực đang có những tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga. Trong đó, cả hai quốc gia đều hướng tới tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga phát triển hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của hai nước, giúp cả hai bên nâng tầm vị thế của mình trong khu vực và trên toàn thế giới.
1.3.2. Lịch sử quan hệ truyền thống đặc biệt vốn có
Việt Nam và Liên Bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Chặng đường 65 năm hợp tác cùng chiến đấu và xây dựng đất nước đã trở thành niềm tự hào của hai nước, là tiền đề để hai nước Việt Nam và Liên bang Nga ngày nay tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao chiến lược mới trên mọi bình diện.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên đã công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/1/1950. Ngày này đã trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam – Liên Bang Nga, đặt nền
móng cho tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước hồi những năm 1975 đi đến thắng lợi có một phần đóng góp không nhỏ sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô về chính trị, kinh tế, và quân sự. Sau chiến tranh, Việt Nam tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn và toàn diện của Liên Xô trong công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước. Hàng chục ngàn cán bộ, chuyên gia Việt Nam được Liên Xô đào tạo đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nhiều ngành kinh tế chủ chốt gồm năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ Việt Nam về khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga tuyên bố độc lập, kế thừa vị trí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trải qua những thời kỳ thăng trầm. Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế nói chung, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga nói riêng, Việt Nam vẫn khẳng định chủ trương tiếp tục duy trì, củng cố và khôi phục mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Về phía Nga, nhận thấy hạn chế trong thực hiện chính sách thân Tây, Nga đã chuyển hướng chính sách đối ngoại sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt chú trọng đến hợp tác với Việt Nam. Công cuộc đổi mới và những thành tựu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới đã khiến Nga nhận định Việt Nam là đối tác quan trọng ở châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Tháng 6/1994, chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Vò Văn Kiệt đã mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước với việc ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ hai nước
trong giai đoạn phát triển mới, mở đường cho việc tăng cường hợp tác quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay đã kế thừa những thành quả to lớn của tình hữu nghị và hợp tác truyền thống của quan hệ Việt – Xô từ những năm trước. Sau những nỗ lực khôi phục và phát triển quan hệ song phương trong những năm 90 của thế kỉ XX, năm 2001, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên Bang Nga được thiết lập. Đến năm 2012, quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga được nâng tầm lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đáp ứng nhu cầu hợp tác song phương trong thời kỳ đổi mới. Tháng 5/2013, trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Met-ve-đép để cùng khẳng định quyết tâm triển khai các thỏa thuận cấp cao về tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước và tăng cường phối hợp hành động trên các diễn đàn quốc tế. Tháng 11/2013, chuyến thăm chính thức lần thứ ba của Tổng thống Nga V. Putin tới Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đối với cả hai nước.
Hiện nay, hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga đang tiếp tục triển khai, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Trong hợp tác giáo dục đào tạo, đến năm 2012, Nga đã nâng chỉ tiêu cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam từ ngân sách lên 400 suất, 70 suất dành riêng cho đào tạo chuyên gia hạt nhân. Hiện nay, tại Nga có khoảng 2000 du học sinh Việt Nam được nhận học bổng trên tổng số 6000 sinh viên đang theo học tại đây. Hai bên cũng đã thỏa thuận thành lập Đại học Công nghệ Việt – Nga tại Việt Nam với 100% kinh phí của Nga [4].
Trong hợp tác đầu tư, Nga đang có 92 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 2,05 tỷ USD, đứng thứ 18 trong tổng số 101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Việt Nam sang Nga cũng tăng nhanh, với 17 dự án, tương ứng với tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD [4].