Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 11

khá cao (58,4%). Họ là những người tham gia vào lực lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Hàn Quốc và là đối tượng điều chỉnh của Luật Cấp phép Lao động. Căn cứ vào hoạt động của các công ty phái cử này, vào giữa năm 2005, KFSB đã chấm điểm, xếp hạng các công ty phái cử của Việt Nam. SULECO đạt điểm cao nhất (85,41 điểm) và được xếp loại B, các công ty còn lại đều xếp loại C.

Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật Cấp phép Lao động, chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách ra hạn cư trú cho số lao động nước ngoài có thời gian làm việc dưới 4 năm tại nước này. Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phối hợp vận động, khuyến khích người lao động thực hiện đúng quy định của Hàn Quốc. Đến ngày 31/10/2003, tức ngày cuối cùng của thời hạn đăng trình để xin cấp phép lao động đối với những người lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc, đã có 7.360 người đăng trình tại các Văn phòng Lao động của Bộ Lao động Hàn Quốc trong tổng số 10.871 người có đủ điều kiện được đăng trình. Đa số trong số này đã được cấp phép lao động ngay sau đó. Số còn lại (822 người) được cấp phép sau khi bổ sung những giấy từ cần thiết khác. Như vậy, khoảng trên 3.500 người lao động bất hợp pháp của Việt Nam phải tự nguyện về nước theo tinh thần của Luật Cấp phép Lao động (trong số này không bao gồm những người nhập cảnh bất hợp pháp - cũng khoảng trên 3.500 người nữa). Sự chấp hành nghiêm túc luật pháp nước sở tại của người lao động Việt Nam này đã được chính phủ Hàn Quốc đánh giá rất cao.

2.3.3. Nhận xét và đánh giá

Nhìn chung, xuất khẩu lao động Việt Nam - Hàn Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam, tăng thu nhập cho họ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và qua đó, càng thắt chặt hơn tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng bộc lộ một số yếu kém sau:

Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu được thực hiện theo Chương trình Tu nghiệp sinh. Hạn chế của chương trình này là nó luôn bị khống chế về số lượng, giới hạn về thời gian lao động ở

nước ngoài của TNS và chịu sự quản lý rất chặt chẽ của chính phủ Hàn Quốc.

Thứ hai, tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng trốn ra ngoài khá cao. Khoảng 60% số lượng lao động phá vỡ hợp đồng để nộp đơn xin việc vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức lương cao hơn. Với mức này, Việt Nam đứng thứ ba (sau Banglades và Myanmar) trong tổng số 15 nước tham gia Chương trình Tu nghiệp sinh của Hàn Quốc và cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ này của tu nghiệp sinh và thực tập kỹ thuật Việt Nam ở Nhật Bản (trung bình năm khoảng trên 24,5% trong giai đoạn 2000-2006). Ngoài việc để có được mức lương cao hơn, lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài còn bởi mâu thuẫn với chủ sử dụng lao động do bất đồng ngôn ngữ, bất mãn vì cách cư xử của chủ như bị chửi mắng, đánh đập; không muốn hoặc không chịu được các nội qui, quy định của xí nghiệp và yêu cầu công việc. Hoặc họ muốn bỏ ra bên ngoài để được “tự do” hơn nhằm thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và cả việc muốn ở lại lâu hơn vì họ lo sợ rằng về nước thì không biết làm gì để sinh sống. Thực tế này không chỉ gây cản trở đến các kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp Hàn Quốc, mà còn làm tăng chi phí quản lý xã hội đối với Hàn Quốc.

Thứ ba, người lao động Việt Nam chậm thích nghi với phong tục và phong cách sống của người Hàn Quốc bởi vì Hàn Quốc là một quốc gia có tính kỷ luật cao trong công việc.

Và thứ tư, chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, yếu nhất là trình độ ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức kỷ luật kém. Không ít người lao động còn quan niệm đi làm việc ở nước ngoài là dễ kiếm tiền, khi không đạt được thì vô kỷ luật, bỏ hợp đồng lao động.

Tất cả những tồn tại này đã cản trở không nhỏ cho việc xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nguyên nhân của những tồn tại này được bắt nguồn từ cả hai phía - Việt Nam và Hàn Quốc : bao gồm quan điểm hạn chế nhập khẩu lao động không kỹ năng của chính phủ Hàn Quốc sự đối xử có phân biệt của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc giữa lao động nước ngoài và lao động bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

77

địa (lương của lao động nước ngoài chỉ bằng khoảng 60-70% mức lương của người lao động Hàn Quốc), yếu kém trong việc tạo nguồn, tuyển chọn và quản lý lao động xuất khẩu của Việt Nam .

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 11

Trong thời gian tới, để có thể nắm bắt được cơ hội gia tăng xuất khẩu lao động vào thị trường Hàn Quốc - nơi vẫn sẽ tiếp tục bị thiếu hụt cả lao động không và có kỹ năng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Đó là: a) quan điểm của người lao động Hàn Quốc về lao động nhập cư, khi họ coi những người này là nguyên nhân làm hạ thấp mức lương và các điều kiện lao động khác của họ, làm cho họ phải đối mặt với nguy cơ bị mất việc làm và bị rơi vào xung đột do bất đồng về văn hoá; b) Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước khác tham gia xuất khẩu lao động vào thị trường Hàn Quốc và c) Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, cả về kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và tác phong làm việc trong nền kinh tế hiện đại.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY

Qua nghiên cứu thực trạng quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch và lao động trong giai đoạn từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay, có thể thấy rằng mối quan hệ này đã được phát triển trong một bối cảnh hết sức thuận lợi, nên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của mối quan hệ này là Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại và mức nhập siêu ngày càng tăng.

Vào những năm 1990, tiềm lực kinh tế của Hàn Quốc ngày càng lớn mạnh, trình độ công nghệ ngày càng được cải thiện, bối cảnh trong nước có những biểu hiện bất lợi cho việc duy trì khả năng cạnh tranh vì tiền lương của người lao động đã tăng khá cao, còn Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, lao động dồi dào và rẻ, nhưng lại thiếu vốn và công nghệ cần thiết để thực hiện công nghiệp, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đó, nhu cầu tìm kiếm tài nguyên và lao động rẻ cần thiết cho sản xuất để đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Hàn Quốc và lợi ích từ việc thu hút nguồn vốn và công nghệ bên ngoài

của Việt Nam cho quá trình công nghiệp hoá… đã là cơ sở thuận lợi để hai nước có thể hợp tác với nhau. Đó chính là nền tảng để hai nước nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối năm 1992 và quan hệ song phương giữa hai nước luôn nhận được sự ủng hộ từ phía hai chính phủ. Sự ủng hộ này được thể hiện thông qua việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết để điều tiết quan hệ giữa hai nước, tổ chức các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, tiến hành ngoại giao kinh tế, phát triển hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội để tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.

Trong thời gian qua, bối cảnh khu vực và quốc tế cũng có nhiều thuận lợi cho sự phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đều nhận thức rất rõ vai trò của việc phát triển liên kết kinh tế khu vực, ASEAN đã có bước tiến mới trên con đường liên kết thông qua việc thành lập AFTA, và gần đây nhất là cuộc thảo luận về sự hình thành khối liên kết toàn Đông Á. Tất cả những hoạt động này đã làm cho các nước trong khu vực xích lại gần nhau hơn, trong đó bao gồm cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhìn chung, quan hệ kinh tế Việt Nam Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay đã được phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trước đây, quan hệ chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua trao đổi hàng hoá, nay nó được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, như đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, trao đổi văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác khoa học kỹ thuật... Trong mỗi lĩnh vực, quan hệ đã và đang được cải thiện đáng kể, được thể hiện qua một số kết quả cơ bản sau đây:

Trong trao đổi hàng hoá, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam sang và từ Hàn Quốc đạt khá cao, tương ứng đạt 19,96%/năm và 20,2%/năm, tức gấp 4,93 lần và 5,45 lần trong giai đoạn 1992 đến nay. Tuy tốc độ tăng trưởng này có thấp hơn so với giai đoạn trước 1992 và thấp hơn một chút so với mức trung bình của cả nước, nhưng điều

đặc biệt là không có sự khác biệt lớn giữa tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Điều đó thể hiện sự thành công ở mức khá cao của việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguyên nhiên liệu, hàng hoá có hàm lượng lao động cao (dệt may) và tăng dần hàng hoá chế biến (thuỷ sản), chế tạo và có hàm lượng công nghệ trung bình trở lên (động cơ điện, bóng điện tử, thiết bị viễn thông).

Cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đều rất nỗ lực trong việc cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá trong khuôn khổ WTO, APEC và ASEAN. Vì thế, các rào cản thương mại đã được giảm đáng kể. Hiện tại đa số các mặt hàng công nghiệp của Hàn Quốc có mức thuế nhập khẩu 8% và sẽ có mức thấp hơn, đôi khi sẽ được miễn thuế, khi quy chế thành viên của WTO được áp dụng. Riêng đối với hàng nông sản, Hàn Quốc vẫn có mức bảo hộ khá cao, đồng thời tiến trình tự do hoá thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra khá chậm chạp. Lý do chủ yếu là vì số nghị sĩ đại diện cho nông dân chiếm tỷ lệ khá cao trong nghị viện (khoảng 1/3), gây khó khăn cho quá trình ra quyết định, đặc biệt khi nó liên quan đến vấn đề tự do hoá trong nông nghiệp. Minh chứng cho nhận định này là sự chậm trễ trong việc thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc - Chi Lê, bởi lẽ nó có chứa đựng những điều khoản liên quan đến tự do hoá thương mại hàng nông sản của Hàn Quốc. Trên thị trường Việt Nam, các rào cản thương mại đã được giảm bớt khá nhiều. Chính sách thương mại của nước ta đã được cải cách tích cực đáng kể và được minh chứng bằng việc chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Trong quan hệ đầu tư, sau 15 năm phát triển, ngày nay Hàn Quốc đã là một trong 5 nước cung cấp FDI lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến 7/2007, Hàn Quốc đã có 1.458 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 9,36 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện là trên 6 tỷ USD, đạt 64,1%, gần bằng mức của Malayxia (68%), nhưng cao hơn nhiều so với mức của Đài Loan và Singapore (tương ứng là 44,3% và 38%). Dòng đầu tư của Hàn Quốc

được phân bổ vào cả ba khu vực - công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, song chủ yếu tập trung vào sản xuất vật chất, với trọng tâm là các ngành công nghiệp nhẹ. So với các nước Malayxia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào các ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam - 378 dự án với 1,6 tỷ USD vốn đăng ký. Vì thế, tuy tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong ngành này của Hàn Quốc thấp hơn so với ba nước kia (39% so với tương ứng là 52,5%, 75% và 36,7%), nhưng vốn thực hiện của nó so với tổng vốn đăng ký của nước đầu tư lớn nhất trong ba nước so sánh (Đài Loan) chỉ thấp hơn chút ít (629 triệu USD so với 832 triệu USD). Đáng ghi nhận là hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đều đã có mặt ở Việt Nam và nhiều dự án đầu tư của họ đã có giá trị rất lớn (hàng trăm triệu USD, cao hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các dự án của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam là 6,2 triệu USD).

Trong lĩnh vực trao đổi du lịch, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc được phát triển trong bối cảnh tăng trưởng chung của toàn ngành du lịch Việt Nam cũng như du lịch khu vực và thế giới, nên đã đạt được thành tựu khả quan. Dòng khách du lịch từ Hàn Quốc tăng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ 21 - từ 75.000 khách năm 2001 lên 317.000 khách năm 2005 và 339.276 khách năm 2006. Hiện Hàn Quốc là thị trường khách du lịch lớn thứ 5 trong 15 thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam và được coi là thị trường trọng điểm đầy tiềm năng trong tương lai. Hàn Quốc đã có dự án đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam, điển hình nhất là Liên doanh khách sạn DAEWOO tại Hà Nội.

Trong lĩnh vực trao đổi lao động, Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam sự ưu tiên nhất định. Trong giai đoạn 1992-2006, Việt Nam đã đưa sang Hàn Quốc khoảng trên 40.000 lao động, trong tổng số 250.880 lao động được xuất khẩu ra nước ngoài. Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu đi theo Chương trình Tu nghiệp sinh do Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc (KFSB) quản lý. Việt Nam được KFSB phân bổ 18.770 chỉ tiêu trong tổng số 130.000 chỉ tiêu TNS của cả chương trình, chiếm 14,4%, đứng thứ 3 trong 15

nước tham gia, sau Trung Quốc và Philippin. Lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, cần cù và có khả năng tiếp thu và thích ứng với các yêu cầu của quá trình sản xuất.

Các kết quả đạt được trong quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc trên bốn lĩnh vực được nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của cả hai nước. Về phía Hàn Quốc, các nhà kinh doanh nước này đã có điều kiện tiếp cận ngày càng sâu hơn vào thị trường Việt Nam, có thêm nhiều cơ hội đầu tư mới, tận dụng được nguồn tài nguyên và lao động rẻ ở đây, qua đó tạo ra được những hàng hoá có sức cạnh tranh cung cấp lại cho thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu sang các nước thứ ba. Về phía Việt Nam, chúng ta tiếp cận được với nguồn vốn, máy móc thiết bị, công nghệ cao của Hàn Quốc thông qua các dự án đầu tư, tạo việc làm cho trên 82.000 lao động Việt Nam làm việc trực tiếp trong các cơ sở có vốn đầu tư của Hàn Quốc, hàng nghìn lao động khác tham gia gián tiếp trong các ngành khác, tạo nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu tại chỗ (du lịch), xuất khẩu lao động và gia tăng xuất khẩu từ các cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc ra nước ngoài và quay trở lại Hàn Quốc.

Bên cạnh những thành tích rất đáng tự hào kể trên, mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay cũng còn nhiều tồn tại. Đó là:

Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu trong buôn bán với Hàn Quốc và mức nhập siêu ngày càng gia tăng - từ 382 triệu USD năm 1993 lên hơn 3 tỷ USD năm 2006. Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu là do dòng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam lớn, hạn chế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khả năng tiếp cận thị trường Hàn Quốc của Việt Nam.

Sự phân bổ dòng FDI của Hàn Quốc ở Việt Nam có độ tập trung quá cao, chủ yếu ở bốn tỉnh, thành là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Quan hệ giữa chủ đầu tư Hàn Quốc và người lao động Việt Nam còn xảy ra những bất đồng, chủ yếu do sự thiếu hiểu biết lẫn nhau về văn hoá.

Lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tuy tăng nhanh, song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số khách quốc tế đến nước ta. Trong lĩnh vực này, Việt Nam chưa có những chính sách khuyến khích đặc biệt đối với khách du lịch từ Hàn Quốc. Nguyên nhân của tồn tại này là do công tác nghiên cứu thị trường của Việt Nam còn yếu, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, công tác xúc tiến, quảng cáo du lịch kém hiệu quả, chất lượng dịch vụ thấp, đồng thời chi phí lại cao hơn so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khách quan khác là khách du lịch Hàn Quốc có mức chi phí thấp, chỉ khoảng 600 USD/khách, chủ yếu là chi phí đi lại, lưu trú và ăn uống. Họ khá tiết kiệm trong việc mua sắm.

Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc ở Hàn Quốc khá cao, tới 59,2%, đứng thứ 3 trong tổng số 15 nước có TNS tại Hàn Quốc, sau Bangladesh và Myanmar. Việc làm này chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho bản thân người lao động, nhưng gây bất lại nhiều cho hai quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc phải tăng chi phí quản lý, kế hoạch sản xuất của các cơ sở tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng, người quản lý Hàn Quốc có nhận thức không tốt về kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam. Việc làm này còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý lao động của Việt Nam ở nước ngoài, làm hạn chế thiện chí của nước tiếp nhận lao động đối với mở rộng quan hệ hợp tác, chính phủ Việt Nam không quản lý được nguồn thu nhập ngoại tệ của người lao động.

Trên đây là một số tồn tại chính trong quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Trong số đó, điều gây lo ngại lớn nhất cho chính phủ Việt Nam là vấn đề nước ta bị nhập siêu ngày càng gia tăng trong quan hệ với Hàn Quốc. Vấn đề là chúng ta đánh giá như thế nào về hiện tượng này, nó có thực sự đáng lo ngại đến mức Việt Nam phải có các biện pháp bảo vệ thị trường trong buôn bán với Hàn Quốc hay chưa? Để trả lời câu hỏi này, cần xem xét hiện tượng nhập siêu trong cán cân thương mại trong mối liên hệ với các bộ phận khác của cán cân thanh toán Việt Nam - Hàn Quốc. Về mặt lý thuyết, cán cân thanh toán

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí