"nằm ngoài" FTA sẽ giảm. Bên cạnh đó, FTA còn có tác dụng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI, gia tăng các áp lực lên quá trình phát triển. Để có thể đứng vững trong một môi trường cạnh tranh này, Việt Nam chắc chắn phải tự đổi mới, đẩy mạnh các quá trình cải cách bên trong, nâng cao hiệu quả.
Hai là sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam và Trung Quốc
Có thể nói, xu thế phát triển khách quan trên đã được chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đón bắt kịp thời, thông minh và sáng tạo. Cả hai nước đều nỗ lực cải cách mở cửa và cách đi thích hợp, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đã tạo nên sự phát triển ngoạn mục, đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc đã và đang dần dần làm chủ nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây, mặc dù hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng thấp hơn so với những năm trước nhưng điều này là do nguyên nhân khách quan đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam và Trung Quốc đều gia nhập WTO, điều này sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho hai nước hợp tác tốt hơn và sâu hơn.
Ba là đạt tới nhận thức chung giữa hai nước về sự phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam - Trung Quốc đều nhận thức rõ xu thế lớn trên của thời đại, đồng thời đều nhận thấy lợi thế cũng như khả năng to lớn của của quan hệ hai nước trong tiến trình liên kết kinh tế khu vực, do đó cả hai bên đều nỗ lực vun đắp quan hệ láng giềng thân thiện, cùng phát triển, hướng tới tương lai. Nhờ vậy kim ngạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng nhanh qua các năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 37,7 triệu USD năm 1991, năm 1995 tăng lên 691,6 triệu USD, năm 2000 tăng lên 2.597,3 triệu USD, năm 2005 tăng lên 8.730 triệu USD và năm 2008 tăng lên tới 20.824 triệu USD và năm 2009 con số này là
21.350 triệu USD, như vậy chỉ tính riêng năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam và Trung Quốc đã vượt kế hoạch mà trước đó nhà nước ta đã đề ra vào năm 2010 là 10 tỉ USD. Từ nhiều năm nay hai nước đã nhận thấy tầm quan trọng của quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới giữa các tỉnh vùng biên giới Việt - Trung, đã có nhiều biên pháp chính sách thuế thúc đẩy quan hệ buôn bán qua biên giới. Nhờ vậy mà từ khi nước ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từ năm 1991 tới nay, trao đổi tại cửa khẩu 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Trung liên tục tăng.
Sau khi Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc ký kết, hai nước càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò cầu nối Côn Minh - Hà Nội - Nam Ninh trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu ta thấy nổi lên tam giác tăng trưởng kinh tế có vai trò trung tâm giao thương của khối mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Và cũng có thể vì lý do đó mà Trung Quốc đã giao cho Nam Ninh và Côn Minh vai trò cửa ngõ của Trung Quốc trong quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, còn Việt Nam đã đưa ra kế hoạch phát triển 3 vùng trong điểm kinh tế quốc gia, trong đó vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc mà trung tâm là Hà Nội sẽ có khả năng trở thành đầu tàu kinh tế quốc gia và toàn khối ASEAN trong quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc. Bên cạnh đó Việt Nam thành lập một loạt các khu kinh tế cửa khẩu suốt các tỉnh có biên giới với Trung Quốc với nhiều chính sách ưu đãi và dành nhiều sự quan tâm đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Việt Nam Và Trung Quốc Tại Tỉnh Lạng Sơn
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Lạng Sơn Với Trung Quốc Giai Đoạn 2005-2008
- Nhận Xét Về Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Lạng Sơn Và Trung Quốc
- Triển Vọng Mặt Hàng Xnk Giữa Hai Nước Trong Những Năm Tới
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 14
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Bốn là tiềm năng kinh tế lớn của Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc khi được khơi dậy
Tây Nam Trung Quốc là khu vực giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản và năng lượng được xếp vào loại hàng đầu ở Trung Quốc. Khu vực này còn có tiềm năng lớn về nông - lâm nghiệp và du lịch. Thị trường Tây Nam Trung Quốc đang trên đà phát triển rất mạnh nhờ chiến lược khai phá miền Tây của Trung Quốc. Đây là thị trường rộng lớn, là cửa ngõ kết nối các đô thị miền Tây Trung
Quốc với các nước ASEAN dọc theo các hành lang kinh tế trong chính sách một trục hai cánh, Côn Minh - Hà Nội, Côn Minh - Rangun, Côn Minh - Băng Cốc. Điều hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn là sự không khó tính lắm của thị trường Tây Nam Trung Quốc, thị hiếu người tiêu dùng gần gũi với Việt Nam, nhu cầu mua sắm đang tăng nhanh. Các doanh nghiệp có thể vào thị trường này qua đường biên mậu rất thuận tiện. Việt Nam là nước thành viên ASEAN, có vị trí địa kinh tế rất đặc biệt: Cầu nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á nói chung, ASEAN với Trung Quốc nói riêng; là quốc gia có đường biển dài 2.500km với nhiều cảng nước sâu vào loại bậc nhất ở Đông Nam Á, với nhiều thành phố đô thị công nghiệp lớn nối tiếp nhau dọc theo bờ biển.
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người, hiện đang nỗ lực cải cách mở cửa, chủ động hội nhập toàn cầu và khu vực, đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường khoảng 86 triệu dân này đang tăng lên hàng ngày, đa dạng, phong phú, đang mời gọi các doanh nghiệp Trung Quốc. Phát huy lợi thế có chung biên giới, các doanh nghiệp Tây Nam Trung Quốc có thể vào thị trường này qua đường biên mậu rất thuận tiện. So với hành lang kinh tế Côn Minh – Rangun, Côn Minh – Băng Cốc thì hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội tỏ ra có nhiều ưu thế hơn.
Tiềm năng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc sẽ được khơi dậy và tăng lên gấp bội khi hai bên đều nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lên ngang tầm thời đại, tận dụng tốt cơ hội lớn do thời đại kinh tế toàn cầu hóa đưa đến.
3.1.2. Những vấn đề tồn tại
Từ đầu năm 2001 đến nay, hai nước Trung, Việt đều lần lượt tiến hành điều chỉnh mậu dịch biên giới, tăng cường chống buôn lậu, đẩy mạnh công tác quản lý nhập khẩu qua biên giới, quy phạm hóa trình tự và thủ tục giao dịch biên mậu. Thông qua tăng cường quản lý, trật tự mậu dịch biên giới đã có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, việc chỉnh đốn mậu dịch biên giới cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu
cực, biên mậu song phương lại xuất hiện cục diện “dậm chân tại chỗ”. Để xoay chuyển xu thế suy thoái của mậu dịch biên giới năm 2003, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, bao gồm: từ ngày 01/9/2003, Bộ Thương mại một lần nữa tiến hành cắt giảm những rào cản trong kinh doanh ngoại thương, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia mậu dịch đối ngoại, các doanh nghiệp tư nhân, cá thể đua nhau đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh biên mậu; các ban ngành quản lý cửa khẩu như hải quan tăng cường ý thức phục vụ, áp dụng các biện pháp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của mậu dịch biên giới. Chẳng hạn, hải quan Nam Ninh đưa ra “tám biện pháp lớn hỗ trợ phát triển kinh tế Quảng Tây”; chính quyền Quảng Tây và Vân Nam tiếp tục thực hiện chính sách trả tiền lợi tức đối với xuất khẩu tiểu ngạch biên giới, thu hút một số hàng hóa trao đổi qua chợ chuyển sang xuất khẩu theo phương thức tiểu ngạch biên giới v.v…Đồng thời Chính phủ Việt Nam cũng cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp có sản phẩm ưu thế xuất khẩu sang khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc bằng hình thức biên mậu. Sự tác động của chính sách đã tạo nên những thành quả rõ rệt: năm 2003, mậu dịch tiểu ngạch qua biên giới giữa Quế Lâm và Việt Nam tăng lên 535 triệu USD, tốc độ tăng đạt 55,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 314 triệu USD, tăng 52,7% so với năm trước, nhập khẩu đạt 221 triệu USD, tăng 59%. Điều đó chứng tỏ vai trò và hiệu quả rõ rệt của chính sách đối với mậu dịch biên giới hai nước.
Để phù hợp với tiến trình thực hiện khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, từ tháng 1/2004, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã bắt đầu thực hiện Chương trình “Thu hoạch sớm”, giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, việc này cũng có tác động rất lớn đến mậu dịch nông sản phẩm nói riêng, mậu dịch biên giới giữa hai nước nói chung. Biểu hiện chủ yếu là: Thứ nhất, nông sản phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc được hưởng chính sách giảm toàn bộ thuế nhập khẩu, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Trung Quốc; Thứ hai, để phù hợp với Chương trình “thu hoạch sớm”, năm 2005 tỉnh Quảng Tây đã xóa bỏ chính sách ưu đãi giảm một phần hai thuế nhập khẩu biên giới, khiến cho việc trao
đổi sản phẩm nông nghiệp được thực hiện bằng phương thức mậu dịch biên giới nảy sinh hiệu ứng chuyển dịch: một là, mậu dịch biên giới hai nước bị phân luồng bởi mậu dịch chính ngạch; hai là, sản phẩm của các nước như Thái Lan, Lào v.v…không qua biên giới Quảng Tây vào Trung Quốc mà trực tiếp trao đổi với Trung Quốc bằng con đường chính ngạch, từ đó khiến cho phương thức mậu dịch chuyển khẩu vốn có bị mất đi; ba là, ưu thế cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam do chính sách ưu đãi mậu dịch biên giới đem lại sẽ bị ưu thế về chất lượng của sản phẩm Thái Lan thay thế, khiến cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút.
Khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra một số hạn ngạch cho một số ngành. Tuy nhiên họ không thông báo bằng văn bản mà chỉ thông báo truyền miệng, đến khi họ nhập đủ thì họ cũng thông báo bằng miệng, việc này dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu của Việt Nam luôn rơi vào trong tình trạng bị động. Có khi nhiều doanh nghiệp ồ ạt cùng đem hàng đến nhưng phía Trung Quốc chỉ nhập đủ số lượng của họ, số còn lại họ kiên quyết không nhập thêm làm cho nhiều doanh nghiệp phải mang hàng về hoặc hủy hàng đi. Việc này gây ra rất nhiều thiệt hại cho phía doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn tăng cường quản lý đối với hoạt động nhập khẩu biên mậu, các ban ngành như thương kiểm, hải quan tăng cường thêm các biện pháp giám sát; các bộ ngành của Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt hơn các biện pháp tăng cường quản lý hiện tượng xuất khẩu giả, lừa thuế nông sản phẩm, như yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải kết toán tại ngân hàng, dẫn đến tình trạng giá thành xuất khẩu tăng, khối lượng xuất khẩu giảm.
Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại trong quan hệ biên mậu Việt Trung diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến cả ở tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau, buôn bán không sòng phẳng dẫn đến tranh chấp thương mại vẫn tồn tại. Khi tranh chấp xảy ra, cơ chế giải quyết giữa hai bên thiếu tính đồng
bộ nên nhiều vụ việc chậm kết thúc và không thỏa đáng. Đây được coi là thách thức lớn và khó giải quyết kể từ khi mở cửa biên giới Việt Trung tới nay…
3.2. Định hướng và triển vọng thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Thực tế ở Lạng Sơn
3.2.1. Định hướng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trong giai đoạn hiện nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành “đổi mới”, “cải cách” chính sách biên mậu của mình và đều đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Hai nước đều quan tâm đến cải cách cơ chế quản lý kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.
Trong bối cảnh đó, các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới phía Bắc sẽ được quan tâm phát triển tốt hơn cả trên phương diện kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý đối với các hoạt động này. Tuy nhiên, triển vọng phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới phía Bắc trong những năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng cơ bản sau:
- Mở rộng phát triển buôn bán qua biên giới Việt – Trung một cách toàn diện cả về thương mại, dịch vụ, du lịch, kể cả xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh…
- Việc buôn bán qua biên giới phải tuân theo các thông lệ, tập quán quốc tế, thông qua các Hiệp định hợp tác, buôn bán được ký kết giữa hai nước. Hai bên phải cùng tôn trọng, thực hiện tốt các Hiệp định đã ký.
- Tăng cường xuất, nhập khẩu theo phương thức buôn bán chính ngạch là chủ yếu, giảm mạnh phương thức buôn bán tiểu ngạch như những năm vừa qua.
- Ngân hàng hóa các giao dịch, buôn bán văn minh lịch sự, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Giảm đến mức cao nhất, tiến tới xóa bỏ các phương thức giao dịch, thanh toán tự do, trực tiếp giữa các doanh nghiệp theo kiểu buôn bán tiểu ngạch hiện nay.
- Phải tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài và nguồn hàng phải đáp ứng nhu cầu thị trường của phía Trung Quốc. Tăng cường công tác tìm hiểu thị trường Trung Quốc, đi sâu vào thị trường nội địa, tìm cách đưa dần các công ty Trung ương của cả hai phía tham gia vào quá trình buôn bán. Đồng thời, thị trường xuất, nhập khẩu phải được giữ vững, củng cố và không ngừng phát triển.
- Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng bảo đảm lợi thế so sánh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi bên. Đối với chúng ta cần thiết phải tăng tỷ trọng hàng hóa trao đổi qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô, phải tìm ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Chú trọng nhập khẩu những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa nước ta nói chung, của các tỉnh vùng núi phía Bắc nói riêng, nhập khẩu phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển buôn bán qua biên giới nhưng phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng xuất, nhập khẩu. Có các biện pháp hữu hiệu để chống triệt để buôn lậu, trốn thuế, tranh mua, tranh bán, mất trật tự an toàn xã hội.
3.2.2. Triển vọng về thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quan hệ láng giềng, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã được xây dựng trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước cùng với việc hoàn toàn bình thường hóa quan hệ và hợp tác toàn diện là tiền đề quan trọng để hai nước tiệp tục phát triển ổn định, lành mạnh trên tầm cao mới.
3.2.2.1. Triển vọng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đến năm 2015
Qua nghiên cứu và phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới và những thay đổi chính sách thương mại và chính sách thuế của hai nước trong thời gian qua có thể thấy, không gian để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước là rất lớn. Bên cạnh hệ thống pháp luật và chính sách thương mại rõ ràng, minh bạch, tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời nó cũng mở ra cho hai nước một thị trường rộng lớn với nhiều lĩnh vực phát triển như: vận tải, giao thông, dịch vụ, du lịch, viễn thông…Đặc biệt, thông qua hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2006, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết với nhau 10 văn bản, nghị định liên quan đến phát triển kinh tế của hai nước, qua đó lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 15tỷ USD vào năm 2010.
Trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn định như hiện nay, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp túc giữ vị trí là thị trường trọng điểm và rất quan trọng đối với Việt Nam. Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến đạt 2.700 tỷ USD, năm 2015 sẽ đạt khoảng 3.700 tỷ USD, và lên đến 5.000 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu đến thời điểm năm 2010 có thể đạt 1.000 tỷ USD và có thể lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2020. Qua đó, có thể thấy dung lượng thị trường Trung Quốc rất lớn và là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn tới.
Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14 tỷ USD; đến năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 2007 đến 2015 là 14,45%/ năm; xuất khẩu đạt 18,65%; nhập khẩu đạt 12,25%/năm. [31, tr.60].