Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 21

Nho gia khác, nội tỉnh chính là tìm lại Lý vốn thuộc về bản chất nội tại của mỗi cá nhân. Nhiệm vụ này được đề cập đến chủ yếu ở nghĩa là xóa bỏ đi những thứ ảnh hưởng đã che mờ cái Lý cố hữu này. Chu Hy cho rằng điều này đòi hỏi một quá trình học tập, suy nghĩ và thiền định vô cùng công phu và tỉ mỉ.

Vấn đề lớn nhất của văn chương nhà Nho chính là chuyện tu thân. Dĩ nhiên, nó bao hàm cả chuyện tu dưỡng đạo đức của kẻ làm vua. Thơ Lê Thánh Tông chủ yếu thể hiện cảm hứng đạo lý này, tiêu biểu nhất ở Quỳnh uyển cửu ca- tập thơ xướng họa giữa vua tôi Lê Thánh Tông được Bùi Duy Tân nhận xét là “không những đặc thù về bối cảnh sáng tác mà còn rất tiêu biểu về quan niệm văn chương và cả về phương diện thi pháp. Thi phẩm này có những thành tựu độc đáo, nhưng cũng có nhiều hạn chế của một tập thơ cung đình, chính đạo” [110, tr. 379]. Lê Thánh Tông viết chín bài theo chín đề tài: phong niên (năm được mùa), quân đạo (đạo làm vua), thần tiết (đạo làm tôi), minh lương (vua sáng tôi lành), anh hiền (bậc anh tài hiền triết), kỳ khí (khí lạ), thư thảo (chữ thảo), văn nhân (nhà văn), mai hoa (hoa mai). Nhiều bài trong số này biểu hiện quan niệm của ông về đạo làm vua và làm tôi.

Đế vương đại đạo cực tinh nghiên

Hạ dục nguyên nguyên thượng kính thiên Chế trị bảo bang tư kế thuật

Thanh tâm quả dục tuyệt du điền Bàng cầu tuấn ngải phu văn đức

Khắc cật binh nhung trọng tướng quyền Ngọc chúc điều hòa hàn noãn tự

Hoa di cộng lạc thái bình niên.

(Đạo lớn của bậc đế vương, ta nghiền ngẫm cực kỳ tinh tường, Đó là dưới thì chăm lo đời sống nhân dân, trên thì kính trời.

Việc gây dựng sự thịnh trị, giữ gìn đất nước, suy nghĩ phát huy,

Đối với bản thân thì chay lòng ít dục, bỏ hẳn việc ham chơi săn bắn. Rộng cầu những bậc tài giỏi, phô bày văn đức,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Chăm lo hỏi han việc võ bị, coi trọng tướng quyền.

Điều hòa mọi việc sáng suốt theo mùa nóng lạnh có thứ tự,

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 21

Người Kinh và người các dân tộc ít người cùng vui hưởng thái bình.)

(Ngự chế quân đạo thi)

Bài thơ cực kỳ tiêu biểu cho cảm hứng văn chương đạo lý của nhà Nho. Nếu nhà Nho bình thường suy tư với vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân với tư cách là nhà Nho quân tử thì Lê Thánh Tông lại luôn nghĩ về việc tu dưỡng đạo đức cá nhân với tư cách một vị hoàng đế. Đương nhiên, là hoàng đế hay dân thường thì xuất phát điểm vẫn cứ là đạo đức cá nhân “thanh tâm quả dục”, nhưng hoàng đế thì không dừng lại ở đó. Ông chỉ rõ quan niệm về một mẫu hình hoàng đế trong công thức “nội thánh ngoại vương”, đó là những hành động thực tế: chăm lo đến đời sống người dân, cầu hiền, chú ý việc võ bị… Cho đến tận cùng thì vai trò của hoàng đế là điều hòa mọi việc thuận theo đúng đạo của trời đất.

Các loại thơ đề vịnh: vịnh sử, vịnh cảnh và vịnh vật là những thể tài thơ tiêu biểu của văn chương nhà Nho, là chỗ thể hiện các cảm hứng đạo lý thế sự tập trung nhất. Thơ Lê Thánh Tông gần như đa số thuộc về các thể tài này. Với các loại thơ đề vịnh, đối tượng đề vịnh có thể là các câu chuyện, nhân vật hay di tích lịch sử, các cảnh thiên nhiên hoặc các đồ vật thì đều chỉ có ý nghĩa là các phương tiện biểu hiện, các hệ thống “ký hiệu” để biểu đạt các vấn đề đạo đức Nho gia. “Ký hiệu” là khái niệm được chúng tôi dùng theo nghĩa là “sự thống nhất của cái biểu đạt và cái được biểu đạt” [24, tr. 318] theo cách hiểu của Saussure, là cái trung gian có tính vật liệu của cái được biểu đạt. Ký hiệu bao gồm “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Theo cách giải thích của Barthes thì “Cái biểu đạt tạo nên bình diện thể hiện của ngôn ngữ, còn cái được biểu đạt- bình diện nội dung của nó” [24, tr. 319]. Dù cái biểu đạt trong thơ đề vịnh của nhà Nho là cái gì thì cái được biểu đạt bao giờ cũng là các vấn đề đạo lý Nho gia, hay chính xác là “quan niệm” về những phạm trù đạo lý ấy. Những hệ thống ký hiệu này mặc định là sẽ được giải mã cùng một kiểu trong thế giới người đọc trung đại. Nhưng về bản chất của quá trình tiếp nhận thì mỗi người

đọc lại tùy vào sự khác biệt về “văn hóa”, thiên hướng cá nhân sẽ giải mã ký hiệu theo một cách khác nhau22. Văn học nhà Nho không chỉ giới hạn “cái biểu đạt” mà


22 Roland Barthes viết rằng: “Và cuối cùng, nhận xét thứ ba: có thể giả định rằng, mỗi hệ thống những cái biểu đạt tương ứng với tổng thể những hoạt động và những phương pháp nhất định. Những tổng hợp của cái được biểu đạt này đòi hỏi ở người dùng các hệ thống ký hiệu (“người đọc” chúng) những hiểu biết khác nhau (sự khác biệt tùy thuộc vào sự khác biệt của “văn hóa”). Từ đó mà điều sau đây đã trở nên rõ

“cái được biểu đạt” cũng bị khuôn lại trong những phạm vi nhất định, những thứ được đề vịnh bao giờ cũng nằm trong danh mục định sẵn. Trong thế giới của văn chương nhà Nho, một khi đã hình thành, hệ thống ký hiệu này trở thành những công thức bất biến. Đó là các ký hiệu có tính chất của các biểu tượng (symbol)23 mà trong đó mối quan hệ giữa “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” không cố hữu mà mang

tính quy ước của xã hội qua các kênh truyền tải, yêu cầu phải xuất hiện một người giải trung gian để để giải thích ý nghĩa của sự quy ước, sự kết nối đó. Phải khẳng định rằng mối quan hệ giữa hai thuật ngữ cái biểu đạt” và cái được biểu đạt” không phải mang “tính ngang bằng” mà là thuộc về “tính tương đương”. Một khi đã đạt đến mức độ điển phạm như thế, những ký hiệu này sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt của sự sáo rỗng. Nếu ở tác giả Trần Nhân Tông, thơ đề vịnh mới bắt đầu xuất hiện với vài ba tác phẩm, ở Nguyễn Trãi, thơ đề vịnh, nhất là vịnh vật đã rất phổ biến, nhưng sự lựa chọn và mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt chưa chặt chẽ và quy chuẩn, thì đến Lê Thánh Tông, tình hình đã rất khác.

Cổ tâm bách vịch là một tập thơ vịnh sử gồm 100 bài thơ vịnh cổ nhân của Lê Thánh Tông. Thơ vịnh sử vốn là một loại thơ khá quen thuộc trong văn học cổ điển ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Nhà thơ thường đề vịnh một sự kiện, một di tích hoặc một nhân vật trong lịch sử. Nhưng thơ vịnh sử không hướng vào bản thân sự kiện, nhân vật trong quá khứ, mà thông qua biến cố hay nhân vật ấy, các tác giả ký thác tình cảm, suy tư, quan niệm của mình về nhiều phương diện. Nhà thơ thường nhìn các sự kiện hay nhân vật ấy bằng con mắt khen chê dựa trên các tiêu


ràng: tại sao cùng một tổng hợp cái biểu đạt lại có thể được giải mã không như nhau bởi các cá nhân khác nhau và đồng thời vẫn ở nguyên trong các ranh giới “ngôn ngữ” nhất định” [24, tr. 325]. Theo Derrida thì đây là bản chất của ngôn ngữ. “Cái mới trong suy nghĩ của Derrida là đối với ông, không phải từng tác phẩm, mà toàn bộ ngôn ngữ đều mang tính chất tranh thánh. Ngôn ngữ là một loại tranh thánh bằng lời, nơi xuất hiện việc sử dụng nghĩa, nhưng tổng số việc sử dụng nghĩa cũng không bao giờ có khả năng mở ra cái hình ảnh tổng thể ẩn dấu, cái lược đồ nuôi dưỡng việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Tính chất đa ý nghĩa không thể phát hiện được trong văn bản này hay trong văn bản kia, mà nó chuyển vào bản chất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không ổn định, nó vừa là đối tượng vừa là công cụ và sự cưỡng chế của một trò chơi thường xuyên. Cái trò chơi mà trong nó chúng ta trao cho văn bản những nghĩa, không một ai nói trước, hoàn toàn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Như vậy, tính ngôn ngữ là yếu tố bấp bênh, do đó từng văn bản, ngược lại với ngôn ngữ, không thể là bức tranh thánh bằng lời tự trị, trọn vẹn, mà bản chất của nó là luôn có khoảng trống và mang nghĩa khác khi quan hệ với những cái biểu đạt khác, những văn bản khác” [21].

23 Charles Sander Peirce đề xuất sự phân loại các ký hiệu dựa trên “quan hệ tam vị trình diễn” (triadic relations of performance) được Terence Hawkes diễn giải là: “bao gồm toàn bộ thế giới thực, căn cứ vào loại nền móng. Đó là icon, một cái gì đó có chức năng giống như một ký hiệu thông qua ý nghĩa của những đặc trưng bản thân giống với đối tượng; index, một cái gì đó có chức năng giống như một ký hiệu bởi hệ quả thực tế hoặc quan hệ nhân quả với đối tượng; symbol, một cái gì đó có chức năng giống như một ký hiệu bởi một số „quy tắc‟ theo thông lệ hoặc sự kết hợp theo thói quen giữa bản thân nó và đối tượng” [145].

chí đạo đức Nho gia để từ đó rút ra bài học đạo lý cho hiện tại và tương lai. Thơ vịnh sử là một tiểu loại của thơ đề vịnh, là một loại thơ rất tiêu biểu cho văn chương đạo lý thế sự của nhà Nho. Nếu Nguyễn Trãi với thiên tính nghệ sĩ chỉ có hứng thú với tâm sự của chính mình và những nhân vật hình mẫu của mình như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên thì Lê Thánh Tông với tư cách một người làm chủ cả thiên hạ lại hứng thú với đủ kiểu nhân vật trong lịch sử. Lê Thánh Tông viết về nhiều loại người, nhiều kiểu người: vua, bề tôi, võ tướng, thi sĩ, nhà Nho, ẩn sĩ, nhà sư, người phụ nữ… Trong đó, ông viết khá nhiều về các ông vua thời xưa, bao gồm cả minh quân và hôn quân. Có thể thấy là Lê Thánh Tông thực sự để tâm nhiều đến loại hình nhân vật này. Ông đề vịnh nhiều nhân vật đế vương trong lịch sử Trung Quốc, nhìn họ dưới các góc độ khen chê, bao biếm khuyến trừng. Ông ngợi ca đức hiếu của Thuấn, Trang Công… nhưng ông cũng chê trách Tấn Văn Công bạc bẽo với bề tôi, Ngô Vương say mê nữ sắc để mất nước… Cái nhìn của Lê Thánh Tông thuần túy thông qua lăng kính đạo đức, thông qua công thức sẵn có về đòi hỏi của đạo lý đối với từng cá nhân con người. Ví dụ như khi viết về vua Thuấn, Lê Thánh Tông ngợi ca vua Thuấn ở đức hiếu thuận, điều mà Nho giáo đề cao như đức mục đầu tiên phải có của người quân tử:

Quyền quyền nhân tử hiếu, Huyền đức viễn thăng văn.

(Vẫn đau đáu tấm lòng của người con hiếu thảo, Đạo đức sáng ngời ấy vẫn còn vang mãi.)

(Lịch sơn)

Khuất Nguyên thì hiện lên như tấm gương của sự trung thành tiết liệt. Những điều Lê Thánh Tông viết về vua Thuấn hay Khuất Nguyên thực chất không có gì khác biệt với những quan niệm sẵn có về những nhân vật này.

Trục thần tư hoạn thiết, Tâm thượng biệt sầu đa. Ngư phủ trường ca bãi, Thông thông phó Mịch La. (Người bề tôi bị ruồng bỏ

Trong lòng nặng trĩu mối sầu biệt ly.

Ông lão đánh cá vừa dứt lời bài ca dài.

Thì người bề tôi ấy đã xăm xăm gieo mình xuống dòng Mịch La tự vẫn.)

(Ngư phủ đình)

Thơ vịnh cảnh cũng là một mảng quan trọng trong văn chương Lê Thánh Tông. Đây cũng là một trong những thể tài biểu hiện cảm hứng đạo lý của Nho gia tiêu biểu nhất. Thơ Lê Thánh Tông gần như không có thiên nhiên hiện thực, mà chủ yếu chỉ có những khung cảnh thiên nhiên minh họa cho các vấn đề đạo đức. Mảng thơ thiên nhiên lớn nhất của Lê Thánh Tông là mảng thơ sơn thủy, là thơ nói chí, tải đạo, gửi gắm các nỗi niềm cảm khái, tráng trí, hoài bão lớn lao, các nỗi niềm hoài cổ vịnh sử… Lê Thánh Tông thích nói đến núi và sông nước, ít chú ý đến cây cỏ hoa lá. Điểm nhìn của ông là từ ngai vàng của một vị hoàng đế đang tận hưởng niềm tự hào về non sông đất nước của mình, thế nên thật khó để quan sát những thứ nhỏ bé bên dưới. Chủ thể thẩm mỹ đã nhân hóa tự nhiên cho thích hợp với tâm trạng, tình cảm và những nỗi niềm ký thác. Khách thể thẩm mỹ thiên nhiên trở thành một công cụ nghệ thuật minh họa cho chí và đạo của chủ thể sáng tác. Thế nên, trong thơ Lê Thánh Tông, thật dễ dàng bắt gặp những hình ảnh kỳ vĩ lớn lao:

Thần chùy quỷ tạc vạn trùng san Hư thất cao song vũ trụ khoan

Thế thượng công danh đô thị mộng Hồ trung nhật nguyệt bất thăng nhàn Hoa Dương long hóa huyền châu trụy Bích Lạc tuyền lưu bạch ngọc hàn

Ngã dục thừa phong lăng tuyệt lĩnh Vọng cùng vân hải hữu vô gian.

(Thần gọt quỷ đẽo tạo nên dãy núi muôn trùng, Thành nơi cửa cao nhà rộng giữa vũ trụ bao la. Công danh trên đời đều là mộng cả,

Ngày tháng trong bầu nhàn nhã xiết bao.

Châu đen rơi xuống như rồng biến hóa ở đất Hoa Dương, Ngọc trắng lạnh lẽo tựa suối chảy từ cõi trời Bích Lạc.

Ta muốn cưỡi gió lên tận đỉnh cao chót vót,

Để ngắm nơi tận cùng biển mây giữa bầu trời bao la.)

(Đề Hồ Công động)

Cảnh vật thiên nhiên được dùng làm biểu tượng để người viết nói về khí phách của mình. Bài thơ phác họa nên một khung cảnh hoành tráng, hùng vĩ, nhưng không thật cụ thể hình hài, màu sắc, đường nét. Nổi bật lên chỉ là cảm giác về sự to lớn, vĩ đại. Nhà thơ dùng những hình ảnh, những từ ngữ mang tính “đao to búa lớn” để nâng vẻ hùng tráng của cảnh vật lên chừng nào thì đồng thời phóng đại tráng trí của con người lên chừng ấy. Đôi khi thơ ông tạo cảm giác về trời đất bao la, con người thênh thang bỏ quên công danh của Lão- Trang, nhưng vẫn bị níu lại bởi những hình ảnh “huyền châu”, “bạch ngọc” để con người trong bài thơ vẫn cứ là con người thế tục bình thường, ngay cái khát vọng cưỡi gió lên ngắm tận cùng biển mây cũng vẫn là khát vọng của một con người mà hai bàn chân vẫn còn đang gắn với mặt đất này. Cái phóng khoáng của Lão- Trang dường như chỉ được vay mượn ở hình thức chứ không phải ở nội dung. Nội dung tải đạo, ngôn chí ở đây đã lấn át phần bay bổng về mặt hình thức của bài thơ. Và dù thiên nhiên có lớn lao đến đâu thì con người trong bài thơ cũng vẫn là chủ đạo.

Thiên nhiên với Lê Thánh Tông cũng thường là cái cớ để hoài cổ, để nhớ về những việc xưa, người cũ, để rút ra những bài học chiêm nghiệm về đạo lý, về nhân tâm.

Bình Giang vọng đoạn nhãn lăng hàn Sự thiểu thần du Bát Bát hoàn

Hệ Thát bất nhân la đới thủy

Nghiền Hồ vị tất kiếm mang san.

(Mặt sông phẳng lặng dài tít tắp, nhìn lạnh khóe mắt, Khi ít việc, thả hồn ngao du cõi thần tiên.

Trói giặt Thát, chẳng cần nhờ có sông dải lụa, Nghiền giặt Hồ, chưa hẳn dùng đến núi mũi gươm.)

(Quá Vạn Kiếp)

Bài thơ cũng không chú ý đến cảnh vật thiên nhiên, cũng lại coi thiên nhiên là cái cớ để ngẫm lại chuyện cũ trong lịch sử, chuyện nhà Trần đánh giặc Nguyên chẳng phải do sông núi hiểm trở, mà là do chính yếu tố con người. Tư duy như thế

dễ khiến thơ nhà Nho trở nên công thức và một màu. Thơ tả cảnh để vịnh sử kiểu này luôn luôn được viết theo công thức: tả cảnh hoành tráng hùng vĩ, ngợi ca những chiến công xưa ở chốn này, rút ra bài học cho hiện tại, cộng thêm chút tâm trạng bâng khuâng trữ hoài. Chính điều này khiến các bài thơ vịnh sử khó có điểm riêng, thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông càng không có điểm gì đặc biệt so với các nhà thơ khác, có chăng chỉ là ấn tượng về một không khí hùng tráng, nghiêm trang và đầy chất cổ kính.

Lê Thánh Tông có một mảng thơ thiên nhiên nữa, không gồng mình như thơ sơn thủy, mà hồn nhiên phóng khóang hơn. Đó là những bài thơ mang dấu ấn Lão- Trang đậm nét.

Biên chu độn tích tiễn minh hồng Diểu diểu thùy ty diện tế phong Tiếu ngạo bất can giang sắc mộ Bạch vân hốt tại tửu bôi trung.

(Chiếc thuyền con lẩn trong sóng mất bóng, cánh chim hồng bay vút, Buông câu giữa chốn sông nước mênh mang, gió nhẹ vờn lên mặt.

Cười ngạo chẳng để ý tới sắc chiều trên sông, Áng mây trắng chợt soi trong chén rượu.)

(Đề đạo nhân vân thủy cư, kỳ thập)

Ở những bài thơ kiểu này, thiên nhiên giản dị và gần gũi, không còn là thứ minh họa cho đạo đức của con người. Thế nhưng giữa cảnh vật mênh mang, con người đang buông câu cũng vẫn cứ là tâm điểm của bức tranh rộng lớn ấy. Thiên nhiên ở đây vẫn cứ mang đậm dấu ấn của con người. Ngay cả những bài thơ mang màu sắc Lão- Trang này thì thơ Lê Thánh Tông vẫn giữ tính quy phạm. Không phải Lão- Trang từ bên trong như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đem những công thức ước lệ vào trong những bài thơ kiểu này. Đó thường là những bài thơ mô tả cảnh thiên nhiên đôi ba nét phóng khoáng, thường vẫn cứ là kiểu thiên nhiên hướng ra sông dài biển rộng giống thơ sơn thủy, trong khung cảnh ấy, một đạo sĩ đầy mơ hồ sẽ hiện lên làm trung tâm của cả bức tranh, với những nét tính cách đặc trưng của đạo sĩ: không màng danh lợi, quên mất mọi ràng buộc của thế gian… Tính công thức và ước lệ ở những chỗ như thế này của văn chương Lê Thánh Tông là một dấu

hiệu cho thấy văn chương nhà Nho nửa cuối thế kỷ XV đã bắt đầu đi vào lối mòn của công thức và sáo rỗng.

Thơ vịnh vật của Lê Thánh Tông cũng coi thiên nhiên chỉ là cái cớ để biểu đạt những vấn đề mang tính đạo đức của nhà Nho. Trong mối quan hệ giữa “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” ở loại hình thơ ca này, cái biểu đạt dù là gì thì cái được biểu đạt luôn là đạo đức. Tính chất quy phạm của loại thơ ca này không chỉ ở những quy ước về “cái được biểu đạt” mà còn quy ước ở cả “cái biểu đạt”24. Với Lê Thánh Tông, thế giới thơ vịnh vật chỉ là những tùng, cúc, trúc, mai, ngư, tiều, canh, mục. Cúc thì:

Hương ắt chỉn nhiều vàng chỉn có, Tuyết đà chăng nhuộm bạc chăng phai.

(Cúc hoa)

Mai thì:

Tinh thần sáng thở trăng tĩnh Cốt cách đông khi gió thôi

(Mai thụ)

Trúc thì:

Giá chẳng xâm hay tiết cứng. Trăng những tỏ biết lòng không.

(Trúc thụ)

Nghĩa là quy phạm ở đây đã đạt đến độ mọi thứ đều quy về công thức đến cực đoan. Nhưng Lê Thánh Tông cũng phá vỡ quy phạm ở một điểm có tính hình thức, đó là ở mảng thơ khẩu khí, ông đã dùng những vật tầm thường, bé mọn để mô tả những thứ to tát, phi thường. Chúng tôi cho rằng, phần cực đoan nhất nhưng cũng thú vị nhất trong thơ đạo lý của Lê Thánh Tông chính là mảng thơ khẩu khí này. Thơ khẩu khí thực chất là một loại thơ vịnh vật mà trong đó tác giả đề vịnh những


24 Tính quy phạm là một đặc tính của văn học cổ điển nói chung. Roman Jakovson từng mô tả tính hạn hẹp của các đề tài trong thơ cổ điển hay lãng mạn châu Âu như sau: “Ở thời đại cổ điển, danh mục những đề tài thơ rất hạn hẹp. Những đòi hỏi của truyền thống đó là: vầng trăng, hồ nước, chim sơn ca, những mỏm núi đá, một bông hồng, tòa lâu đài… Ngay cả những giấc mơ cũng không ra khỏi phạm vi này… Về những cửa sổ, những cửa sổ gôtích thì người ta nghĩ ngay là ở đó có một cái rèm đăng ten và đằng sau nó ánh trăng chiếu sáng lấp loáng. Ngày nay, tất cả các loại cửa số đều thi vị trong mắt nhà thơ, từ cửa kính lớn của một cửa hàng cho đến chiếc cửa sổ nhỏ áp mái đầy những vết bẩn ruồi bâu của một quán cà phê nông thôn. Những cửa sổ của các nhà thơ giờ đây cũng nhìn thấy đủ loại sự vật” [24, tr. 177].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023