trong nước; hàng hóa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu đưa lại hiệu quả thấp, gây ô nhiễm tới môi trường.
Các Bộ, ngành hữu quan cần chú trọng đến các chính sách, biện pháp khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị với trình độ khoa học công nghệ đạt trên mức trung bình trở lên, tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường.
Các cơ quan ban, ngành hữu quan nhanh chóng xây dựng các quy chuẩn cụ thể các loại hàng hóa, công nghệ máy móc cụ thể khi nhập khẩu vào Việt Nam và giao cho các cơ quan đơn vị có chức năng xây dựng quản lý các quy chuẩn này, tiến hành quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế để tránh tình trạng hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.
d) Thúc đẩy tiến trình hợp tác xây dựng “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển. Thời gian tới, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải gắn với việc xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế, cụ thể là:
Thứ nhất, hai nước nhanh chóng cải tạo và nâng cập hệ thống đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, việc cải tạo kỹ thuật đối với hai tuyến đường sắt theo hai hành lang kinh tế phải được đặt trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể hệ thống đường sắt toàn châu Á. Trước mắt cần tập trung nguồn vốn phát triển tuyến đường sắt này đạt khổ tiêu chuẩn quốc tế 1,435m và điện khí hóa, tiến tới hòa mạng vào các trục đường sắt của hai nước.
Đối với phía Việt Nam, cần sớm đầu tư phát triển cả hai tuyến đường sắt, nhưng ưu tiên đầu tư trước đối với tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà
Nội – Hải Phòng vì đây là xương sống của hành lang kinh tế đang được hai bên triển khai xây dựng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Lạng Sơn Và Trung Quốc
- Định Hướng Và Triển Vọng Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc – Thực Tế Ở Lạng Sơn
- Triển Vọng Mặt Hàng Xnk Giữa Hai Nước Trong Những Năm Tới
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 15
- Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng đối với hành lang kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ cần tập trung vào một số hạng mục cụ thể sau:
Trước hết phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đường bộ cao tốc quốc tế Hà Nội - Côn Minh và Hà Nội - Nam Ninh. Việc cải tạo đường ô tô từ Côn Minh để nối với Hà Nội đã được liệt kê vào kế hoạch “5 năm lần thứ 10” của tỉnh Vân Nam, tháng 7/2005 tỉnh Vân Nam đã hoàn thành việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc từ Côn Minh đi Hà Khẩu. Dự án xây dựng đoạn đường bộ Lào Cai - Hà Nội với 4 làn đường của Ủy ban nhan dân tỉnh Lào Cai đã được Chính phủ phê duyệt, khi hoàn thành dự án trên cùng với việc xây dựng mới cầu qua sông Hồng thuộc vùng biên giới Lào Cai - Hà Khẩu thì tuyến đường bộ Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh sẽ là trục quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên phát triển.
Nâng cấp và xây dựng tuyến đường bộ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thành đường cao tốc để đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại của hai bên. Về phía Trung Quốc đã hoàn thành đường cao tốc từ Nam Ninh - Bằng Tường. Về phía Việt Nam, Tỉnh Quảng Ninh có tuyến Hạ Long - Hải Dương - Hà Nội. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay đã hoàn thành việc thi công tuyến đường quốc lộ 1, dài hơn 150 km, từ Lạng Sơn đi Hà Nội chỉ mất 3 giờ đồng hồ. Do tuyến đường nối liền với trung tâm của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội ngắn và thuận tiện như vậy, cho nên hàng hóa từ Trung Quốc sang hoặc từ nội địa Việt Nam đưa sang Trung Quốc là rất thuận lợi.
Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường chính, cần nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nội địa nối với cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ dẫn vào cửa
khẩu chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh biên giới đến các trung tâm kinh tế tại thị trường nội địa như Hà Nội, Hải Phòng, Côn Minh, Nam Ninh… tạo điều kiện hơn nữa cho hàng quá cảnh tiếp cận nhanh chóng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.
e) Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu và trên toàn tuyến biên giới phía Bắc
Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại tại khu vực biên giới phía Bắc nước ta (đặc biệt là tại các cửa khẩu biên giới) còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, chưa tương xứng với các cửa khẩu của Trung Quốc, không đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển thương mại hàng hóa với Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước và các địa phương biên giới cần tập trung và một số công việc sau:
Trước hết, tập trung nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ trên toàn tuyến biên giới, đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại đang ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác.
Nhanh chóng thành lập một số văn phòng giao dịch trao đổi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những nơi cần thiết để các doanh nghiệp của ta có điều kiện tăng cường liện hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu, giới thiệu thường xuyên hàng hóa sản phẩm, đặc biệt là hàng thủy hải sản và hàng rau quả.
Cần chú ý xây dựng các kho tàng đủ diện tích và bảo đảm các thông số kỹ thuật cần thiết để lưu giữ bảo quản hàng hóa xuất khẩu. Khẩn trương xây dựng khu thương mại biên giới chuyên về kinh doanh thủy hải sản, rau quả tươi…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh về các loại hàng này bên phía Trung Quốc, đặc biệt thị trường tỉnh Vân Nam (giáp tỉnh Lào Cai) và các tỉnh khác thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh đủ điều kiện để bảo quản và trữ hàng thủy sản, bảo đảm điều tiết chủ động theo biến
động của thị trường để giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp trong trường hợp bị từ chối nhận hàng hoặc phẩm cấp hàng hóa bị hạ thấp.
f) Tăng cường phát triển hệ thống chợ biên giới và quản lý các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới
Cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, huyện biên giới của Trung Quốc để xây dựng các cặp chợ biên giới và quy chế quản lý chợ biên giới phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Thành lập ban quản lý chợ biên giới thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị có chợ biên giới. Thống nhất các thủ tục quản lý và thu thuế hàng hóa buôn bán tại các chợ. Thành lập các nhóm kiểm tra, quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trên các đường mòn biên giới, ngăn chặn tình trạng buôn lậu.
Tăng cường đầu tư trên cơ sở Nhà nước và địa phương cùng đóng góp trong việc nâng cấp đường giao thông tới các chợ để tránh tình trạng dân cư bán ngay dọc đường biên giới, gây khó khăn cho công tác quản lý.
g) Hoàn thiện thủ tục thanh toán qua ngân hàng ở khu vực biên giới
Trong thời gian tới, việc thanh toán ngân hàng hai bên cần bàn bạc giải quyết các khó khăn hiện nay cụ thể là:
Về phía Ngân hàng Việt Nam, cần thiết lập và hoàn thiện cơ chế thanh toán qua ngân hàng đối với các giao dịch qua biên giới và hoàn thiện quy chế cho các điểm đổi tiền ở biên giới.
Các ngân hàng thương mại cần hoàn thiện hơn nữa thủ tục thanh toán qua ngân hàng, giảm bớt các khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời cần tính toán để giảm phí thanh toán, đặc biệt các phí được tính trên đơn vị “lần” như phí tu chỉnh thư tín dụng (L/C) vì đặc điểm các giao dịch này thường có giá trị nhỏ nhưng được tiến hành thường xuyên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng, giảm bớt rủi ro.
Các ngân hàng thương mại cần mở rộng mạng lưới đổi tiền tại các khu vực cửa khẩu, ngoài xây dựng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ, cần xây dựng tỷ giá đối với các đồng tiền khác như đô la (USD) và áp dụng tỷ giá thả nổi trong phạm vi nhất định tại các cửa khẩu, nhằm đưa dịch vụ đổi tiền vào tổ chức dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, thu hút nhiều doanh nghiệp XNK của hai nước tham gia hoạt động thương mại ở biên giới.
h) Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Đây là giải pháp cơ bản nhất để giải quyết nạn hàng hóa nhập lậu, trốn thuế, không kiểm soát được. Phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ hạn chế nguồn hàng nhập lậu từ nước ngoài với mục đích thu lợi nhuận cao.
Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng trong tổ chức và quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lượng Hải quan và tạo điều kiện về phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Cần có các hình thức xử lý thích hợp đối với các tổ chức và thương nhân có hành vi buôn lậu hoặc gian lận thương mại. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, giáo dục động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm cho dân cư các tỉnh biên giới trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Cần có hoạt động phối hợp với các lực lượng của Trung Quốc trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới. Nếu không có sự phối hợp này thì hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới Việt – Trung sẽ không đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc được coi là chính sách có tính chất lâu dài trong việc thực hiện chiến lược mở cửa với bên
ngoài của mỗi nước. Trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã thúc đẩy một số ngành phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành ở một số vùng biên giới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở mỗi nước…Thông qua quan hệ thương mại, hai nước đã khai thác tối đa nguồn lực sẵn có trong nước và tận dụng các ưu đãi do quá trình mở cửa và hội nhập đưa lại, gắn chặt lợi ích kinh tế đầu tư với sự phát triển kinh tế, khiến thực lực kinh tế được tăng cường, từ đó nâng cao địa vị kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước cũng gặp nhiều khó khăn như: vấn đề nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc, năng lực cạnh tranh hàng hóa chưa đồng đều, tình trạng buôn lậu, ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa khẩu biên giới… có những khó khăn không thể tránh khỏi, nhưng cũng có những khó khăn có thể hạn chế được. Những giải pháp mang tính chất vĩ mô để khắc phục giữa hai nước là giải pháp hết sức cần thiết đối với phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm tới.
3.3.2. Giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn
+ Sớm hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách riêng phù hợp với việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở vùng biên giới và theo hướng ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu
+ Kiện toàn Ban chỉ đạo điều hành buôn bán biên mậu gắn với việc tăng quyền chủ động và chỉ đạo cụ thể hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Xây dựng cơ chế phối hợp, thông báo giữa hai nước nhằm tránh xảy ra những ách tắc trong thương mại, giảm tổn thất cho người xuất nhập khẩu, giảm những hành vi mậu dịch không mang tính quy phạm, có cơ chế ứng phó và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong trao đổi mậu dịch tại biên giới, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nhân của hai nước. Đồng thời, xây dựng chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp (dù được thành lập theo luật nào) đều phải tuân thủ chế độ báo cáo, tránh trường hợp như hiện nay, Sở Thương mại Lạng Sơn không nắm và không quản lý hết tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
+ Để tránh các hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa những người xuất khẩu, nên thành lập những hiệp hội của các nhà xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Hoạt động của các hiệp hội nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, bởi vậy trong vài năm tới, nhất thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc, cập nhật và dự báo kịp thời những diễn biến về cung cầu của thị trường này. Để giúp các doanh nhân trong nước tìm được đối tác tin cậy, cung cấp được thông tin thương mại kịp thời, trao đổi định hướng cho người sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của hai nước với mục đích giảm thiểu tổn thất cho các nhà xuất khẩu, tiến tới xuất nhập khẩu hàng hóa một cách ổn định, vững chắc với khối lượng ngày càng lớn. Ngân hàng nhà nước nhanh chóng nghiên cứu các biện pháp tăng cường vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong thanh toán biên mậu, sao cho thiết lập mối quan hệ thanh toán thuận lợi cho thương nhân và đảm bảo việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng để tăng độ an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu, làm tiền đề năng cao tỷ trọng xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam. Trên góc độ pháp lý, khuyến khích các doanh nhân mua bán theo hợp đồng ký kết và yêu cầu các cơ quan tư pháp phải hỗ trợ mạnh hơn, đồng thời có cơ chế trọng tài giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nhân.
+ Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại…Kịp thời ban hành những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân vùng biên giới tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống để họ không tiếp tay cho buôn lậu. Có biện pháp luân chuyển cán bộ hải quan, cán bộ ở các trạm kiểm soát để đề phòng trường hợp cán bộ bị đồng tiền làm tha hóa không còn giữ được đạo đức phẩm chất.
Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của tỉnh về công tác chống buôn lậu ở các cấp ủy Đảng, cho lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, làm chuyển biến nhận thức và xây dựng được các kế hoạch hành động cụ thể, phát huy vai trò các ngành, các
cấp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ sở ở các địa bàn trọng điểm.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, nhất là các xã biên giới, các địa bàn trọng điểm hoạt động vận chuyển buôn bán, chứa chấp hàng nhập lậu như thị trấn Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn…Tổ chức cho nhân dân ký cam kết với chính quyền không tham gia buôn lậu, không chứa chấp hàng lậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu, phát hiện tố giác bọn buôn lậu với các cơ quan chức năng...
Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở. Kiện toàn các ban chỉ đạo công tác chống buôn lậu ở các cấp, phân công rõ trách nhiệm, địa bàn phương thức phối hợp hoạt động của các ngành có liên quan. Tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo quản lý các cửa khẩu biên giới do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và thành lập Ban chỉ đạo tại các cửa khẩu để tăng cường công tác quản lý cửa khẩu, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngay tại cửa khẩu.
Quan tâm củng cố, kiện toàn các lực lượng chống buôn lậu, tăng cường các trang thiết bị, phương tiện cần thiết đảm bảo phục vụ công tác chống buôn lậu. Thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn kịp thời có hiệu quả hoạt động buôn lậu nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách lưu thông hàng hóa.
Kết hợp với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác với việc điều tra, xác minh của các lực lượng chức năng trên địa bàn để kịp thời phát hiện các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu lớn. Từ đó có phương án triệt phá, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả.
Cùng với việc tăng cường chống buôn lậu, Tỉnh cần tăng cường chỉ đạo quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị,