Nghiên Cứu Lý Thuyết Các Bên Liên Quan (Stakeholder Theory)


2.4. Nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan có nguồn gốc từ kinh doanh, quản lý và được áp dụng trong phát triển điểm đến du lịch (Sautter và Leisen, 1999). Lý thuyết dựa vào giả định rằng tổ chức có mối quan hệ với các cá nhân và các nhóm chủ thể khác nhau. Lý thuyết các bên liên quan xem xét một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có các yếu tố đầu vào hoặc sự tham gia của các bên liên quan. Doanh nghiệp nên giải quyết những lợi ích của tất cả các bên liên quan chứ không đơn thuần là lợi ích của riêng họ (Freeman, 1984, tr.46 - được trích trong Byrd, 2007). Mitchell và cộng sự (1997) đã chỉ ra tầm quan trọng của các bên liên quan được xác định bằng một, hai hoặc cả ba thuộc tính sau là quyền lực, tính hợp pháp và tính cấp bách. Điều này giúp các nhà quản lý nhìn toàn diện hơn về các bên liên quan và đưa ra các quyết định phù hợp với mong đợi của họ. Donaldson và Preston (1995); Byrd (2007) đã giả định rằng các bên liên quan có quyền tham gia nếu họ có lợi ích trong tổ chức và không cần tham gia công bằng trong quá trình ra quyết định và lợi ích cần được xác định và được hiểu. Donaldson và Preston (1995) đã phát triển lý thuyết các bên liên quan tập trung vào ba khía cạnh: 1) Tiếp cận mô tả: dùng để mô tả đặc điểm và mô tả hành vi của tổ chức vì vậy nó được dùng để xem xét cách các nhà quản lý cư xử với các bên liên quan, hành động và vai trò của họ; 2) Tiếp cận công cụ: thiết lập một khuôn khổ để kiểm tra các mối quan hệ và quản lý các bên liên quan; 3) Tiếp cận quy phạm: là cách tiếp cận cốt lõi của lý thuyết. Cách tiếp cận này dùng để giải thích chức năng của doanh nghiệp, bao gồm xác định các chỉ dẫn về nghĩa vụ đạo đức của nhà quản lý đối với các bên, vai trò của hợp tác và tất cả các bên đều có quyền tham gia nếu họ có lợi ích trong tổ chức. Nếu các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ là cân bằng tối ưu lợi ích giữa họ bởi vì đây điều này thuộc chuẩn mức đạo đức. Do đó, lý thuyết các bên liên quan nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác và đối tác để đạt mục tiêu chung. Và vì thế, việc xác định các bên liên quan rất cần thiết cho hợp tác và đối tác trong PTDL (Sautter và Leisen, 1999; Jamal và Getz, 2000). Như vậy, hai khía cạnh đầu tiên xác định các bên liên quan, lợi ích của họ và mối quan hệ giữa tổ chức với các bên, khía cạnh còn lại tập trung vào trao đổi giữa các bên liên quan (Byrd, 2003, tr.38). Một phương pháp chung để quản lý các bên và lợi ích của họ là thông qua bản đồ các bên liên quan. Bản đồ là công cụ phân tích giúp quản lý mối quan hệ giữa các bên (Markwick, 2000). Theo đó, bản đồ được Markwick (2000) sử dụng để xác định các nhóm bên liên quan dựa vào vị thế quyền lực và lợi ích.

Nhiều nghiên cứu đã ứng dụng lý thuyết các bên liên quan như một công cụ quản lý tại một điểm đến du lịch (Getz và Jamal, 1994; Robson và Robson, 1996; Sautter và Leisen, 1999; Yuksel và cộng sự, 1999). Theo Byrd (2003, tr.37) thì ý tưởng đầu tiên của lý thuyết các bên liên quan tập trung vào quản lý các bên liên quan. Theo đó, lý thuyết tập trung vào


lợi ích của các bên liên quan, quyết định quản lý, phát triển chính sách và dựa trên vị thế quyền lực của các bên liên quan và tầm ảnh hưởng của quyền lực. Đây là cơ sở quan trọng để duy trì sự tương tác giữa các bên liên quan. Ý tưởng thứ hai của lý thuyết các bên liên quan là xem xét vấn đề hợp tác và được dựa trên tiếp cận quy phạm. Thông qua lợi ích đạt được, quan hệ hợp tác và đối tác sẽ được thúc đẩy. Vì vậy hiểu được bản chất của quan hệ hợp tác sẽ giúp quản lý các bên liên quan, thuận lợi để HTCBLQ và là cơ sở cho PTBV. Theo Timur và Getz (2008) thì hợp tác và sự tham gia của các bên liên quan rất quan trọng cho PTDLBV, trong đó, mỗi bên liên quan du lịch có những thuộc tính khác nhau (công việc, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm), sự quan tâm, thái độ và giá trị khác nhau có thể ảnh hưởng vào xây dựng hợp tác, cho phép các bên được tham gia trong quá trình ra quyết định thúc đẩy hợp tác và đối tác hiệu quả giữa họ. Chính vì thế hợp tác có thể tổng hợp được các nguồn lực cho PTDLBV.

Lý thuyết các bên liên quan được áp dụng trong nghiên cứu này để:

- Xác định các bên liên quan và vai trò của họ trong lĩnh vực DLNT. Xác định các bên, lợi ích và sự tham gia của họ là bước cơ bản xác định đối tác và hợp tác trong du lịch đồng thời sẽ cải thiện việc quản lý các bên liên quan và dễ dàng hình thành hợp tác giữa họ (Hardy và Beeton, 2001; Byrd, 2007; Li, 2013; Waligo và cộng sự, 2013; Wondirad và cộng sự, 2020). Sheehan và Richie (2005) đã ứng dụng lý thuyết các bên liên quan để xác định các bên liên quan tại các tổ chức quản lý điểm đến. Theo đó, các bên được chia thành các bên chủ chốt và các bên thứ yếu. Các bên chủ chốt thuộc lĩnh vực khách sạn, chính quyền cấp thành phố, chính quyền cấp vùng, ban giám đốc có ảnh hưởng cao đến tổ chức quản lý điểm đến. Trong khi đó, các bên thứ yếu có mức độ ảnh hưởng vừa phải. Bên cạnh đó Sheehan và Richie (2005) và Maiden (2008) cũng cho rằng các bên liên quan được nhận diện thông qua mối quan hệ chính thức hoặc hợp đồng. Các bên thứ yếu không ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, nhưng họ có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo Clarkson (1995) các bên thứ yếu có thể là các nhóm truyền thông hoặc các nhóm lợi ích và có thể là thách thức hoặc lợi ích đối với doanh nghiệp. Sautter và Leisen (1999) cũng xác định các bên dựa trên cơ sở có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng ngành công nghiệp du lịch. Một số nghiên cứu cũng phân chia các bên thành nhóm các bên thuộc khu vực công, tư và CĐĐP (Yodsuwan, 2010). Thêm vào đó, Waligo và cộng sự (2013) đã chỉ ra các bên tham gia trong sáng kiến PTDLBV chỉ khi họ có hiểu biết và nhận thức về ý nghĩa của PTDLBV. Vì vậy, áp dụng lý thuyết các bên liên quan để xác định các bên liên quan là cơ sở quan trọng để hình thành và thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLBV.

- Xác định và giải thích các nhân tố thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLNT. Dredge (2006) đã khám phá quan hệ giữa CQĐP và ngành công nghiệp để thảo luận về vai trò của


mạng lưới hợp tác trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế xây dựng đối tác công-tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể về các lĩnh vực như bán hàng, cung cấp, thông tin, phát triển và tiếp cận với các công ty khác trong mạng lưới liên kết các DNDL vừa và nhỏ để khắc phục những bất lợi về quy mô của doanh nghiệp (Bieger và Laesser, 2004; Ford và Redwood, 2005). Điều này giúp các DNDL tích cực tạo ra và nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững (Lemmetyinen và Go, 2009). Ramayah và cộng sự (2011) khi nghiên cứu tại đảo Penang đã chỉ ra nhân tố giao tiếp và niềm tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác giữa các công ty lữ hành và nhân tố niềm tin tác động gián tiếp đến quan hệ hợp tác. Sautter và Leisen (1999) nhận thấy rằng khi có sự đồng thuận giữa các bên thì lợi ích tăng lên và hợp tác sẽ được thúc đẩy. Trong quá trình tương tác có sự mất cân bằng về quyền lực đã ảnh hưởng đến sự tham gia và giao tiếp của các bên liên quan (Aas và cộng sự, 2005), do đó mục tiêu của hợp tác là cân bằng quyền lực giữa các bên liên quan (Tosun, 2000). Dựa trên các nghiên cứu này giúp xác định được một số nhân tố như lợi ích, giao tiếp, sự phụ thuộc lẫn nhau, niềm tin, quyền lực có ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ trong PTDL.

- Xác định và giải thích các nhân tố cản trở HTCBLQ trong PTDLNT. Sheehan và Richie (2005) đã ứng dụng lý thuyết các bên liên quan và chỉ ra giao tiếp hạn chế, chỉ xem xét một hoặc một vài lợi ích của các chủ thể, không tham gia trong quá trình ra quyết định sẽ dẫn tới thất bại chiến lược. Theo Jamal và Getz (2000) thì thách thức quan trọng nhất để đạt được hợp tác là xây dựng niềm tin giữa các bên và nhận thức được sự chia sẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra những hạn chế về nguồn lực, mục tiêu không được rõ ràng và thiếu sự đồng thuận, quỹ hoạt động, chia sẻ thông tin, giao tiếp, lãnh đạo nhóm, thiếu niềm tin, hạn chế cam kết, bỏ qua những đối tác quan trọng, thiếu sự theo dõi giám sát, sử dụng nguồn lực không hiệu quả, đặc điểm văn hóa cộng đồng là những yếu tố cản trở quá trình hợp tác (Tosun, 2000, Ladkin và Bertramini 2002, Aas, Ladkin và cộng sự, 2005, Fyall, Garrod và cộng sự, 2012). Freeman và cộng sự (2010, tr.118) đã đề cập đến sự bền vững gắn với quản lý chiến lược, môi trường chiến lược và được tích hợp trong quản lý các bên liên quan. Hạn chế của lý thuyết các bên liên quan là tổ chức phải cân bằng lợi ích giữa các bên. Đây là vấn đề khó dung hòa do lợi ích nên các bên thường dễ xung đột nhau và dễ dẫn đến phá vỡ hợp tác. Đồng thời Freeman và cộng sự (2010) nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan đã chỉ ra để PTBV thì cần quản lý nguồn lực tự nhiên và mối quan hệ, tìm ra mạng lưới phù hợp, và phải làm cho mọi người có thể làm việc cùng nhau để tạo ra giá trị (Freeman và cộng sự, 2010, tr.215). Một số nhà nghiên cứu sau này thừa nhận sự tham gia của người dân trong PTDL là cần thiết do lợi ích họ nhận được không đầy đủ và những hậu quả tiêu cực họ phải giải quyết (Byrd, 2003; Yodsuwan, 2010). Robson và Robson (1996) cũng đã chỉ ra cần phải đưa hợp tác vào công tác quy hoạch du lịch để cân bằng lợi ích xã hội và lợi ích môi trường, các bên


cần tham gia vào suốt quá trình ra quyết định. Ioannides (1995) cũng cho rằng thiếu sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hợp tác và sự tham gia cho PTDLBV. Nghiên cứu gần đây của Thaithong (2016) về cụm và mạng lưới hợp tác du lịch tại đảo Samui, Thái Lan đã cho thấy sự kết hợp của ba lý thuyết, gồm lý thuyết các bên liên quan; tiếp cận mạng lưới và cụm du lịch. Kết quả cho thấy thiếu sự kết nối và các bên tham gia, các thách thức trong quá trình làm việc cùng nhau là thiếu niềm tin, thiếu thời gian và sự cam kết, sự căng thẳng giữa các bên bên trong và bên ngoài cộng đồng. Thách thức đối với PTDLBV tại đảo Samui là thiếu sự hỗ trợ về nguồn vốn, tham nhũng, CQĐP chưa cấp phép chứng nhận PTBV và PTDL không được kiểm soát. Nghiên cứu của Wondirad và cộng sự (2020) đã ứng dụng lý thuyết các bên liên quan để nghiên cứu về hợp tác trong PTDL sinh thái ở miền Nam Ethiopia. Kết quả đã chỉ ra các nhân tố hạn chế HTCBLQ trong PTDL sinh thái gồm quản trị du lịch kém hiệu quả; nhận thức về hợp tác không đầy đủ; văn hóa hợp tác; nguồn lực hạn chế; thiếu niềm tin và hiểu biết lẫn nhau; thiếu thỏa luận và giao tiếp; quy mô khu vực hạn chế du lịch sinh thái; CĐĐP ít quan tâm và doanh nghiệp du lịch sinh thái quy mô nhỏ; cạnh tranh không lành mạnh, quyền lực chi phối và xung đột sắc tộc.

2.5. Đề xuất khung nghiên cứu lý thuyết

Tiếp cận lý thuyết các bên liên quan để xác định được bản chất của quan hệ HTCBLQ và đóng góp của hợp tác cho PTDLBV, đặc biệt trong bối cảnh PTDL vùng Tây Nguyên. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ HTCBLQ và những vấn đề về hợp tác cho PTDLBV (Jamal và Getz, 1995; Bramwell và Lane, 1999; Yodsuwan, 2010; Fatimath, 2015; Wondirad và cộng sự, 2020), tuy nhiên những nghiên cứu về quan hệ hợp tác trong bối cảnh du lịch nhất định củng cố cho PTDLBV vẫn còn rất ít ỏi (Thaithong, 2016). Do đó, nghiên cứu này điền vào khoảng trống nghiên cứu về xác định bản chất của HTCBLQ và đóng góp của hợp tác cho PTDLNT bền vững trong một bối cảnh mới.

Ứng dụng lý thuyết giúp xác định được bản chất HTCBLQ thông qua nghiên cứu về các bên liên quan tại một điểm đến du lịch. Vì vậy nghiên cứu này xem xét vấn đề để đạt được mục tiêu bền vững, cần phải xác định các bên phù hợp, mối quan hệ giữa họ và những đóng góp của hợp tác đối với PTDLNT theo hướng bền vững. Lý thuyết các bên liên quan giúp xác định các bên liên quan, những nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa họ và xác định đóng góp của hợp tác giữa họ cho PTDLBV.

Dựa vào tất cả những phân tích trên, mô hình lý thuyết về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững được đề nghị như sau:


Các nhân tố thúc đẩy (niềm tin, lợi ích, cam kết, thông tin và giao tiếp, sự phụ thuộc lẫn

nhau, quyền lực, có đi có lại)

Các bên liên quan

Hợp tác giữa các bên liên

quan

PTDLNT theo hướng bền vững

- Kinh tế,

- Văn hóa - xã hội,

- Môi trường

Các nhân tố cản trở (hạn chế nguồn lực, thời gian, thiếu đồng thuận, thông tin và giao tiếp, khả năng lãnh đạo, cam kết, đối tác không phù hợp, thiếu niềm tin, văn hóa của cộng đồng, cân bằng lợi ích)

Hình 2.2: Khung nghiên cứu đề xuất


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tập trung vào nghiên cứu ba vấn đề chính. Đầu tiên chương này đã tổng quan nghiên cứu về DLNT, tính bền vững của PTDLNT và HTCBLQ. Qua tổng quan nghiên cứu đã xác định được khoảng trống nghiên cứu của đề tài làm căn cứ quan trọng cho nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài. Do đó, kế tiếp nội dung này, cơ sở lý thuyết về DLNT (khái niệm, đặc điểm và phân loại) đã được làm rõ. Trên cơ sở nghiên cứu về DLNT, tác giả đã đề xuất khái niệm về DLNT dựa trên cách tiếp cận chú trọng đến lợi ích các bên liên quan. Thứ hai, tác giả đã tập trung vào cơ sở lý thuyết về HTCBLQ (khái niệm, động cơ, cơ chế hợp tác,...) và HTCBLQ cho PTDLNT bền vững. Cuối cùng, nội dung chương 2 đề xuất nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan được ứng dụng để xác định bản chất HTCBLQ trong PTDLNT bền vững thông qua đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở quan trọng cho các nội dung nghiên cứu của luận án ở các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)

Theo Yin (2011, tr.307), nghiên cứu trường hợp (Case study) là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc nhiều bối cảnh cụ thể. Trong đó, nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu cả dữ liệu định tính hoặc định lượng để nhận thức đầy đủ được hiện tượng hoặc vấn đề nghiên cứu (Baxter and Jack 2008). Nghiên cứu trường hợp đã được áp dụng cho nghiên cứu về du lịch và thực nghiệm (Timur, 2005; Maiden, 2008; Thaithong, 2016). Sử dụng nghiên cứu trường hợp cho phép khám phá bản chất quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu định tính được sử dụng cho nghiên cứu trường hợp là phù hợp.

Lý do chọn nghiên cứu trường hợp: Tiếp cận nghiên cứu trường hợp được sử dụng để nghiên cứu mô tả, thăm dò hoặc giải thích và phù hợp với câu hỏi ―như thế nào‖ và ―tại sao‖, các câu hỏi mang tính khám phá. Tiếp cận này thích hợp để khám phá bối cảnh tại vùng nông thôn. Nghiên cứu các trường hợp điển hình giúp hiểu được quan điểm của các bên liên quan về HTCBLQ có thể đóng góp tới PTDLNT bền vững, từ đó là cơ sở quan trọng để so sánh, phân tích đánh giá thực trạng và thúc đẩy PTDLNT theo hướng bền vững.

Nghiên cứu trường hợp

Các bước nghiên cứu trường hợp được mô tả như sau:



Thiết kế nghiên cứu


Lựa chọn nghiên cứu: 02 địa bàn


Quy trình/Thủ tục nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết các bên liên quan



Trường hợp 1: Thu thâp dữ liệu


Phân tích dữ liệu


Trường hợp 2: Thu thâp dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Kết quả và kết luận

Tổng hợp và so sánh dữ liệu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Lý do chọn hai huyện để nghiên cứu trường hợp: Theo Baxter và Jack (2008) thì chọn lựa nhiều trường hợp cho phép nhà nghiên cứu khám phá sự khác nhau bên trong và giữa các trường hợp. Đồng thời, lý do để chọn hai địa bàn là hai huyện vì đây là hai huyện điển hình đối với mục đích của nghiên cứu (Yin, 2011). Để có cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu, tác giả đã gặp các bên liên quan tại địa phương như đại diện cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, các hướng dẫn viên du lịch, DNDL, người dân để nắm bắt được mức độ PTDL tại các huyện và thông tin ban đầu về các nhóm hợp tác, đối tác thông qua các câu hỏi để phỏng vấn như sau: 1) Anh chị thấy xã, huyện nào PTDL nhất?; 2) Ở đó du lịch có gì đặc biệt? 3) Các dịch vụ du lịch ở đó có đa dạng không, khách du lịch có nhiều không? 4) Người dân tham gia như thế nào? 5) Có hình thức hợp tác hoặc dự án nào diễn ra ở đó không?. Sau khi thu thập được thông tin, kết hợp điền dã tại một số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng, thông tin thu thập được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Lý do chọn địa bàn nghiên cứu


Địa bàn

Đặc điểm

Chọn/không chọn


Xã Xuân Trường, thuộc Đà Lạt

Vùng đất của cà phê, rau củ quả, hoa,… gắn với nông nghiệp công nghệ cao. Có dự án hỗ trợ người dân trồng và sản xuất cà phê sạch Fair trade. Cách TP.Đà Lạt 20km.

Không chọn vì số lượng hộ tham gia du lịch rất ít, phân tán, chỉ chú trọng đến sản xuất, mặc dù tiềm năng của khu vực cho PTDL lớn.


Huyện Đơn Dương

Tài nguyên du lịch phong phú (làng nghề bánh tráng, nông nghiệp công nghệ cao - Phúc bồn tử, rau, hoa,…). Khoảng cách giữa các điểm tham quan xa nhau. Cách TP.Đà

Lạt 40km.


Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa phát triển.


Huyện Đức Trọng

Du lịch thác nước, làng nghề, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, cách TP. Đà Lạt 30km. Là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt

Không chọn vì các điểm du lịch phân tán nhỏ lẻ, tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm

năng, chưa phát triển.


Huyện Di Linh

Vùng đất của trà và cà phê, du lịch thiên nhiên, cách TP.Đà Lạt 70km.

Không chọn vì tài nguyên du lịch cơ bản đang ở dạng tiềm

năng, chưa phát triển.


Huyện Lạc Dương

PTDLCĐ được trên 15 năm. Du lịch nông nghiệp công nghệ cao (rau, hoa, dâu,…), du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thị trấn Lạc Dương cách TP.Đà Lạt 8km, là điểm đến vệ tinh của TP. Đà Lạt. Dự án JICA, WWF, các nhóm du lịch cộng đồng

hoạt động.


Chọn vì có nhiều nhóm cộng đồng hợp tác PTDL. Có nhiều bên tham gia hợp tác để PTDL Nhiều loại hình du lịch đang được khai thác phát triển.

Huyện Lâm Hà

Huyện Lâm Hà có 2 thị trấn:

Thị trấn Đinh Văn: Du lịch dưới dạng tiềm năng.

Chọn vì:

Tại thị trấn Nam Ban đã khai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lâm Đồng - 7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023