của một nước trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Trong tài khoản vãng lai bao gồm tất cả giao dịch liên quan đến trao đổi hàng hoá và dịch vụ hiện tại, còn được gọi là cán cân hữu hình và vô hình. Còn trong tài khoản vốn bao gồm tất cả các giao dịch các tài sản nợ và có, chính thức và tư nhân của một nước với nước ngoài. Hãy xem xét cụ thể trong mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc, dựa trên các kết quả nghiên cứu trong bốn lĩnh vực là trao đổi hàng hoá, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam, trao đổi du lịch và lao động. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ trao đổi hàng hoá Việt Nam - Hàn Quốc là hai chiều, quan hệ đầu tư là một chiều - từ Hàn Quốc sang Việt Nam, quan hệ du lịch chủ yếu là một chiều - Hàn Quốc sang Việt Nam, và quan hệ trao đổi lao động cũng một chiều - Việt Nam sang Hàn Quốc.
Với mô tả trên đây, có thể thấy rằng sức ép về mức thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đối với các nhà hoạch định chính sách đã giảm được phần nào. Sau khi đã cân đối với các dòng vốn vào, mức thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam trong mối quan hệ với Hàn Quốc đã giảm được khoảng 40%, tức còn khoảng 1,7 tỷ USD năm 2006. Mặc dù đây chỉ là kết quả mô phỏng, do số liệu thống kê thực tế chưa đầy đủ và chuẩn xác, nhưng nó đã cho chúng ta thấy rõ được rằng sức ép về mức thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc chưa nặng nề đến mức phải áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc để bảo vệ thị trường nội địa. Bởi suy cho cùng, mức nhập siêu chủ yếu do dòng đầu tư từ Hàn Quốc tạo nên.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI.
Ở mục 1.4 đã trình bày ba nhóm yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới - các yếu tố toàn cầu, khu vực và quốc gia. Điều này thể hiện ở khía cạnh chủ yếu sau:
Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một NIE của Châu Á tiếp tục làm cho nước này trở thành một nền kinh tế lớn trong khu vực. Sự vượt trội về năng lực vốn và công nghệ của Hàn Quốc so với Việt Nam làm cho hai nước có khả năng thích ứng khác nhau đối với tốc độ phát triển nhanh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và đòi hỏi cao về vốn đầu tư của hoạt động này. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc tiếp tục có lợi thế hơn hẳn Việt Nam về năng lực công nghệ và vốn, cũng như chiến lược đầu tư cho R&D, còn Việt Nam hiện đang có lợi thế về tài nguyên và lao động so với Hàn Quốc. Quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục được phát triển trên nền tảng đó - lợi ích và nhu cầu của hai bên vẫn tiếp tục gặp nhau;
Việc thực hiện các cam kết theo các chương trình tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực và toàn cầu trong phạm vi APEC và WTO, nhất là khi Chương trình nghị sự Dôha đã được thông qua với sự chấp thuận cắt giảm trợ cấp nông nghiệp ở các nước phát triển và giảm thuế quan ở các nước đang phát triển, đã và đang làm cho chế độ thương mại và đầu tư của hai nước ngày càng được tự do hơn, tạo điều kiện gia tăng trao đổi song phương;
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc và Việt Nam có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của hai nước tiếp tục bổ sung cho nhau. Việt Nam chủ trương phát triển ngành nông nghiệp thông qua cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, phát
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Hàn Quốc Trong Lĩnh Vực Hợp Tác Lao Động.
- Lao Động Phân Theo Ngành Nghề Tại Hàn Quốc (1995-2006)
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 11
- Nhóm Các Giải Pháp Trong Một Số Lĩnh Vực Cụ Thể
- Các Giải Pháp Trong Lĩnh Vực Đầu Tư
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 15
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
triển các vùng chuyên canh, thuỷ sản, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng, tiếp tục phát huy lợi thế về nguồn lực lao động thông qua phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng. Hàn Quốc đang tiếp tục đầu tư vào công nghệ để tạo nên những sản phẩm đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, phát triển các sản phẩm phục vụ cho sự phát triển một số ngành dịch vụ mới, như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục… Sự khác nhau trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trao đổi song phương giữa hai nước.
Một số yếu tố hạn chế sự phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Đó là:
Yếu tố Trung Quốc: Trong những năm gần đây, sự nổi lên của Trung Quốc không những là thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà hầu như đối với toàn khối ASEAN. Những thành tựu to lớn trong quá trình cải cách nền kinh tế, sự chuyển hướng phát triển kinh tế của
Trung Quốc sang phía Tây với những biện pháp ưu đãi đầu tư nước ngoài vào khu vực này của chính phủ, và đặc biệt là giá nhân công rẻ và năng suất lao động khá cao trong nhiều ngành, như dệt may, điện tử, đã làm cho dòng đầu tư nước ngoài đổ vào đây khá mạnh. Từ năm 2004, Trung Quốc đã tăng cường cải cách hệ thống thuế, bao gồm cả thuế VAT, thuế thu nhập và các khoản phí ở khu vực nông thôn. Theo đó, dựa vào mức tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp có thể được giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhằm khuyến khích họ đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn. Việc cải cách các khoản chi phí ở nông thôn, trong đó có thuế nông sản, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho nông dân. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc, thay vì đầu tư vào Đông Nam Á.
Việc tìm kiếm các hiệp định thương mại tự do song phương ở Đông Á đã lôi cuốn Hàn Quốc vào cuộc. Hiện tại, nước này đã ký hiệp định với Chi Lê - một
thị trường quan trọng đối với các hàng hoá xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc, đang đàm phán với Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Rõ ràng, Hàn Quốc đang tìm kiếm các FTA trước hết với các bạn hàng lớn của mình. Việt Nam tuy là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Hàn Quốc, nhưng chưa phải là một bạn hàng lớn như Trung Quốc và có tầm quan trọng như Nhật Bản, vì sự gia tăng xuất khẩu chủ yếu lại do dòng FDI của nước này tạo nên. Nếu dòng FDI chuyển hướng sang Trung Quốc, rất có thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam sẽ chậm lại, làm ảnh hưởng đến vai trò và vị trí của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hàn Quốc.
Vấn đề đặt ra là trong những năm tới, liệu tác động thúc đẩy hay hạn chế quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ lớn hơn? Câu trả lời là tác động thúc đẩy sẽ lớn hơn, bởi những thành tựu đã đạt được trong quan hệ song phương trong thời gian qua là rất đáng khích lệ, vì được xây dựng trên một cơ sở pháp lý khá vững chắc, bởi thiện chí của chính phủ, các nhà kinh doanh của hai nước. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng của các quốc gia trong khu vực Đông Á, bởi sự nổi lên của Trung Quốc chỉ có thể làm chệch hướng đầu tư của Hàn Quốc chứ không làm chuyển hướng hoàn toàn của dòng đầu tư đó, đặc biệt khi môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam tiếp tục được cải thiện hơn nữa.
Tuy rất quan trọng, song tác động thúc đẩy của các yếu tố được trình bày ở mục 1.5 là chưa đủ để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai. Thực tế cho thấy qua hơn hai thập kỷ phát triển quan hệ song phương, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của mình. Điều này được thể hiện khá rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ khác nhau:
Trong trao đổi hàng hoá, nhiều mặt hàng có khả năng xuất khẩu được của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường Hàn Quốc hoặc tiếp cận ở mức thấp như sản phẩm nông sản nhiệt đới, dầu thô, đồ gỗ, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm được sản xuất từ các cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc được xuất khẩu trở lại nước này không nhiều. Trong khi đó, do khai thác tốt thị
trường Hàn Quốc, hàng năm Philippin và Thái Lan đã xuất khẩu được hàng trăm triệu USD các loại hoa quả nhiệt đới sang thị trường này.
Trong lĩnh vực đầu tư, cho đến nay, Việt Nam chưa thu hút được nhiều lượng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cho sản xuất sản phẩm may mặc, dệt, trong khi nước này lại có thế mạnh về các ngành này và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu. Mãi đến đầu năm 2004, một dự án xây dựng 4 xí nghiệp liên hiệp trong ngành dệt may ở Nam Định, trong đó có sản xuất phụ liệu may mặc, của Hàn Quốc đã được phê duyệt và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2007. Đây là một trong những hướng đầu tư đáng được quan tâm trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục khai thác thế mạnh của Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin thông qua việc tiếp tục cải cách môi trường đầu tư thông thoáng và đào tạo nguồn nhân lực để thu hút FDI từ Hàn Quốc.
Trong lĩnh vực du lịch, tiềm năng phát triển quan hệ song phương còn rất lớn, bởi Việt Nam mới thu hút được một phần rất nhỏ lượng khách của Hàn Quốc, chi phí của khách du lịch Hàn Quốc ở Việt Nam còn thấp hơn mức chi phí trung bình cho một chuyến đi của họ ra nước ngoài. Hơn nữa, với xu hướng chung của người tiêu dùng Hàn Quốc là tăng chi tiêu, đặc biệt cho các loại dịch vụ, trong đó có du lịch, Việt Nam lại là một điểm đến thân thiện và khá hấp dẫn. Đó là điều kiện tốt cho sự phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực này trong tương lai.
Trong lĩnh vực trao đổi lao động, hiện tượng khan hiếm lao động trên thị trường Hàn Quốc vẫn còn tồn tại, nên lao động Việt Nam tiếp tục có cơ hội được tham gia vào thị trường này. Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu vẫn bằng con đường tu nghiệp sinh. Cơ chế này vẫn tiếp tục được áp dụng trong thời gian tới. Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc đang nghiên cứu áp dụng chế độ tuyển dụng lao động nước ngoài. Vì thế, triển vọng tăng cường xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc là khá sáng sửa. Tuy nhiên, khả năng gia tăng trao đổi tuỳ thuộc rất nhiều vào
chất lượng và tác phong làm việc của lao động Việt Nam, việc giải quyết vấn đề lao động bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc và lao động bất hợp pháp, cũng như khả năng đàm phán để cải thiện các điều kiện trao đổi giữa hai chính phủ.
Để có thể tranh thủ được các cơ hội phát triển trao đổi song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc như đã nêu trên, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trước hết, đó là những bất ổn xảy ra của nền kinh tế thế giới, khu vực và một số thị trường lớn. Với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây của Việt Nam có thể nói rằng không chỉ riêng xuất khẩu của Hàn Quốc, mà cả của Việt Nam đều phụ thuộc vào thị trường lớn nhất hành tinh này. Sự thăng trầm của nền kinh tế của Mỹ và những bất ổn luôn xảy ra trong nền kinh tế thế giới hiện nay thường gây tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng này lại bị đe doạ bởi giá dầu lửa tăng cao, sự quay trở lại của bệnh dịch cúm gia cầm trong khu vực, sự gia tăng nạn dịch AIDS, nạn khủng bố,... sẽ tác động xấu đến kinh tế của các nước. Thứ hai, là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước ASEAN và Trung Quốc với tư cách là các bạn hàng của Hàn Quốc. Tiềm lực vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của Hàn Quốc luôn là các yếu tố hấp dẫn các nước nhận đầu tư, khiến họ cạnh tranh gay gắt với nhau để có được nguồn vốn cùng với công nghệ và nhân lực của nước này. Tuy nhiên, theo kết quả của một cuộc điều tra 1.000 doanh nghiệp Hàn Quốc của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Thương mại của nước này được tiến hành vào tháng 6/2005, các doanh nghiệp này vẫn rất quan tâm đến việc đầu tư vào các nước ASEAN nhằm trước hết xây dựng các cơ sở sản xuất dưới hình thức thành lập các chi nhánh hoặc liên doanh. Các doanh nghiệp này cho rằng họ tăng cường đầu tư ra nước ngoài là trước hết để mở rộng thị trường, sau mới đến mục tiêu giảm giá thành sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm của các cơ sở có vốn đầu tư của Hàn Quốc sẽ thường được tiêu thụ ở các nước nhận đầu tư hoặc được xuất khẩu sang các nước thứ ba. Và thứ ba, những hạn chế đang tồn tại trong
nội bộ nền kinh tế Việt Nam, như hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý yếu kém, nạn tham nhũng ở mức trầm trọng, thủ tục hành chính tuy đã được cải thiện song vẫn còn khá phức tạp và chưa đạt được mức độ minh bạch cần thiết. Hơn nữa, chính sách thương mại còn có xu hướng bảo hộ khá rõ rệt, đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước - một khu vực hoạt động kém hiệu quả và trong các ngành thay thế nhập khẩu như xi măng, sắt thép, mía đường, ô tô, xe máy. Thực tế đó làm ảnh hưởng đến việc phân bổ các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Trong những năm gần đây, khoảng 70% tổng vốn tín dụng của nhà nước được đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, quá trình cải cách hệ thống chính sách còn chưa đạt được tính ổn định, thường có những thay đổi bất ngờ. Ví dụ, việc đột ngột áp đặt hạn ngạch đối với phụ tùng xe máy nhập khẩu vào tháng 9/2002, việc tăng thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe ô tô vào tháng 12/2002 đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy các quy định này sau đó đã được bãi bỏ, song chúng đã làm cho các bạn hàng nước ngoài luôn lo ngại về tính chưa ổn định trong quá trình cải cách chính sách của Việt Nam.
Với những phân tích trên đây, có thể đi đến nhận định rằng đến năm 2010, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục được phát triển theo chiều hướng như hiện nay, tức Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt trong cán cân thương mại song phương. Tuy nhiên, mức thâm hụt có thể sẽ được giảm bớt, bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Kế hoạch cải tổ ngành nông nghiệp của Hàn Quốc đã được xác định, kết quả mới của Chương trình Phát triển Doha được thể hiện thông qua Chương trình nghị sự Tháng 7 là những động lực chính thúc đẩy Hàn Quốc đẩy nhanh hơn nữa quá trình tự do hoá thương mại trong ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Trong điều kiện đó, nếu Việt Nam cố gắng trong việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Hàn Quốc và đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng gia tăng xuất khẩu hàng nông sản, nhất là các loại rau quả nhiệt đới, vào thị trường này là khá lớn. Ngoài ra, Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Hàn Quốc một số sản phẩm đang có sức cạnh tranh như đồ
90
gỗ, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Khả năng gia tăng thu nhập từ ngành “xuất khẩu tại chỗ” - du lịch - của Việt Nam là rất lớn, bởi trong thời gian gần đây, khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng.
- Với chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành của Hàn Quốc (tập trung vào những ngành có công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao), có nhiều khả năng họ sẽ di chuyển các cơ sở sản xuất trong một số ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, ra nước ngoài. Nếu Việt Nam tranh thủ được cơ hội này, việc có thêm được các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tạo điều kiện cho nước ta giảm được nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt cho các ngành công nghiệp nhẹ, từ đó, sẽ giảm được mức nhập siêu trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc.
- Việt Nam vẫn tiếp tục có cơ hội xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, nếu chúng ta chuẩn bị tốt nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường này.
Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng tốc độ tăng trưởng kim ngạch trao đổi song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ còn phụ thuộc vào khả năng chuyển hướng đầu tư của Hàn Quốc sang thị trường Trung Quốc. Cho đến nay, ảnh hưởng của yếu tố Trung Quốc đối với dòng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam chưa nhiều. Song, khi hai nước trên ký kết được FTA, thì ảnh hưởng sẽ lớn hơn. Dòng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam giảm đi sẽ làm chậm lại tốc độ gia tăng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước. Trong điều kiện đó, một mặt, Việt Nam có khả năng giảm bớt thâm hụt trong cán cân thương mại giữa hai nước, song mặt khác, sẽ giảm khả năng tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ của Hàn Quốc - một trong năm nước đầu tư lớn nhất. Xu hướng này có thể sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo Việt Nam tìm kiếm FTA với Hàn Quốc. Đây sẽ là kế hoạch dài hạn đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực từ hai phía.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI
Qua phân tích ở Chương 2, có thể thấy rằng quan hệ thương mại song
91