Sự Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Hàn Quốc Trong Lĩnh Vực Hợp Tác Lao Động.

10

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt khoảng 7,8%, trong đó riêng năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,2%. Cùng với sự tăng trưởng chung của lượng khách du lịch, hoạt động du lịch cũng phát triển với tốc độ cao, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2001 có khoảng 75.000 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhanh qua các năm : 2002: 100.000 lượt người, 2003: 130.000; 2004:

323.000; 2005: 317.000; và 2006: 339.000 lượt người.

Kể từ 1/7/2004, Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho các khách Hàn Quốc đến Việt Nam dưới 15 ngày. Điều này đã góp phần khuyến khích khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Khách du lịch Hàn Quốc hiện đứng thứ 5 trong số các thị trường du lịch hàng đầu đến Việt Nam. Từ thị trường tiềm năng, Hàn Quốc đã trở thành thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản làm cho lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tăng nhanh là do sự trao đổi thông tin, liên kết thương mại giữa hai nước được mở rộng, làm cho người Hàn Quốc hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam. Mặt khác, khả năng tiếp cận Việt Nam trở nên dễ dàng hơn nhờ mở đường bay thẳng giữa hai nước.

Mặc dù cho đến nay chưa có những nghiên cứu đánh giá cụ thể, chi tiết về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, nhưng căn cứ vào một số kết quả điều tra thị trường chung cho ngành du lịch Việt Nam hoặc của các tổ chức quốc tế tiến hành trong thời gian vừa qua, có thể thấy mục đích đi du lịch Việt Nam của khách Hàn Quốc được liệt kê theo thứ tự ưu tiên lựa chọn như sau:

Du lịch thăm quan thành phố: Việt Nam là một điểm đến du lịch tương đối mới mẻ đối với nhiều khách du lịch Hàn Quốc. Thông tin về Việt Nam mà họ có được thông thường chỉ là những địa danh nơi đóng quân của quân đội Hàn Quốc trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Vì thế, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam chủ yếu với mục đích thăm quan, ngắm cảnh, tìm hiểu cuộc sống ở những thành phố lớn của Việt Nam. Những thành phố mà khách du lịch thường muốn đến là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tàu biển: Do biết được giá trị nổi bật của tài nguyên du lịch biển của Việt Nam, số khách Hàn Quốc đi du lịch Việt Nam với mục đích nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển hoặc tham gia các chuyến du lịch trên tàu biển qua Việt Nam ngày càng tăng lên.

Du lịch công vụ (bao gồm du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, hội chợ, du lịch văn hoá): Việt Nam hiện là một thị trường giàu tiềm năng đối với việc đầu tư, buôn bán của người Hàn Quốc. Mặt khác, do giữa hai dân tốc có những điểm tương đồng về văn hoá, nên lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, văn hoá Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Du lịch với các mục đích khác: Ngoài những mục đích trên, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam với các mục đích khác có số lượng ít hơn.

Mặc dù số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, nhưng nguồn thu từ thị trường khách du lịch này còn hạn chế. Tuy chưa có điều tra riêng về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Hàn Quốc, nhưng theo quan sát thực tế, nhìn chung khách du lịch Hàn Quốc chi tiêu ở mức trung bình so với khách quốc tế đến Việt Nam. Bình quân họ chi khoảng 500 - 700 USD cho một chuyến du lịch tại Việt Nam, không kể chi phí về vé máy bay quốc tế. Đây là mức chi tiêu thấp so với các nước khác trong khu vực. Khách Hàn Quốc chủ yếu chi cho lưu trú, ăn uống, đi lại tại Việt Nam, chi cho mua sắm hàng hoá và vui chơi giải trí còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm dịch vụ của Việt Nam còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Hàn

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 9

Quốc.

Tuy Hàn Quốc nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào

Việt Nam trong thời gian qua, nhưng trong lĩnh vực du lịch, đầu tư của Hàn Quốc còn hạn chế so với các nước khác. Đến năm 2006, đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam chỉ có 9 dự án, đạt 702,82 triệu USD, chiếm 8,6% trong tổng số vốn FDI vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam. Các dự án đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc gồm Liên doanh khách sạn DAEWOO tại Hà Nội, một số liên doanh lữ hành quốc tế, sân golf, khu vui chơi giải trí, các nhà hàng Hàn Quốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Rõ ràng, Việt Nam cần có chính sách khai thác vốn đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực du lịch, tương xứng với vai trò của thị trường khách du lịch của nước này tại Việt Nam.

Khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc

Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi với các nước, ngày càng có nhiều người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng thanh toán, nên khách du lịch Việt Nam thường chọn những điểm đến có khoảng cách gần và mức giá phù hợp, như Trung Quốc, các nước ASEAN và Hàn Quốc. Theo thống kê của Bộ Văn hoá, Du lịch Hàn Quốc, năm 2006 khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc là 34.574 người, tăng 6,6% so với năm 2001. Con số này tuy còn rất khiêm tốn, song nó cũng chứng tỏ xu hướng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc không ngừng tăng lên.

Khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc chủ yếu với mục đích công vụ, học tập kết hợp thăm quan du lịch. Mức chi tiêu còn hạn chế với độ dài lưu trú trung bình thấp.

Nhìn chung, sự phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch với những thành tựu như đã trình bày ở trên là rất khả quan. Song, thực tế đang tồn tại những hạn chế, thách thức cần sớm được khắc phục. Có thể nêu một số nguyên nhân cơ bản về thực trạng hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua như sau:

Trước hết, Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích, ưu tiên đặc biệt để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư Hàn Quốc vào du lịch Việt Nam. Muốn tăng khả

năng thu hút khách du lịch quốc tế Hàn Quốc, Việt Nam phải tìm cách đáp ứng nhu cầu chính đáng của du khách, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập. Ví dụ, đối với lĩnh vực xuất nhập cảnh, khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam trên 15 ngày vẫn cần phải xin visa, trong khi các nước khác trong khu vực đã áp dụng biện pháp miễn visa đối với khách du lịch Hàn Quốc. Điều này chưa tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam. Mặc dù Hiệp định Du lịch Việt Nam - Hàn Quốc đã được ký từ năm 1998, nhưng đến nay nhiều hoạt động vẫn chưa được triển khai để phát triển du lịch giữa hai nước.

Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, tản mạn, tự phát, thiếu thông tin, đặc biệt thiếu những nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu về thị trường du lịch Hàn Quốc. Do không có sự nghiên cứu cơ bản, cụ thể, nên du lịch Việt Nam chưa nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tâm lý, thị hiếu, sở thích của khách du lịch Hàn Quốc, chưa dự báo được xu hướng phát triển của thị trường này. Chính vì vậy, hiện nay du lịch Việt Nam thiếu những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách du lịch Hàn Quốc.

Hiện nay du lịch Việt Nam thiếu hướng dẫn viên nói tiếng Hàn quốc. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường du lịch này vì phần lớn khách du lịch Hàn Quốc không thông thạo tiếng Anh. Họ chỉ hiểu tiếng Hàn Quốc. Do vậy, muốn thu hút khách du lịch Hàn Quốc thì nhất thiết phải có đủ đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Hàn Quốc.

Nhìn chung, chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn thấp so với các nước khác trong khu vực, trong khi khách du lịch Hàn Quốc ngày càng đòi hỏi khá cao về chất lượng phục vụ. Thực tế cho thấy du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được tốt các nhau cầu của khách du lịch Hàn Quốc, còn có một bộ phận khách chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ của du lịch Việt Nam. Hầu hết các khu du lịch, điểm du lịch được khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo một cách bài bản, có chất lượng. Tình trạng mất trật tự, mỹ quan, đeo bám khách du lịch ở các điểm tham quan làm phiền lòng du khách, giảm đáng kể chất lượng dịch vụ du lịch.

Điểm hạn chế cơ bản của sản phẩm du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực là thiếu các hàng hoá lưu niệm và dịch vụ vui chơi giải trí. Khách du lịch Hàn Quốc khi đi du lịch thường chi nhiều tiền cho mua sắm hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ vui chơi giải trí như casino, chơi golf … Du lịch là ngành thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm hàng hoá, dịch vụ của du khách thường chiếm 30-50% tổng chi phí của chuyến du lịch. Ở Việt Nam, tỷ lệ này mới khoảng 10%. đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho du lịch

Việt Nam chưa thu hút được nhiều khách du lịch Hàn Quốc, so với các nước khác trong khu vực. Việc kết hợp giữa du lịch với ngành thương mại, văn hoá, hải quan trong việc tổ chức khôi phục các làng nghề, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm; trong việc giới thiệu, chào bán sản phẩm, cho phép xuất khẩu; trong công tác kiểm tra hàng hoá (chống buôn lậu, chống buôn bán đồ cổ…) chưa được tốt, nên chưa khuyến khích được khách du lịch mua hàng, chưa tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.

Chi phí cho một chuyến đi du lịch của khách Hàn Quốc ở Việt Nam còn cao hơn một số nước. Điều này cho thấy giá cả dịch vụ du lịch của Việt Nam chưa cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Trong khi đó, giá cả là một trong những yếu tố cơ bản để khách du lịch cân nhắc, lựa chọn các điểm đến của chuyến du lịch.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hàn Quốc bước đầu đã được tiến hành, nhưng qui mô còn hạn chế, hiệu quả không cao. Chưa có nhiều ấn phẩm có ấn tượng quảng bá về du lịch Việt Nam bằng tiếng Hàn Quốc. Hoạt động tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp còn phân tán, bị động, thiếu tính chuyên nghiệp. Mặc dù đã được xác định là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc để thực hiện công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch.

Rõ ràng cơ hội cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch còn đang ở phía trước. Ngoài những cơ hội chung cho sự phát triển các

quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc như tăng trưởng kinh tế khá cao, ổn định chính trị, tăng cường ngoại giao, tăng cường đầu tư, mở rộng giao lưu văn hoá, còn có một số cơ hội đặc thù cho sự phát triển quan hệ du lịch song phương giữa hai nước. Đó là:

Thứ nhất là, với 48,85 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường du lịch có nhiều tiềm năng đối với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với mức GDP bình quân đầu người tương đối cao so với các nước trong khu vực, đạt khoảng 20.500 USD/ năm, cho phép nhiều người Hàn Quốc đi du lịch ra nước ngoài hàng năm. Theo thống kê của Bộ Văn hoá - Du lịch Hàn Quốc, năm 2006 có 9.084.476 người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài, trong đó 60% đến các nước Châu Á. Khách du lịch Hàn Quốc thường ưa thích các chuyến du lịch tầm ngắn và trung bình hơn những chuyến du lịch tầm xa đến châu Âu hoặc châu Mỹ. Chính vì vậy, số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Nhật Bản và Trung Quốc chiếm gần 2/3 tổng số khách du lịch Hàn Quốc ra nước ngoài. Xu hướng này càng được củng cố trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều phức tạp thời gian vừa qua. Việt Nam ở khoảng cách tương đối gần với Hàn Quốc, do vậy có điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường này. Hơn 43,5% số khách du lịch Hàn Quốc ra nước ngoài có mục đích thăm quan. Số khách du lịch là nam giới nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ tương ứng là 59/41, nhưng xu hướng khách du lịch Hàn Quốc là nữ giới ngày càng tăng nhanh.

Theo số liệu thống kê của Ban thư ký ASEAN, năm 2006 có 2.458.759 khách du lịch Hàn Quốc đến các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chỉ đón được 339.276 khách, chiếm khoảng 13,8%. Trong khi đó, năm 2006 Thái Lan đã đón được 716.580 khách du lịch Hàn Quốc. Như vậy, cơ hội để Việt Nam cạnh tranh chiếm lĩnh thêm thị phần khách du lịch Hàn Quốc là rất lớn, nếu có các biện pháp tích cực thu hút khách.

Thứ hai, nguồn tài nguyên du lịch của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn, chưa được khám phá hết đối với khách du lịch Hàn Quốc. Với tài nguyên nhiên thiên nhiên trải rộng trên nhiều địa hình - biển, rừng, sống, hồ, đồi núi, các giá trị văn hoá đặc sắc, mang đậm tính truyền thống, lịch sử từ lâu đời,

Việt Nam đang nổi lên như một điểm du lịch mới, có sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới, trong đó có khách du lịch Hàn Quốc. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một vùng đất còn khá mới lạ đối với nhiều người. Điều này đã gây sự tò mò, thích thú được khám phá của khách du lịch. Theo kết quả một số nghiên cứu thị trường, mục đích chủ yếu của khách du lịch Hàn Quốc thường nhằm: tham quan (chiếm 43,5% trong tổng số khách đi du lịch), thương mại (chiếm 6,6%), công vụ (chiếm 16,4%), nghiên cứu, học tập (chiếm 9,3%). Việt Nam có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch để thoả mãn theo cơ cấu nhu cầu nêu trên.

Thứ ba, Việt Nam đang được công nhận là điểm đến thân thiện và an toàn trong khu vực. Đây có thể coi là một cơ hội rất lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là thị trường du lịch Hàn Quốc. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, rất mất ổn định ở nhiều quốc gia và khu vực đã dẫn đến tâm lý lo ngại cho khách du lịch. Do vậy, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng, đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn đối với các đối tượng khách du lịch. Thực tế cho thấy sau một loạt các vụ khủng bố xảy ra tại các nước trong khu vực thì khách du lịch tới các nước này đều giảm đi, trong khi đó khách du lịch Hàn Quốc lại tăng mạnh tại Việt Nam.

Thứ tư, khả năng thanh toán của khách du lịch Hàn Quốc tương đối cao so với các thị trường khác. Trung bình một khách du lịch Hàn Quốc tiêu 1.786 USD cho một chuyến du lịch, không kể chi phí cho vận chuyển quốc tế. Do vậy, cơ hội để du lịch Việt Nam tăng nguồn thu từ khai thác thị trường khách du lịch Hàn Quốc là rất lớn.

Thứ năm, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã xác định Hàn Quốc là một trong những thị trường du lịch trọng điểm. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của thị trường Hàn Quốc, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã kiến nghị với chính phủ cho phép miễn thị thực nhập cảnh đối với khách du lịch Hàn Quốc. Đây là cơ hội tạo sự đột biến về số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam trong thời gian tới.

Và thứ sáu, mối quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc được mở rộng là cơ hội tốt để du lịch phát triển. Do số lượng các dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên, nên số khách Hàn Quốc đến Việt Nam vì mục đích tìm hiểu thị

66

trường, buôn bán, làm ăn ngày càng tăng lên.

Những thách thức sẽ phải đối mặt

Phát triển du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới đứng trước một số thách thức chủ yếu sau:

Thứ nhất, tình hình thế giới có nhiều bất ổn, không lường trước được do chiến tranh cục bộ, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai xảy ra liên tiếp, tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch, làm giảm nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Hàn Quốc. Hoạt động du lịch rất nhạy cảm trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực. Do vậy, sự thành công của phát triển du lịch phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khó có thể kiểm soát được.

Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc, đặc biệt là chất lượng hàng hoá, dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, cạnh tranh du lịch ngày càng quyết liệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá được đẩy mạnh. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn kém hơn so với các nước trong khu vực. Các nước này đã áp dụng nhiều chính sách có hiệu quả để tăng thị phần từ thị trường khách du lịch Hàn Quốc.

Thứ tư, tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam tuy phong phú, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch Hàn Quốc, song đang bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý. Nếu không biết cách bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo thì du lịch Việt Nam sẽ đánh mất tính hấp dẫn của mình, khó có thể thu hút được khách du lịch.

Và thứ năm, bản thân những yếu kém của du lịch Việt Nam như xuất phát điểm thấp hơn so với các nước trong khu vực, trình độ quản lý, kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển… cũng là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển thị trường khách du lịch Hàn Quốc.

2.3.2. Sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực hợp tác lao động.

Hợp tác lao động là một nội dung quan trọng trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua. Để làm rõ mối quan hệ này cần tìm hiểu đặc điểm

67

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022