Những Tác Động Của Đầu Tư Hàn Quốc Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam

đoàn kinh tế lớn như Samsung, Daewoo, công ty Xây dựng và Công nghiệp nặng Hàn Quốc, Tập đoàn kinh tế Kumbo, Kolon, Hyundai và Tập đoàn LG. Các tập đoàn này đã triển khai đầu tư trên qui mô lớn và diện rộng, từ bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng đến các lĩnh vực: điện - điện tử, sản xuất ô tô, dược phẩm,… riêng tập đoàn Daewoo là nhà đầu tư vào Việt Nam lớn nhất với tổng số vốn đăng ký lên tới 700 triệu USD.

Theo văn phòng KOTRA (thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội), phần lớn các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam có thời hạn từ 10 đến 30 năm.

Trong số các dự án đã được ký kết, số dự án có thời hạn từ 35 năm đến 75 năm là rất ít. Các dự án liên doanh là 100% vốn nước ngoài có thời hạn kinh doanh chủ yếu là 20 đến 50 năm, các dự án có thời hạn kinh doanh 40 – 50 năm thường là các dự án lớn, có mức vốn từ 50 – 100 triệu USD.

Về hình thức đầu tư, tập trung chủ yếu là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Cơ cấu đầu tư theo ngành

Trong suốt giai đoạn từ 1992 đến nay, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu công nghiệp và xây dựng với hơn 70% tổng số vốn; tiếp theo là vào các ngành dịch vụ với hơn 20% tổng số vốn, và phần còn lại dưới 10% vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Nếu như đầu tư của Đài Loan, Singapore vào Việt Nam chủ yếu hướng vào các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch, thì đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp nhẹ chiếm chủ yếu với 378 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt tới 1,6 tỷ USD. Lĩnh vực dịch vụ và du lịch thu hút 78 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 1,8 tỷ USD. Trong đó, riêng giao thông vận tải và bưu điện có 24 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 257,2 triệu USD. Bên cạnh đó, đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung vào những ngành công nghiệp nặng. Cụ thể, có 158 dự án (chiếm 22,67% số dự án) có tổng số vốn đăng ký 1,2 tỷ USD (chiếm 28,02% về vốn đầu tư). Do vậy, nếu chỉ xem xét đơn thuần về số liệu thống kê về vốn đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam vào các ngành như trên, có thể dễ làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số

này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Về địa bàn đầu tư

Các dự án đầu tư của Hàn Quốc có mặt ở 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, nhưng phần lớn tập trung tại hai vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và phía Nam. Các thành phố, tỉnh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nên thu hút được nhiều dự án nhất – với 502 dự án, chiếm 72,02% về số dự án và 1,885 tỷ USD, chiếm 43,72% về tổng vốn đăng ký. Hà Nội thu hút 47 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1,0 tỷ USD. Đồng Nai thu hút 97 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 0,989 tỷ USD; thành phố Hồ Chí Minh thu hút 0,236 dự án, tổng vốn đầu tư là 0,9 tỷ USD; Hải phòng thu hút 19 dự án, với tổng số vốn 0,226 tỷ USD. Bảng 2.8 thể hiện sự phân bố vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào các vùng lãnh thổ của Việt Nam. Có thể nói, mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc là tương đối và đồng thuận với mức độ thuận lợi của yếu tố kinh tế – xã hội và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

2.2.2. Những tác động của đầu tư Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam

Kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phát triển lực lượng sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Thời kỳ 1991 -1995 đạt 1,12 tỷ USD, thời kỳ 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, thời kỳ 2001-2006 đạt 28,8 tỷ USD, gấp 2,7 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sau năm 2006, hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài còn tăng mạnh hơn, cùng với nhịp độ tăng chung của xuất khẩu cả nước và hiện chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đặt biệt là có khoảng trên 80% số các cơ sở đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu, nhiều cơ sở xuất khẩu 100%. Đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng

53

kinh tế của Việt Nam. Tỷ trọng đóng góp trong GDP và nguồn thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.

Dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc đã đóng góp đáng kể vào thành tích chung trên đây của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay, có trên 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc đã đi vào sản xuất kinh doanh, 74 dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản và 167 dự án mới được cấp giấy phép đang hoàn tất các thủ tục hành chính. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc đã góp phần giải quyết việc làm và tham gia phát triển nguồn nhân lực cho người lao động ở Việt Nam. Các dự án này đã trực tiếp tạo việc làm cho trên 82.000 người lao động Việt Nam, hàng chục nghìn lao động gián tiếp khác trong xây dựng và cung ứng dịch vụ và một số lượng lao động lớn hơn thế trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Một số lượng đáng kể lao động của Việt Nam đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ đủ để thay thế các chuyên gia nước ngoài.

Cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam rất tích cực tham gia vào hoạt động xuất khẩu và đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực này. Dựa trên số liệu thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của 67 cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc, có thể nhận thấy rằng trong những năm gần đây, cả doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của các cơ sở này đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2005 xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt 1.046 triệu USD chiếm 24,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam; năm 2006 đạt 1.261,4 triệu USD tăng 20,6% so với năm 2005. Nhiều cơ sở, chủ yếu trong ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất giày thể thao, ba lô, túi xách, đế giầy, lụa tơ tằm, đã xuất khẩu 100%. Điển hình trong số này là Công ty TNHH Tae Kwang Vina Industrial (Đồng Nai) với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 113 triệu USD và 2006 là 122,7 triệu USD, Công ty Chang Shin Việt Nam (Đồng Nai) với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là trên 64 triệu USD, năm 2006 là gần 75 triệu USD. Nhiều cơ sở khác, chủ yếu sản xuất linh kiện điện tử, đã đạt tỷ trọng xuất khẩu khá lớn so với tổng doanh thu, như Công ty đèn hình ORION-HANEL năm 2005

54

xuất khẩu 81,4 triệu USD/108 triệu doanh thu, năm 2006 tỷ lệ này là 65,6 triệu USD/99 triệu USD. Nhiều công ty có doanh thu rất nhỏ, chỉ vài triệu USD/năm, nhưng cũng tham gia xuất khẩu 100%, như Công ty sản xuất đế giầy Sung Hyun Vina (Bình Dương), Công ty TNHH Yujin Vina chuyên sản xuất các loại dụng cụ bàn ăn bằng thép ở thành phố Hồ Chí Minh… Có những công ty khác lại chuyên cung cấp hàng hoá cho thị trường nội địa Việt Nam, như Công ty liên doanh sản xuất sợi cáp quang VINA GSC (Hà Nội), Công ty ống thép Việt Nam (Hải Phòng), Công ty liên doanh hoá chất LG VINA (Đồng Nai). Như vậy, có thể thấy các cơ sở có vốn đầu tư của Hàn Quốc đã có những đóng góp quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và của Việt Nam nói chung, đồng thời cũng cung cấp cho thị trường nội địa nhiều mặt hàng mà hiện chúng ta đang phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc hàng năm còn đóng góp vào ngân sách một khoản đáng kể. Tiêu biểu trong những lĩnh vực này là Công ty TNHH Pang Rim Yochang (sản xuất vải, dệt, nhuộm) tại Phú Thọ, nộp ngân sách trung bình hàng năm gần 3 triệu USD, tạo việc làm cho 2000 lao động trực tiếp; Công ty đèn hình ORION - HANEL tại khu công nghiệp Sài Đồng, tạo việc làm cho gần 1200 lao động, xuất khẩu năm 2006 đạt trên 100 triệu USD, nộp ngân sách hàng năm khoảng 1,9 triệu USD.

Trong những năm qua, mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài khác trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt, xung đột nảy sinh giữa chủ (người Hàn Quốc) và thợ (người Việt Nam) trong một số doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Có rất nhiều lý do của tình hình trên, trong đó có sự khác biệt về văn hoá, phong cách ứng xử và thái độ lao động. Mặc dù các sự việc trên đều được giải quyết một cách ổn thoả trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của hai bên. Đặc biệt ở những tỉnh, thành phố ở phía Nam, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc và chính quyền địa phương sở tại đã tổ chức những buổi tập huấn về Bộ luật lao động của Việt Nam cho

55

các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc và những người lao động Việt Nam. Song, những sự kiện đáng tiếc trên cũng đã gây ảnh hưởng đến cả hai phía cần phải được chấn chỉnh kịp thời.

2.2.3 Nhận xét và đánh giá

Cũng như trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 1992 đến nay đã được phát triển với tốc độ rất cao. Dòng vốn từ Hàn Quốc đổ vào ngày càng nhiều, đi kèm với nó là kỹ thuật công nghệ, quản lý… Tuy nhiên, cho đến nay, mối quan hệ này chỉ mới được diễn ra một chiều – chỉ có vốn từ Hàn Quốc chảy sang Việt Nam. Nhưng xét trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay của hai nước, các nhà đầu tư Hàn Quốc có điều kiện và đang được chính phủ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, còn Việt Nam đang cố gắng cải cách nền kinh tế để thu hút ngày càng nhiều hơn dòng vốn và công nghệ từ bên ngoài, trong đó có Hàn Quốc.

Như vậy, giống như trao đổi hàng hoá, trong quan hệ đầu tư song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các bên. Đó chính là nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ này.

So với một số nước khác trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Malayxia, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào nước ta tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và tỷ lệ vốn thực hiện đạt khá cao. Theo số liệu của Cục đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 2006, tổng giá trị vốn đăng ký của các dự án Đài Loan, Singapore và Malayxia đầu tư vào các ngành công, nông và lâm nghiệp của Việt Nam tương ứng là 6,6 tỷ USD, 3,8 tỷ USD và 1,1 tỷ USD, chiếm tương ứng là 89%, 37% và 64% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các số liệu tương ứng của Hàn Quốc là 3,13 tỷ USD và 72,5%. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư đăng ký trong các ngành này của Đài Loan, Singapore, Malayxia và Hàn Quốc tương ứng là 42%, 40%, 68% và 63%. Với kết quả đó, có thể thấy rằng dòng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Có thể nói, giống nhiều nhà đầu tư Châu Á khác, đầu tư của Hàn Quốc được phân bổ vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó sự quan tâm đặc biệt được giành cho các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, da giầy… nhằm mục đích khai thác tốt nhất lợi thế của Việt Nam. Hàn Quốc là nước đầu tư khá nhiều vào ngành

56

công nghiệp nhẹ – 378 dự án với số vốn đăng ký là 1,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với Đài Loan, Singapore và Malayxia, tương ứng chỉ có 832 triệu USD, 229 triệu USD và 198,4 triệu USD. Vì thế, mặc dù tỷ lệ đầu tư, mặc dù tỷ lệ đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư đăng ký vào ngành công nghiệp nhẹ của Hàn Quốc thấp hơn so với các các nước còn lại – 39% so với các số liệu tương ứng là 36,7%, 75% và 52,5%, nước này vẫn luôn là một nhà đầu tư lớn ở Việt Nam trong lĩnh vực này.

Dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã và đang có những đóng góp đáng kể vào hoạt động xuất khẩu của nước ta. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mỗi năm, các cơ sở có vốn đầu tư của Hàn Quốc đã xuất khẩu hàng trăm triệu đô la hàng hoá sang các nước thứ ba và một phần quay trở lại thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn cung cấp cho thị trường Việt Nam nhiều hàng hoá mà đáng ra chúng ta phải nhập khẩu. Với đóng góp này, gánh nặng về một cán cân thương mại thâm hụt quá cao trong quan hệ với Hàn Quốc đối với Việt Nam phần nào được giảm bớt.

Một hạn chế của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam là chúng được phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Đáng tiếc hơn nữa là các nhà đầu tư nước ngoài khác từ Đài Loan, Singapore, Malayxia cũng trong tình trạng tương tự. Ngoài ra, trong một số cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc đã xảy ra xung đột giữa những người chủ sử dụng lao động và những người lao động Việt Nam. Mặc dù, tình hình đã được cải thiện nhiều, song đó cũng đã để lại cho chúng ta bài học lớn rằng cần phải quan tâm hơn đến việc nâng cao hiểu biết lẫn nhau về văn hoá giữa nước nhận và nước đầu tư.

Với những thành công như trên, cộng với sự ủng hộ của chính phủ, sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích trong mối quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, có thể khẳng định rằng hợp tác hai nước trong lĩnh vực đầu tư sẽ tiếp tục được phát triển trong tương lai.‌

2.3. TRAO ĐỔI DU LỊCH VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.

2.3.1. Du lịch

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ kinh tế khá phát triển trong thời gian qua. Trao đổi thương mại dịch vụ giữa hai nước ngày càng

57

tăng cả về qui mô lẫn lĩnh vực hoạt động. Trong các mối quan hệ kinh tế đó, du lịch được xác định như một ngành xuất khẩu tại chỗ đã có những đóng góp tích cực

cho sự phát triển quan hệ kinh tế Việt - Hàn. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho trao đổi du lịch giữa hai nước được phát triển thuận lợi như khá gần nhau, có sự tương đồng về truyền thống văn hoá, lợi ích, nhu cầu giao lưu tìm hiểu lẫn nhau, sự chênh lệch về mức giá hàng hoá, dịch vụ… Từ nhiều năm nay, thị trường du lịch Hàn Quốc đã được xác định là thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi trên thế giới xảy ra nhiều biến động do khủng bố và chiến tranh I rắc, du lịch Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực vào khai thác các thị trường gần và trung bình, cụ thể là đẩy mạnh khai thác các thị trường Đông Bắc Á, trong đó có Hàn Quốc, nhằm bù đắp sự suy giảm khách từ các thị trường truyền thống ở xa như châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù hiện nay, lượng khách du lịch từ Hàn Quốc đến Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, song tiềm năng phát triển du lịch giữa hai nước vẫn chưa được khai thác hết. Trong thực tế, còn có những bất cập làm cản trở trao đổi du lịch. Để đẩy mạnh hơn nữa giữa trao đổi du lịch Việt Nam - Hàn Quốc, cần có những đánh giá đầy đủ hiện trạng, chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân của chúng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch hai nước trong thời gian tới.

Sự phát triển của du lịch Việt Nam là một minh chứng cho sự thành công của chính sâch đổi mới khi mà ngành này đã phần nào bắt nhịp với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực. Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Kinh tế đất nước đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao; văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao đã đạt được nhiều thành tựu. Việt Nam được dư luận thế giới bình chọn là một trong những nước có môi trường đầu tư an toàn, một điểm đến thân thiện và khá hấp dẫn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, hoạt động du lịch được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về phát triển du lịch được chuyển biến rõ rệt. Pháp lệnh du lịch và nhiều quy định khá thông thoáng đã được ban hành góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc

mang tính liên ngành, giúp du lịch phát triển với tốc độ cao. Nhà nước đã đầu tư trực tiếp vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn ngân sách, tạo tiền đề cơ bản cho đầu tư phát triển du lịch. Sự phối, kết hợp giữa du lịch và các bộ, ngành, địa phương chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong du lịch đạt được sự tiến bộ, cả trong hợp tác đa phương và song phương nhằm tranh thủ kinh nghiệm quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI, ODA và khai thác các thị trường khách quốc tế.

Bên cạnh những thuận lợi trên, sự phát triển của du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tình hình chính trị và kinh tế thế giới diễn biến nhanh và phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, khủng bố quốc tế gia tăng, chiến tranh I rắc, dịch SARS, dịch cúm gà là những tác động quốc tế bất lợi đến sự phát triển du lịch Việt Nam. Ở trong nước, hạn hán, lụt lội, cháy rừng xảy ra ở một số nơi, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch. Chi phí đầu vào bị đẩy lên do giá nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước… tăng, khiến cho giá cả dịch vụ du lịch còn cao, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch khu vực. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển du lịch nói chung và trong quan hệ song phương với Hàn Quốc nói riêng.

Bảng 2.9: Các thị trường khách du lịch chính của Việt Nam (1000 lượt người)


STT


2001

2002

2003

2004

2005

2006

1

Trung Quốc

673

724

693

633

752

456

2

Hàn Quốc

75

105

130

323

317

339

3

Mỹ

230

260

219

253

334

322

4

Nhật Bản

153

280

210

238

321

312

5

Đài Loan

200

211

208

240

286

230

6

Australia

68

96

-

161

145

138

7

Campuchia

76

70

84

122

187

135

8

Pháp

86

112

87

86

124

107

9

Thái Lan

32

41

40

71

84

97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 8

Singapore

32

35

37

82

78

81


Tổng cộng

1330

2628

2429

2928

2863

2953

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí