Lao Động Phân Theo Ngành Nghề Tại Hàn Quốc (1995-2006)

của thị trường lao động Hàn Quốc, thực trạng của tình hình này và từ đó đề ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới.

a. Đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc và sự gặp gỡ giữa nhu cầu và lợi ích của mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực hợp tác lao động.

Nhìn chúng, số người tham gia vào lực lượng ở Hàn Quốc khá cao hiện vào khoảng 22 triệu người. Lao động nước này có trình độ kỹ năng cao và được đào tạo tốt. Trên 73% tổng số lao động có trình độ học vấn trung học và 58% - có trình độ trung cao. Hàn Quốc là nước có tỷ lệ những người có trình độ tiến sĩ trong tổng dân số cao nhất thế giới. Hiện tại, trên 87% số người trong lực lượng làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Vào những năm 1950 và 1960, với mức lương thấp, giờ làm việc kéo dài, Hàn Quốc đã trở thành một địa điểm lý tưởng cho việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động. Hơn nữa, lực lượng lao động của Hàn Quốc có danh tiếng, vì làm việc chất lượng cao, năng suất hiệu quả và trình độ giáo dục tốt. Thêm vào đó, so với các quốc gia công nghiệp khác, như Mỹ, Nhật Bản và Đức, mức lương của Hàn Quốc được xem là rất thấp (mức lương công nhân trung bình là 100 USD, thấp hơn cả của Ấn Độ). Cộng với sự chuyển hướng từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc được coi là một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài lúc đó.

Sau một thời gian ngắn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc với tốc độ cao và kèm theo đó là sự gia tăng tiền lương của người lao động. Thông thường, đầu những năm 1990, mức lương tháng của những người quản lý trung bình và các chuyên gia vào khoảng từ 1.392 USD tới 1.671 USD, tuỳ thuộc vào từng ngành công nghiệp, công ty, tổ chức, cá nhân hay mức thâm niên công tác. Những người quản lý cấp cao và những người điều hành có được mức lương cao hơn, khoảng 4.177 USD – 5.570 USD. Họ còn nhận được những quyền lợi khác, như có ô tô, tài xế riêng, thành viên câu lạc bộ và được tự do chi tiêu những khoản nhất định trong số tiền của công ty mà không phải liệt kê từng

68

khoản cho những khoản chi tiêu đó. Đến năm 2002, mức lương trung bình tháng của các công ty có từ 5 công nhân trở lên là 1.630 USD, tăng khoảng 11,2% so với năm 2001. Cũng trong năm này, mức tăng lương cao nhất là trong khu vực chế tạo (22,8%), tiếp đến là khu vực dịch vụ xã hội (19%), cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình của toàn bộ lực lượng lao động (15,7%). Việc mức lương gia tăng đã giúp cải thiện đáng kể đời sống sinh hoạt của người lao động, song đồng thời nó làm cho Hàn Quốc không còn lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành có hàm lượng lao động cao.

Bên cạnh việc tiền lương leo thang, thị trường lao động Hàn Quốc còn rơi vào tình trạng khan hiếm lao động. Năm 1991, Bộ Lao động của Hàn Quốc đã ước tính sự khan hiếm lao động của quốc gia là 220,000 lao động trong ngành sản xuất và 30.000 lao động kỹ thuật. Tính từ đầu năm 1992, các xí nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc tính bình quân thiếu 25% lao động. Do thiếu lao động và giá công lao động tăng cao nên nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, năng lực cạnh tranh quốc tế giảm. Theo tổ chức quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (SMBA), qua một cuộc điều tra 1029 doanh nghiệp vừa và nhỏ với biên chế từ 5

- 300 lao động cho thấy, tỷ lệ thiếu hụt nhân công vào khoảng 9,41 %. Nếu tính cho toàn bộ 130.000 SMBA của Hàn Quốc, con số lao động cần bổ sung lên đến

201.200 người. Đến năm 2006, tỷ lệ thiếu hụt nhân công vẫn đang leo thang - nó ở mức 9,36%, so với 3,98% năm 2005.

Có một số nguyên nhân tạo nên sự khan hiếm lao động ở Hàn Quốc. Trước hết, là do ảnh hưởng của chính sách hạn chế tăng dân số. Họ theo đuổi chính sách này một cách mạnh mẽ, có hệ thống và coi đó như là một phần của chiến lược kinh tế tổng quát. Chính phủ Hàn Quốc còn chủ trương tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ ở tuổi sinh sản. Điều đó đã làm gia tăng số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ sinh sản của họ. Thứ hai, với thất nghiệp ở mức thấp 3,7% trong giai đoạn 2000-2006, người dân Hàn Quốc có xu hướng tránh làm các công việc 3 D “dirty - bẩn; dangerous - nguy hiểm; difficult - khó khăn). Điều này đã làm cho nền kinh tế của Hàn Quốc phải trải qua một sự khan hiếm về lao động, đặc biệt trong ngành chế tạo. Bên cạnh

đó, do nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng lao động tăng mạnh ở các ngành như may mặc, xây dựng, đóng tàu, làm hàng xuất khẩu... chủ yếu tập trung nhiều nhất ở các xí nghiệp vừa và nhỏ, điều này là một trong những lý do khiến cho nền kinh tế của Hàn Quốc đã phải đối mặt với vấn đề khan hiếm lao động. Thứ ba, suy giảm sự tham gia của lực lượng lao động trẻ vào thị trường và vấn đề già hoá lực lượng lao động. Ngay từ giữa những năm 1970, mức độ tham gia của các lao động ở độ tuổi 15-19 vào thị trường lao động đã bị giảm đi. Vào những năm 2000, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước khoảng 3,7%, thì của lao động trẻ từ 7-8%. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian đi học và mong muốn có được trình độ học vấn cao của thanh niên và suy giảm cơ hội tìm kiếm việc làm theo giờ (part time). Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn đề già hoá lực lượng lao động. Tỷ lệ người lao động ở độ tuổi từ 55 trở lên đã tăng từ 10% năm 1990 lên 19% năm 2005.

Để giúp đỡ giải quyết vấn đề khan hiếm lao động, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một chương trình cho phép người nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc từ 1 đến 2 năm và một vài năm gần đây chính phủ Hàn Quốc đã tạm dừng việc cưỡng chế xuất cảnh đối với công nhân nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu hụt lao động vẫn đang ngày một trở nên nghiêm trọng. Theo ý kiến của ông Park Soong Hee, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, hoạt động với tư cách là phái viên của chính phủ, tình trạng thiếu lao động ở những xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ là rất gay gắt. Nếu như không cho nhập cư công nhân người nước ngoài thì một số lớn xưởng máy sẽ buộc phải đóng cửa hoặc phải chuyển cơ sở ra nước ngoài.

Vấn đề đặt ra là Hàn Quốc thiếu lao động loại gì, trình độ như thế nào? Vào đầu những năm 1990, thiếu hụt lao động chủ yếu xảy ra trong khu vực sản xuất vật chất, trong các SME và với trình độ kỹ năng thấp. Còn trong những năm gần đây, đặc biệt khi chuyển sang nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lao động có trình độ kỹ năng cao dần dần được tăng lên. Vì thế, Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu nhập khẩu lao động kỹ năng thấp, mà cả lao động có kỹ năng cao.

Như vậy, Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài. Còn nước ngoài cũng có nhu cầu xuất khẩu lao động vào Hàn Quốc. Hãy làm phép so sánh mức lương trung bình của Hàn Quốc với các nước khác trong khu vực. Trong khi mức lương trung bình của Hàn Quốc trong một vài năm gần đây là 1.800 USD, thì mức lương trung bình của một người có trình độ đại học ở Philippin chỉ là 150 USD, Malaixia 170-250 USD/tháng, Thái Lan là 200 baht một ngày (5,41 USD), tức khoảng 162,3 USD/tháng, Việt Nam còn thấp hơn nhiều. Thực tế đó đã làm xuất hiện nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc từ các nước nói trên. Do vậy, có thể nói rằng nhu cầu về nhập khẩu lao động, đặc biệt là lao động giản đơn từ nước ngoài, của Hàn Quốc phần nào sẽ được đáp ứng thông qua trao đổi lao động song phương với Việt Nam và các nước khác có mức lương thấp hơn. Qua đó, Việt Nam thu được một số lợi ích nhất định - giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, lại có được nguồn thu ngoại tệ tiềm năng.

b. Chính sách của Hàn Quốc đối với người lao động nước ngoài

Từ năm 1992, Hàn Quốc bắt đầu chấp nhận lao động nhập cư. Có điều, theo Luật nhập cư và di cư Hàn Quốc, chỉ có những người lao động nước ngoài có kỹ năng như chuyên gia, nhà nghiên cứu... mới có thể làm việc tại nước này, còn những người lao động không kỹ năng chỉ được phép tham gia vào Chương trình Tu nghiệp sinh. Cũng theo luật này, những người lao động bất hợp pháp ở Hàn Quốc là những người lao động ở lại quá thời hạn cho phép, những người nhập cư không đăng ký. Những người này không những bị phạt tiền, tuỳ theo thời gian ở lại quá hạn, mà còn phải chịu mọi phí tổn liên quan đến chuyển hồi hương.

Chính sách nhập cư của Hàn Quốc tập trung giải quyết một số vấn đề lớn là đưa ra các biện pháp khuyến khích việc nhập cư của các lao động nước ngoài có kỹ năng, thể chế hoá việc nhập cư của những người lao động không kỹ năng, ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp và tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài hoà nhập vào cộng đồng người Hàn Quốc. Đối với những người lao động hợp pháp ở Hàn Quốc, bao gồm cả tu nghiệp sinh, chính phủ đã tạo điều kiện cho họ được nhập cảnh và được hưởng rất nhiều quyền lợi, đồng thời được bảo hộ bởi một hành lang pháp lý rất chặt chẽ. Họ được trả lương một cách đầy

đủ, không phải trả tiền thuê nhà, tiền ăn và nhiều loại chi phí khác và được tham gia các loại bảo hiểm. Đối với lao động có kỹ năng, chính sách được nới lỏng đáng kể, bởi quan điểm cho rằng đây là lực lượng bổ sung rất tốt cho thị trường lao động Hàn Quốc. Thời gian lưu trú của họ tại Hàn Quốc hầu như không bị giới hạn, các thủ tục hành chính liên quan đến việc nhập cảnh và đăng ký lưu trú đều được đơn giản hoá. Còn đối với lao động không kỹ năng, chính sách được thắt chặt hơn, bởi quan điểm cho rằng vượt qua một giới hạn nhất định, lực lượng này sẽ giữ vai trò thay thế lao động trong nước, tức làm cho họ bị mất việc làm. Chính vì thế, việc nhập khẩu lao động không kỹ năng được thực hiện thông qua Chương trình Tu nghiệp sinh, được đặt dưới sự quản lý của Liên đoàn các nhà kinh doanh nhỏ Hàn Quốc (KFSB). Cơ quan này quyết định số lượng lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Hàn Quốc thông qua Chương trình tu nghiệp sinh, phân bổ cho các nước được phép và vào các ngành nghề có nhu cầu. Hiện tại, 15 nước (trong đó có Việt Nam) được tham gia vào chương trình này. Theo Luật Tiêu chuẩn Lao động và Luật Bảo hiểm Tai nạn Lao động và Lương tối thiểu, các tu nghiệp sinh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, được áp dụng hệ thống lương tối thiểu và bảo hiểm tai nạn lao động. Do thời hạn tối đa được ở Hàn Quốc là 3 năm và nguy cơ bị mất việc làm là rất thấp, nên những người này không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hưu trí.

Vấn đề lao động nước ngoài bất hợp pháp, chiếm khoảng 64% tổng số lao động nước ngoài, hiện đang rất bức xúc và gây nhiều tranh cãi cho chính phủ Hàn Quốc. Quan điểm chung của Hàn Quốc là không ủng hộ dòng lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp, bởi lẽ sự có mặt của họ buộc chính phủ phải tăng thêm chi phí quản lý, làm cho những người lao động trong nước có nguy cơ bị mất việc làm, những người chủ thì có cơ hội để trở thành những kẻ ăn không do giảm được chi phí so với việc thuê nhân công bản địa. Trước khủng hoảng 1997-1998, chính phủ Hàn Quốc thường áp dụng hình thức phạt tiền và bắt buộc phải hồi hương đối với các lao động bất hợp pháp. Sau khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc coi cải cách thị trường lao động là một trong bốn lĩnh vực chính của chương trình phục hồi kinh tế, nhằm nâng cao tính linh hoạt của thị trường này và đáp ứng những

đòi hỏi của nền kinh tế hiện đại. Để giải quyết hiệu quả hơn vấn đề lao động nước ngoài bất hợp pháp, Luật Cấp phép Lao động đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày 31/7/2003, được Tổng thống phê chuẩn vào tháng 9/2003, với hai nội dung chính là Cơ chế cấp phép lao động và các giải pháp phân loại và chấp nhận lao động nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Theo tinh thần của Luật này, từ tháng 8/2004, lao động nước ngoài tại thị trường lao động Hàn Quốc làm việc trong cùng điều kiện và được hưởng quyền lợi như lao động sở tại. Trên nền tảng đó, nhiều chính sách liên quan đến lao động nhập cư nói chung và lao động bất hợp pháp nói riêng đã và đang được sửa đổi, tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, trong đó có Việt Nam.

c. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc

Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, từ những năm 1980, chính phủ Việt Nam đã thực hiện việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Ngoài các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống trước đây như Libi, I rắc, Liban, Arập, Iêmen, Liên Xô (cũ) và Đông Âu, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaixia, Lào, Hàn Quốc…

So với các nước khác trong khu vực, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã sớm quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác về lao động. Đầu những năm 1990, nhiều nhà doanh nghiệp của Hàn Quốc đã vào Việt Nam để tìm hiểu các chính sách đầu tư và sử dụng lao động Việt Nam. Một số công ty của hai nước đã ký kết nhiều hợp đồng lao động và đưa được khoảng 2.500 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc ở các tàu cá, tàu vận tải và các công trường xây dựng của công ty Hàn Quốc tại Libya.

Bảng 2.10: Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (1995-2006)

Đơn vị: người


Năm

Số lao động

1995

5.674

1996

6.275

1997

4.880

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 10

1.322

1999

4.518

2000

7.316

2001

3.910

2002

1.190

2003

4.336

2004

4.783

2005

12.102

2006

9.000

1998

Nguồn: Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

Hàn Quốc là một trong những thị trường thu hút nhiều lao động xuất khẩu nhất của Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, lao động của Việt Nam có mặt tại Hàn Quốc khoảng 60.000 lao động, trong đó trên 40.000 làm việc tại các xí nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 6.500 lao động là thuyền viên tàu cá. Trong năm 2006, Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 102.000 lao động nước ngoài. Trong đó, chương trình cấp phép lao động tiếp nhận 70.000 lao động và chương trình tu nghiệp sinh tiếp nhận khoảng 32.000 người. Thái Lan có số lao động theo chương trình này là nhiều nhất với 11.000 người, tiếp đến là Phillíppin với 10.000 người và Việt Nam là 9000 người. Số lượng lao động Việt Nam sang tu nghiệp sinh tại Hàn Quốc tăng lên đáng kể từ 5.674 lao động năm 1995 lên 7.316 lao động năm 2000 và 9.000 lao động năm 2006. Đội quân lao động xuất khẩu này đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ, bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Năm nay, phía Hàn quốc không phân bổ chỉ tiêu tiếp nhận lao động, mà căn cứ vào khả năng tiếp nhận của thị trường. Theo nhận định của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thì nhiều khả năng năm 2007, sẽ có hơn

6.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này.

Lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu dưới dạng tu nghiệp sinh công nghiệp hoặc thực tập sinh. Đây là chương trình đối với lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc do Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc (KFSB) quản lý, được áp dụng từ năm 1993 nhằm giải quyết việc thiếu nguồn lao động tại các ngành

công nghiệp huy hiểm, khó khăn và độc hại (3D), có mức lương thấp, mà người lao động sở tại không muốn làm. Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam đứng thứ ba (sau Trung Quốc và indonexia) về số chỉ tiêu tu nghiệp sinh được KFSB phân bổ. Thông thường, mức lương bình quân của mỗi người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc khoảng từ 750 - 1200 USD/tháng. Một mức lương khá hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt với những người từ nông thôn đi tìm việc làm, những người có trình độ học vấn thấp chủ yếu tìm công việc sử dụng đến nhiều sức lao động.

Bảng 2.11: Lao động phân theo ngành nghề tại Hàn Quốc (1995-2006)

Đơn vị: người, %


Ngành nghề

Số lao động

Tỷ lệ

Công nghiệp

42.105

74,78

Xây dựng

1.954

3,47

Giao thông vận tải

5.495

9,76

Nông nghiệp

214

0,38

Lâm nghiệp

0

0,00

Thương mại và dịch vụ

0

0,00

Thuỷ sản

6.514

11,57

Hàng không

24

0,04

Y tế

0

0,00

Ngành khác

0

0,00

Tổng cộng

56.306

100

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Hiện có 8 công ty Việt Nam được công nhận là các công ty phái cử, đảm nhận việc tuyển chọn và đưa người sang lao động tại Hàn Quốc. Các công ty đó là VINACONEX, SOVILACO, LOD, SULECO, TRACIMEXCO, OLECO,

RACODI, IMS. Các số liệu cung cấp cho chúng ta thông tin về chỉ tiêu được phân bổ, số tu nghiệp sinh đã nhập cảnh vào Hàn Quốc, số hiện đang còn làm việc tại nước này, cũng như số lao động bỏ hợp đồng trốn ra ngoài. Qua đó, có thể thấy rằng tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng trốn ra ngoài của Việt Nam là

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí