Xây Dựng Và Chấn Chỉnh Lực Lượng Vũ Trang Nam Bộ


Thực hiện chủ trương của Hội nghị, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và các Đảng bộ địa phương, nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng bố trí trận địa chiến đấu cản địch khắp nơi.

Ngày 20-11-1945, Xứ ủy họp tại Đức Hòa, gồm có: Bùi Công Trừng, Trần Ngọc Danh, Đào Văn Trường, Nguyễn Bình, Vũ Văn Đức và sự tham dự của đồng chí Hoàng Quốc Việt. Hội nghị quyết định chia Nam Bộ thành 3 khu quân sự: Khu miền Đông do Nguyễn Bình phụ trách; Khu Trung Giang do Đào Văn Trường phụ trách; Khu Hậu Giang do Vũ Văn Đức phụ trách.

Sau 2 tháng Nam Bộ chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ quân sự ở Nam Bộ là “phải cắt đứt đường dây liên lạc giữa các thành phố đã lọt vào tay địch, phong tỏa những thành phố ấy về kinh tế, bao vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự” [62, tr.31].

Sau khi nhận được Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ về việc chia Nam Bộ thành 3 chiến khu, ngày 10- 12-1945, Xứ ủy tổ chức Hội nghị mở rộng ở Bình Hòa Nam (Đức Huệ, Chợ Lớn) bàn biện pháp triển khai chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ. Hội nghị quyết định giải thể Ủy ban kháng chiến Nam Bộ; phân công cán bộ tham gia các Bộ Chỉ huy Chiến khu (Gọi tắt là Khu bộ). Theo đó, các chiến khu bước đầu được hình thành: Chiến khu 7 gồm: thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn và 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn). Chiến khu 8: Gồm 5 tỉnh miền Trung Nam Bộ (Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tra, Sa Đéc). Chiến khu 9: Gồm 9 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên) [92, tr. 253].

Các chiến khu hình thành cũng là lúc quân Pháp mở rộng đánh chiếm, tiến hành các cuộc càn quét, bình định. Đến tháng 2 -1946, chỉ còn vùng Đồng Tháp Mười (thuộc quận Mộc Hóa, tỉnh Tân An), vùng Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre),


Vùng U Minh (thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá) do địa thế hiểm trở, vẫn còn là vùng tự do của ta [16, tr.17].

Trước sức tấn công của kẻ thù, các cơ quan Đảng, chính quyền, quân sự ở Nam Bộ đã di chuyển về nông thôn, xây dựng các căn cứ đứng chân lãnh đạo kháng chiến. Từ cuối năm 1945, những căn cứ như An Phú Đông (Gia Định), Rừng Sác (Đông Nam thành phố Sài Gòn), Tân Uyên (mật danh là Chiến khu Đ, Biên Hòa), Vườn Thơm-Bà Vụ (Chợ Lớn), Đông Thành (gồm 5 xã hữu ngạn Vàm Cỏ Đông thuộc Đức Hòa của tỉnh Chợ Lớn và phần Bắc Thủ Thừa của Tân An), Đồng Tháp Mười ....lần lượt ra đời, trở thành địa bàn của nhiều cơ quan lãnh đạo kháng chiến, lực lượng vũ trang. Có thể nói, sự hình thành của mạng lưới căn cứ địa ngay trong năm đầu kháng chiến đã tạo điều kiện để các cơ quan lãnh đạo kháng chiến có nơi đứng chân ổn định, vượt qua thời kỳ gian khó nhất để lãnh đạo cuộc kháng chiến diễn ra ngày càng ác liệt.

Do chiến sự lan rộng, một số xứ ủy viên được phân công tham gia Ban chỉ huy các chiến khu, số phân tán trong các địa phương, một số vấn đề nội bộ chưa được giải quyết, nên từ sau Hội nghị ngày 10-12-1945, Xứ ủy Nam Bộ không có điều kiện làm việc tập trung, gặp nhiều khó khăn trong lãnh đạo phong trào kháng chiến, sự chỉ đạo xuống các địa phương bị đình trệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Trong bối cảnh đó, một số lãnh đạo chủ chốt đã phát huy tinh thần chủ động, thực hiện vai trò và nhiệm vụ được phân công. Bí thứ Xứ ủy Lê Duẩn về hoạt động trong căn cứ Đồng Tháp Mười. Tháng 3-1946, Bí thư Xứ ủy chỉ thị Trần Văn Trà, Ủy viên chính trị Giải phóng quân Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa về Đồng Tháp Mười thống nhất lực lượng, kiện toàn Khu bộ Khu 8, lấy Mộc Hóa đóng Sở Chỉ huy, chuẩn bị đất đứng chân cho cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Cũng trong tháng 3-1946, đồng chí Lê Duẩn lên đường ra Bắc.

Ngoài những hoạt động của một số cán bộ trên đây, từ tháng 3-1946, Xứ ủy Nam Bộ không thực hiện được vai trò lãnh đạo. Với việc Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn và một số cán bộ chủ chốt ra Bắc, trên thực tế, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ chỉ

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 5


còn danh nghĩa. Sau này, Xứ ủy chính thức nhận định: lúc đó, “Xứ ủy Nam Bộ phân tán không đủ sức lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, nên ở nhiều địa phương trong cuộc kháng chiến trở thành tự động” [77, tr.110]. Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn viết: “Thường vụ Xứ ủy vì thiếu người, vì đau ốm không đảm nhiệm được đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến toàn quốc” [58, tr.6].

Từ tháng 3 đến tháng 10 -1946, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ tiến hành theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy, dưới sự điều hành chủ yếu của Uỷ Ban kháng chiến miền Nam, Ban chỉ huy các chiến khu, của các cấp ủy Đảng địa phương và Uỷ ban cải tổ Đảng bộ Nam Bộ. Sự chỉ huy, điều hành kháng chiến ở Nam Bộ thời gian này dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ, đồng thời có sự tiếp nối và phát huy những chủ trương Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra trong những ngày đầu kháng chiến.

Tháng 10-1946, Xứ ủy lâm thời được tổ chức lại. Ngay sau khi lập lại, bên cạnh việc tập trung vào công tác xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, tại Hội nghị tháng 11-1946, Xứ ủy quyết định củng cố các khu kháng chiến, xây dựng căn cứ địa trong các vùng nông thôn, căn cứ ven đô, những nơi chính quyền cách mạng kiểm soát. Thực hiện chủ trương đó, trong vùng căn cứ, các Đảng bộ địa phương lãnh đạo lực lượng dân quân tự vệ, du kích kiên cường bám trụ, chống địch đánh chiếm, càn quét, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, bảo vệ nhân dân, mở rộng căn cứ.

1.1.2.2. Xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang Nam bộ

Trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 nổ ra, Đảng bộ Nam Kỳ đã xây dựng được một lực lượng tự vệ, các đội Thanh niên Tiền phong, trang bị vũ khí thô sơ.

Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo vệ chính quyền cách mạng, nhất là để chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, Xứ ủy chủ trương sử dụng các lực lượng vũ trang gồm: Bảo an binh, lực lượng của một số tổ chức


chính trị, giáo phái khác nhau, một bộ phận thanh niên yêu nước, bộ phận Thanh niên Tiền phong..., tập hợp dưới hình thức các các sư đoàn “Cộng hòa vệ binh”, sau đổi thành các sư đoàn “Dân quân cách mạng” với số lượng khoảng trên

2.500 người, phần lớn lực lượng đóng ở miền Đông Nam Bộ, một bộ phận nhỏ ở miền Trung và Tây Nam Bộ. Tại các tỉnh thành lập các đơn vị bộ đội “Cộng hòa vệ binh”, các đội thanh niên vũ trang...

Dưới sự lãnh đạo Xứ ủy, lực lượng vũ trang ở Nam Bộ đã chiến đấu chống thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn; cùng nhân dân Nam Bộ thực hiện bao vây, giam chân chúng trong các đô thị. Tuy nhiên, trong đội ngũ các sư đoàn “Dân quân cách mạng” có nhiều tổ chức quân sự thành phần lực lượng và chỉ huy có xu hướng khác nhau và thái độ chính trị hết sức phức tạp, nhiều đơn vị có nguồn gốc từ lực lượng vũ trang do các phần tử thân Pháp, thân Nhật, các giáo phái lập ra từ trước Tổng khởi nghĩa, trước khi thế của quần chúng, họ ngả theo cách mạng.

Việc sử dụng các đơn vị “Dân quân cách mạng” là một giải pháp tình thế của Xứ ủy Nam Bộ trong hoàn cảnh cấp bách sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Do phải tiến hành chống cuộc xâm lăng của thực dân Pháp sớm nhất cả nước, sau khi giành chính quyền chỉ 28 ngày, nên công tác xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, nhất là về mặt chính trị, tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ bị hạn chế.

Cuối năm 1945, quân Pháp đẩy mạnh các cuộc tấn công, phá vỡ phòng tuyến bao vây của quân và dân Nam Bộ, các sư đoàn “Dân quân cách mạng” lần lượt tan rã, một bộ phận trở thành thổ phỉ cướp bóc nhân dân.

Trước sức tấn công của kẻ thù, ở miền Đông, các đơn vị bộ đội địa phương phân tán thành những đơn vị du kích; ở miền Trung Nam Bộ, các lực


*. Vào tháng 11-1945, ở Chợ Lớn, Gia Định có khoảng 300 chiến sỹ do Tô Ký chỉ huy. Ở Thủ Dầu Một có 100 chiến sĩ do Kính Vương chỉ huy. Ở Bến Cát do Đinh Thiên Lý chỉ huy. Ở Bích Lý do Huỳnh Kim Trương chỉ huy. Biên Hòa có hơn 100 chiến sỹ do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy. Lực lượng bộ đội Tổng công đoàn Nam Bộ còn 250 chiến sỹ, gia nhập bộ đội Bình Xuyên.


lượng vũ trang không còn; tại vùng Đồng Tháp Mười chỉ còn 100 du kích và một ít vũ khí, phải ẩn náu bảo tồn lực lượng; ở vùng Hậu Giang, sau khi mất hai tỉnh cuối cùng là Rạch Giá và Bạc Liêu, lực lượng kháng chiến rút về U Minh, một số hoạt động rải rác ở các tỉnh. Bên cạnh đó, trong quá trình chiến đấu, các tổ

chức vũ trang địa phương được hình thành mỗi nơi tổ chức một kiểu. Lúc này,

lực lượng vũ trang do Đảng bộ Nam Bộ xây dựng và lãnh đạo chỉ có Bộ đội Tổng Công đoàn Gò Vấp, bộ đội Liên quân Hóc Môn-Bà Điểm và 2 đơn vị Nam tiến.

Để trang bị vũ khí, tăng cường thực lực cho kháng chiến, tháng 10-1945, Xứ ủy Nam Bộ cử đoàn cán bộ quân sự sang Campuchia công tác, xây dựng hành lang đưa vũ khí từ Thái Lan về Nam Bộ. Tại đây, các cán bộ của Xứ ủy tuyên truyền vận động Việt Kiều tham gia ủng hộ nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến trong nước. Được sự phối hợp tích cực của các cán bộ hoạt động trong cộng đồng người Việt định cư tại Thái Lan, Campuchia, như Trần Văn Giàu (Trung ương cử sang hoạt động tại Thái Lan từ tháng 1-1946), Ngô Thất Sơn, Dung Văn Phúc..., các chi đội bộ đội hải ngoại được thành lập trong Việt kiều trở về Nam Bộ tham gia chiến đấu: Bộ đội Độc lập số 1 tham gia chiến đấu trên địa bàn Tây Ninh với phiên hiệu Bộ đội Hải ngoại số 1; Bộ đội Quang Trung về tham gia chiến đấu trong lực lượng Quân Khu 9; Bộ đội Trần Phú về chiến đấu trong lực lượng Khu 8, hoạt động tại Sa Đéc; Tiểu đoàn Cửu Long 2 về hoạt động tại Bạc Liêu, Sóc Trăng [39, tr.56-63]... Sự trở về trực tiếp tham gia chiến đấu của các đơn vị hải ngoại góp phần tăng cường lực lượng kháng chiến của nhân dân Nam Bộ; đồng thời khẳng định trên thực tế tinh thần yêu nước và đóng góp hiệu quả của đồng bào ở xa Tổ quốc.


* * Gồm có các lực lượng: Mặt trận tiền tuyến Gò Vấp, Bộ đội Thía Nguyện võ sĩ đạo, Bộ đội Nguyễn Huệ, Bộ đội đoàn Hùng Vương, Bộ đội HT (Hồng Tảo), Bộ đội Lý Thường Kiệt, Thân binh đoàn Bà Rịa, Bộ đội Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, lực lượng Thanh niên Tiền phong, Tổng công đoàn Nam Bộ…


Trước tình hình lực lượng vũ trang kháng chiến hoặc tan rã, hoặc phân tán và rời rạc về lãnh đạo, chỉ huy, thiếu thống nhất trong tổ chức, biên chế, gây ra nguy cơ lớn đối với kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tiến hành chấn chỉnh lực lượng vũ trang.

Tại cuộc họp ngày 20-11-1945, cùng với việc phân chia Nam Bộ thành 3 chiến khu, Xứ ủy đề ra chủ trương xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang. Chủ trương của Xứ ủy được báo cáo ra Bắc. Sau Hội nghị, công tác chấn chỉnh bộ đội được khẩn trương triển khai [16, tr.19].

Qua báo cáo của các đồng chí Nam Bộ, Trung ương Đảng nắm bắt được tình hình lực lượng vũ trang cùng những vấn đề cấp bách đặt ra trong phong trào kháng chiến Nam Bộ và yêu cầu Đảng bộ Nam Bộ phải thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy trong lượng vũ trang, đặt lực lượng vũ trang Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, nghị quyết của Hội nghị Xứ ủy, từ đầu năm 1946, đồng thời với lãnh đạo quân và dân Nam Bộ chiến đấu chống các đợt đánh phá căn cứ, càn quét và bình định của quân Pháp, các cấp ủy Đảng khu, tỉnh Nam Bộ đẩy mạnh việc chấn chỉnh bộ đội, chú trọng chất lượng bộ đội với tinh thần chiến đấu cao, trung thành, hăng hái kháng chiến, loại ra khỏi đội ngũ những người không đủ tiêu chuẩn như kém tinh thần, lừng chừng và tiến hành đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ [16, tr.22]. Đồng thời, sau Hiệp định Sơ bộ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với Đại diện Chính phủ Pháp được ký kết (6-3-1946), các Xứ ủy viên phân tán hoạt động tại các địa phương đã chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc Xứ ủy tranh thủ thời gian hòa hoãn, ra sức củng cố Ủy ban kháng chiến tỉnh và lực lượng vũ trang.

Những chủ trương và sự chỉ đạo trên đây của Xứ ủy là một trong những cơ sở để các cấp bộ Đảng và Ban chỉ huy các khu ở Nam Bộ tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, chấn chỉnh lực lượng vũ trang sau khi những cán bộ chủ chốt của Xứ ủy Nam Bộ ra Bắc, Xứ ủy không còn lãnh đạo tập trung như đã trình


bày. Do đó, đến thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước với Chính phủ Pháp (14 - 9-1946), các tổ chức vũ trang địa phương các khu, tỉnh đã xây dựng được các chi đội Vệ quốc đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng hoặc đảng viên cộng sản [20, tr.14]. Trong vùng nông thôn Nam Bộ, lực lượng dân quân du kích, tự vệ địa phương được chú trọng xây dựng. Đến cuối năm 1946, lực lượng dân quân tự vệ phát triển nhanh chóng, chỉ riêng các khu kháng chiến miền Đông Nam Bộ, có hàng chục nghìn người tham gia.

Đồng thời với xây dựng các đơn vị bộ đội, Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ chú trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng công an cách mạng - các đơn vị Quốc gia tự vệ Cuộc. Thực hiện Sắc lệnh 23/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Việt Nam Công an Vụ, Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ đổi thành Sở Công an Nam Bộ. Các tỉnh thành lập các ty công an trên cơ sở là các đơn vị Quốc gia tự vệ Cuộc ra đời sau Cách mạng tháng Tám và xây dựng hệ thống tổ chức công an đến tận các làng xã; thành phần đều là công nông. Dù mới thành lập, Quốc vệ đội đã lập nhiều thành tích xuất sắc, điển hình là bảo vệ thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên tại Nam Bộ trong hoàn cảnh địch ráo riết đánh phá, trừng trị những tên Việt gian phản động có nhiều nợ máu với cách mạng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ thời gian này chưa đáp ứng yêu cầu kháng chiến, mắc nhiều hạn chế và khuyết điểm. Bộ Tổng chỉ huy nhận định:

Cơ quan lãnh đạo không nắm được bộ đội ... không có một đường lối chiến lược, chiến thuật chung cho các lực lượng vũ trang ... chưa thấy lực lượng vũ trang là một trong hệ thống chuyên chính vô sản, đặc biệt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cho nên vai trò của Đảng trong bộ đội Nam Kỳ không được đề cao ... trong giai đoạn đầu 1945-1946 hoạt động quân sự Nam Bộ có phần nào tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng [16, tr.45].


1.1.2.3. Lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, chỉ đạo công tác Đảng ở địa phương và giúp cách mạng Campuchia

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, chính quyền cách mạng được thành lập từ cấp Xứ đến tận các làng xã. Ngày 10- 9-1945, Lâm ủy Hành chính Nam Bộ chuyển thành Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. Đến ngày 22-11-1945, Ủy ban Nhân dân Nam Bộ đổi thành Uỷ ban Hành chính Nam Bộ. Uỷ ban bao gồm các ủy viên thuộc nhiều thành phần: Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ, tư sản, tôn giáo,… theo đúng tinh thần đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực hiện Sắc lệnh 14/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, về qui định mở cuộc bầu cử Quốc hội theo phổ thông đầu phiếu, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Xứ ủy Nam Bộ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc bầu cử vào ngày 6 - 1 - 1946. Mặc dù bị quân đội Pháp bắn phá ác liệt, nhiều cán bộ làm công tác bầu cử đã hi sinh, duy nhất tỉnh Tây Ninh vì chiến sự ác liệt không thể tổ chức bầu cử, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, tất cả các tỉnh, thành ở Nam Bộ đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhiều ứng cử viên đại diện cho các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, giới, ngành nghề trong xã hội ở Nam Bộ đã trúng cử vào Quốc hội [47; 92,tr.254-255]. Bầu cử đại biểu Quốc hội thành công trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cán bộ đảng viên và quân dân Nam Bộ, góp phần vào công cuộc xây dựng, và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Từ tháng 3- 1946, do Xứ ủy không thể lãnh đạo tập trung, công tác xây dựng chính quyền ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Do chiến tranh, phạm vi điều hành của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ chỉ bó hẹp trong một số tỉnh giữa Khu 7 và Khu 8 [16, tr.46].

Cùng với chấn chỉnh về tổ chức bộ máy theo sự chỉ đạo của Trung ương,

Xứ ủy đã tiến hành chỉ đạo công tác Đảng ở một số địa phương.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí