Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 15


các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp. Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về dán tem các mặt hàng nhập khẩu, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm về kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định.

Củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo chống buôn lậu từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp đồng bộ các ngành chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa có hiệu quả. Những vụ việc đã rõ cần khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử kịp thời đúng người, đúng tội, nghiêm minh.

Tiếp tục thực hiện cải tiến các thủ tục hành chính đơn giản, giảm bớt nhiều phiền hà theo tinh thần Nghị quyết TW8 (khóa VII). Rà soát, sắp xếp, chấn chỉnh tổ chức bộ máy, nhân sự trong các cơ quan Nhà nước có chức năng chống buôn lậu, lựa chọn, bố trí những người có đức, có tài nắm giữ cương vị chủ chốt của các cơ quan trên. Đưa ra khỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật những người thoái hóa, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, nghiện hút ma túy.

Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở cấp, các ngành chức năng. Ban chỉ đạo để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống buôn lậu.

+ Để tăng tỷ trọng xuất khẩu của địa phương, hướng lâu dài tỉnh cần tăng đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp hướng vào xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích nhân dân nuôi trồng các loại cây, con nhằm khai thác tối đa những lợi thế so sánh trên địa bàn để xuất khẩu. Xây dựng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt quan tâm hỗ trợ cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, tăng đầu tư, kêu gọi những dự án xây dựng các nhà máy chế biến, phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn để nâng cao năng lực sản xuất cho xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở cửa khẩu, nhất là hệ thống kho tàng nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh khi bị từ


chối nhận hàng, hạn chế tối đa tình trạng phẩm cấp sản phẩm bị hạ thấp do trục trặc bởi các khâu buôn bán. Trang bị thêm phương tiên thông tin điện tử, nối mạng các trang web phục vụ việc cung cấp thông tin thương mại phong phú, thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xuất khẩu bằng cách từng bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình độ tiếp thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương mại hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Trong 60 năm qua, các quan hệ cả về chính trị - kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác ngày càng phát triển toàn diện cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 15

Đó là những hành lang pháp lý rất quan trọng, là cơ sở cho việc đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước và giữa các doanh nghiệp mỗi bên:

- Các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc cần biết tận dụng cơ hội để phát triển mạnh loại hình buôn bán chính ngạch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán qua biên giới; có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý buôn bán biên giới nhằm đưa loại hình này phát triển lành mạnh, ổn định, đặc biệt là khắc phục một số điểm trong thanh toán, kiểm dịch động thực vật, hỗ trợ về tư pháp.

- Tích cực gặp gỡ tiếp xúc để nghiên cứu, đàm phán nhằm chuyển từ thương mại đơn thuần sang hợp tác sản xuất những mặt hàng mà hai bên có tiềm năng và có nhu cầu bổ sung lẫn nhau. Theo hướng đó, các doanh nghiệp Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung đầu tư vào các lĩnh vực: Gia công chế biến cao su, rau quả nhiệt đới, thủy hải sản, dược liệu, may mặc, Trung Quốc bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu sang nước thứ ba.

Phấn đấu thu hẹp chênh lệch trong cán cân buôn bán để tạo thuận lợi cho phát triển thương mại. Các doanh nghiệp hai bên cần có danh mục trao đổi hàng hóa có tính định hướng làm cơ sở xem xét trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương


- Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua việc thường xuyên tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm của cả hai nước, tăng cường các đoàn qua lại để gặp gỡ, trao đổi đàm phán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung ương cũng như địa phương thường xuyên trao đổi đoàn với nhau, giới thiệu cho nhau các đối tác kinh doanh có thực lực, có uy tín để các doanh nghiệp trao đổi buôn bán; tổ chức các cuộc hội thảo, các tuần lễ giao lưu thương mại Việt – Trung.

Phát triển quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc là một trong những nội dung hợp tác mang tính chất chiến lược quan trọng của hai nước xuyên suốt từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX cho đến nay. Dựa trên những lý luận chung và thực tiễn về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thực tế ở Lạng Sơn để tìm ra được những nhân tố thúc đẩy cũng như những vấn đề tồn tại, định hướng và triển vọng của mối quan hệ này. Từ đó đóng góp một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển trao đổi buôn bán hàng hóa giữa hai quốc gia nói chung và giữa Lạng Sơn với Trung Quốc nói riêng. Các giải pháp đó là: Giải pháp về phía nhà nước, giải pháp về phía tỉnh Lạng Sơn, giải pháp về phía doanh nghiệp.


KẾT LUẬN

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, trên cơ sở các Hiệp định hai bên cùng ký như Hiệp định FTA, ACFTA, hai nước ngày càng tăng cường hơn nữa sự hợp tác của mình với các chiến lược cụ thể như: “Một trục hai cánh”, “Hai hành lang một vành đai kinh tế”. Điều này giúp cho nền kinh tế của hai nước tăng trưởng nhanh hơn, giúp cho các tỉnh vùng biên giới giữa hai nước có cơ hội thay đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh mình, tăng thu ngân sách trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp. Vì vậy đã khẳng định vai trò to lớn của thương mại qua biên giới đối với nền kinh tế của một quốc gia và đối với các tỉnh biên giới. Tuy nhiên để xem xét khả năng và mức độ hợp tác của hai nước thì cần phải nghiên cứu cụ thể chính sách biên mậu của Trung Quốc và Việt Nam bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ thương mại qua biên giới của hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước luôn tăng qua các năm, tuy nhiên cán cân thương mại nó lại có sự khác biệt rõ ràng trong từng thời kỳ, từ năm 1991 đến năm 2000 nhìn chung Việt Nam xuất siêu, từ năm 2001 đến nay Việt Nam luôn luôn nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng trao đổi buôn bán của Việt Nam cũng có sự thay đổi qua từng thời điểm khác nhau, chúng có xu hướng tăng lên về số lượng các mặt hàng đồng thời cũng tăng lên về tỷ trọng. Bên cạnh các loại hàng hóa được kiểm soát khi đem trao đổi thì tình trạng buôn lậu ở biên giới cũng diễn ra rất sôi nổi và khó kiểm soát. Đây là một vấn nạn mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn chặn không dễ dàng.

Việt Nam có bảy tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, trong đó có hai tỉnh có lưu lượng buôn bán hàng hóa qua biên giới diễn ra sôi động nhất là Lạng Sơn và Quảng Ninh. Quá trình trao đổi hàng hóa giữa Lạng Sơn và Trung Quốc xét ở


một khía cạnh nào đó nó mô tả rõ nét nhất quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hay nói một cách khác nó chính là bức tranh thu nhỏ nhưng sinh động và chi tiết về quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Sự hợp tác về kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bền chặt, để duy trì và phát triển được sự bền vững này cần xác định rõ ràng, thống nhất về định hướng và mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – thực tiễn ở Lạng Sơn, song song với nó là các chính sách, giải pháp về phía nhà nước, tỉnh Lạng Sơn, và doanh nghiệp.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Đào Tiến Bản, Tác động của chính sách mở cửa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới Đồng Đăng – Lạng Sơn, Sở Khoa học Công nghệ môi trường Lạng Sơn.

2. Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

3. Các nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

4. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Số liệu xuất nhập khẩu các năm.

5. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Hội chợ giao dịch hàng hoá biên giới Trung - Việt sẽ được tổ chức vào tháng 10”, Bản tin Trung Quốc, (9).

6. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2003), “Cuộc hội thảo kinh tế thương mại Trung - Việt khai mạc tại Bắc Kinh”, Bản tin Trung Quốc, (10,11).

7. Đại Sứ Quán Trung Quốc (2005), Hội nghị Uỷ ban hợp tác kinh tế - thương mại Chính phủ hai nước Trung - Việt lần thứ năm tổ chức tại Hà Nội, Hiệp định hợp tác, Bản tin Trung Quốc (9).

8. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Trung, Lịch sử - Hiện trạng - Triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Công Hoàn (1995), Một số vấn đề về phát triển thương mại quốc tế vùng biên giới phía Bắc, Luận án tiến sỹ , Trung tâm xã hội và nhân văn quốc gia – Viện Kinh tế học.

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.


11. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

12. Phạm Văn Linh ( 1999), Quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu Việt - Trung, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Dương Văn Lợi (2002), “Quan hệ Mậu dịch Việt Nam – Đài Loan: Mô thức phân công quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2).

14. Nguyễn Thị Mơ (2001), “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương. Nhìn lại 10 năm và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (6), tr 36 - 43.

15. Nguyễn Văn Nam (2001), Thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, hội thảo tại tỉnh Vân Nam – Trung Quốc tháng 6/2001, Viện nghiên cứu Thương mại.

16. Lương Đăng Ninh (2001), Thực trạng buôn bán hàng hoá và những giải pháp chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, Báo cáo tổng hợp, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Bộ Thương mại.

17. Lương Đăng Ninh (2000), Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ, Sở Thương mại Du lịch Lạng Sơn, Bộ Thương mại.

18. Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn 2008.


19. Phạm Cao Phong (2000), “Quan hệ thương mại Việt Trung từ năm 1991 – nay”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (2)

20. Nông Tiến Phong (1999), “Mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý nhà nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt - Trung ở Lạng Sơn”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (4).


21. Đỗ Tiến Sâm, Hà Thị Hồng Vân (2007), Nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

22. Nguyễn Thế Tăng (2001), “Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, (5).

23. Lê Tuấn Thanh (2006), Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Đề tài cấp viện, Phòng Nghiên cứu Quan hệ Việt – Trung, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

24. Lê Tuấn Thanh (2003), Thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện trạng và triển vọng, Đề tài cấp viện, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc Gia.

25. Nguyễn Mạnh Thắng, Buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học Bộ Công An.

26. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “15 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – ASEAN”, (37).

27. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Hoạt động buôn bán tại Biên giới Việt – Trung trở nên tấp nập”, (31).

28. Trường Đại học Ngoại thương (1995), Giáo trình Kinh tế ngoại thương.


29. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu.


30. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm.


31. Trung tâm thông tin công nghiệp và Thương mại (2007),


32. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, Báo cáo, (263).

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí