Đạo Lý Thế Sự Qua Trường Hợp Thơ Giáo Huấn Và Thơ Đề Vịnh

trạng thái cực động, cái động của ngàn vạn năm, của vĩnh viễn: mây kéo về, hoa rụng xuống, tiếng vượn kêu, bóng trúc ngả dài. Cái tự nhiên vẫn cứ diễn ra, đầy tự tính, không mang dấu vết của cái nhân vi, của sự cố gắng can thiệp hay nhận thức của con người. Trong cảnh đó xuất hiện một chủ thể động đang xăm xăm lên thăm cảnh chùa trên núi. Thiền ý đọng lại ở cuối bài thơ, ở cái phút muốn nói bỗng lại quên của chủ thể, một sự tồn tại siêu việt. Cái chủ thể bỗng biến mất, con người trở nên nhất thể cùng với tự nhiên, chỉ còn cái tự nhiên vĩnh hằng ngoài kia vẫn tiếp diễn. Theo chúng tôi, sự thăng hoa của Thiền ở bài thơ này có thể so sánh với bất kỳ bài thơ Thiền nào trong lịch sử văn học Thiền.

Bàn về tư duy lý luận văn học cổ Trung Quốc, I.X. Lixêvích nhận xét rằng: “Trong tư tưởng văn học của Trung Quốc chủ nghĩa lý tính của Khổng giáo thường xuyên được bổ sung bằng chủ nghĩa trực giác của Đạo giáo là những cái lần lượt chiếm ưu thế qua các thời đại, nhưng không bao giờ là “thuần túy” cho đến cùng. Nếu nói một cách gần đúng thì những người theo Khổng giáo chú ý nhiều hơn đến phương diện bề ngoài của các hiện tượng, cố gắng xuyên qua cái bề ngoài hữu hình đi vào cái bản chất bên trong (chẳng hạn, những lễ nghi có tính chất hình thức của người Trung Hoa đều đã được nghĩ ra như một phương tiện để cải tạo “bản tính của con người”). Còn về Đạo giáo thì có thể nói ngay rằng nó hướng ngay vào bản chất, không ngắm nhìn gì bề ngoài, đối với nó cái tiêu biểu là ý nguyện đi vào tiếp xúc với cái nguyên nhân thứ nhất, bỏ qua các hiện tượng của thế giới bên ngoài, xác định một mối liên hệ trực tiếp: “Tim con người là tim của vũ trụ”” [78, tr. 36-37]. Sự khác biệt một cách thống nhất giữa bản chất tư tưởng của từng trường phái Nho- Phật- Đạo đã quy định sự phong phú và phức tạp trong cùng một mặt phẳng của văn hóa cũng như văn chương cổ Trung Quốc. Nếu cái đẹp trong thơ Nho gia là sự cố gắng xoay xở để đồng nhất những dục vọng của con người với những khuôn phép, chuẩn mực định sẵn- một sự “siêu việt nội tại” thì cái đẹp của Đạo gia là sự nới rộng các giới hạn, đem đến sự tự do và giải phóng cho con người về cả phương diện tinh thần lẫn thực tiễn. Nhưng cái tự do và giải phóng của Đạo gia dù bao la và phóng khoáng đến đâu vẫn là ở trong những giới hạn dù con người không vươn tới được thì vẫn có thể tư duy đến được. Đến Phật giáo thì mọi giới hạn không còn tồn tại nữa, cả trong thực tế lẫn trong hình dung. Thiền vứt bỏ mọi thiên kiến, vọng

niệm, mọi quy ước, khái niệm, Thiền đem đến cho con người ta một sự tự do tuyệt đối vĩnh hằng về tư duy và tinh thần.

Trong khi văn chương Trần Nhân Tông chủ yếu siêu thoát và tự tại giữa trần gian thì Nguyễn Trãi trĩu nặng bởi cái lý tính của nhà Nho, nhưng nó lại được chắp cánh bởi cái phóng cuồng của Lão- Trang và thăng hoa bởi cái siêu thoát, vô chấp của Thiền. Dĩ nhiên lý tính hay cảm tính, mức độ nhiều hay ít lại phụ thuộc vào từng thể loại văn chương. Ví dụ như văn chính luận, nhất là những thứ như thư từ, chiếu biểu…thì do bản chất là những thể loại văn hành chính công vụ (không phải văn chương hình tượng) mà hàm lượng lý tính và tính cụ thể của nó cao nhất. Thơ ca là thể loại đặc trưng nhất của văn chương hình tượng, tính trừu tượng, cảm tính của nó là cao nhất. Phú nằm ở giữa hai khoảng đó, cùng với “Bình Ngô đại cáo”- một tác phẩm thuộc về văn chính luận, nhưng nó là một ngoại lệ độc đáo về tính mập mờ của ranh giới giữa văn hành chính và văn chương nghệ thuật. Sự thăng hoa của Lão- Trang hay Thiền chủ yếu chỉ tìm thấy được ở thơ ca. Còn sự lý trí của Nho thì xen lẫn ở thơ ca và đậm đặc ở các thể loại còn lại.

Ở phần này, chúng tôi nhận thấy rằng, trong văn chương của Nguyễn Trãi, các khuynh hướng thẩm mỹ tồn tại dưới dạng đan xen với nét chủ đạo là đặc trưng thẩm mỹ của Nho gia bên cạnh các yếu tố Đạo chiếm vị trí tiếp theo, và yếu tố Thiền tuy còn được bảo lưu ít nhiều nhưng đã rất mờ nhạt.

2.3. Các vấn đề đạo lý- thế sự và dân tộc

Các chủ đề- đề tài trong văn chương Nguyễn Trãi rất phong phú. Nó phản ánh một con người có tâm hồn giàu có, phức tạp cũng như một cuộc đời đầy biến động và nhiều mâu thuẫn. Ở Nguyễn Trãi, cảm hứng nào cũng đạt đến cực điểm của nó. Hiếm có ai hành đạo hăm hở và nóng bỏng đến như thế, nhưng cũng khó có ai lại ẩn dật đầy tự do và phóng cuồng đến như vậy. Cũng khó có ai vừa hướng ngoại, vì dân tộc, vì cộng đồng, vì người khác mà suy tư và hành động, lại cũng vừa sống đầy bản năng, tinh tế và hướng nội đến như ông. Thế nhưng, dù phong phú và phức tạp đến đâu, đối với Nguyễn Trãi, luôn có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả cuộc đời của ông, đó chính là tấm lòng lo cho nước cho dân, vì lợi ích của dân tộc, điều đó lớn hơn tất thảy mọi sở thích, nguyện vọng hay tình cảm cá nhân. Hay nói cách

khác, phương diện nhà Nho của Nguyễn Trãi vẫn lấn át mọi phương diện khác trong con người ông.

2.3.1. Nhân nghĩa và an dân

Một trong những vấn đề lớn nhất trong văn chương Nguyễn Trãi là dân tộc và dân chúng- từ cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đến đem lại cuộc sống hạnh phúc cho dân lành. Đây là điều mà trong thực tế Nguyễn Trãi quan tâm nhất. Ông đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập và xây dựng đất nước. Vấn đề dân tộc và thiên hạ ở Nguyễn Trãi được gắn liền với Nho giáo. Trần Đình Hượu cho rằng “dân tộc và nhân đạo” chính là “con đường tiếp thu Nho giáo của Nguyễn

Trãi”11. Nguyễn Trãi đã sử dụng Nho giáo như một vũ khí lợi hại trong cuộc kháng

chiến chống quân Minh từ cả hai phía: biến nghĩa quân Lam Sơn trở thành một đội quân “Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo”, và áp dụng “tâm công” trong cuộc chiến ngoại giao với kẻ địch. Nhà Minh dùng chiêu bài “điếu phạt” “phù Trần diệt Hồ” sang nước ta với một quyết tâm chưa từng thấy quyết xóa sổ hoàn toàn nước Đại Việt. Minh Thành Tổ ra lệnh: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lào thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ”, một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ đời xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh chữ chớ để còn” [179, tr. 208]. Việc sử dụng Nho giáo để biện luận cho sự tồn tại của nước Đại Việt bên cạnh Trung Hoa khổng lồ đã được đặt ra từ những ngày đầu tự chủ. Bài thơ thần Nam Quốc sơn hà được coi là tác phẩm đầu tiên ý thức được vấn đề này. Bài thơ đã phân định Nam đế và Bắc đế theo lý lẽ riêng dù việc này hoàn toàn không dễ dàng gì. “Thế giới quan quân chủ và độc tôn của người Trung Hoa cổ đại thể hiện một cách tiêu biểu và cực đoan trong một mô hình “tam vị nhất thể: thiên mệnh - thiên hạ - thiên tử” [185, 49]. Vị vua - thiên tử được hình dung như một người con trưởng chịu mệnh người “gia trưởng phụ hệ” là trời - thiên đế để cai trị thiên hạ. Bởi thế cho nên thiên mệnh - tức ngôi vị thiên tử - là thiêng liêng, là bất


11 Đề tựa mục VI trong bài viết Nguyễn Trãi và Nho giáo của Trần Đình Hượu [49] là: “Dân tộc và nhân đạo- Con đường tiếp thu Nho giáo của Nguyễn Trãi”.

khả xâm phạm. Và cũng do đó, hoàng đế là chiếc cầu nối duy nhất giữa thế tục và thượng giới, là kẻ duy nhất nắm mọi quyền lực trong tay, là chủ duy nhất của mọi thứ trên thế gian này. Thiên tử có trách nhiệm đem văn minh đi giáo hóa khắp bốn phương, việc thiên tử đưa quân đánh xuống Việt Nam là hợp lẽ trời và được trời cho phép. Bởi vậy, việc người Trung Quốc suốt mấy ngàn năm luôn tìm mọi cách thôn tính Việt Nam hẳn nhiên chủ yếu là vì lý do quyền lợi vật chất, thế nhưng nguyên nhân tinh thần không phải là không có vai trò quan trọng. Lòng kiêu hãnh của các vị hoàng đế Trung Hoa không thể cho phép một nước nhỏ bé mà nhất định không chịu an phận ở trong vòng kiểm soát của thiên triều. Và mô hình chính trị ấy có sức mạnh thật sự trong lịch sử. Ở Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng nói đến chữ “đế”: “Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc. Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương” (Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền dựng nước - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên xưng đế một phương). Quan niệm như vậy về “đế” nếu đặt trong hoàn cảnh lịch sử đó phải kể như là một bước phát triển trong tư tưởng của người Việt trên tiến trình lịch sử. Ý thức dân tộc ở đây đã trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn và có lý luận hơn. Ngoài đế và lãnh thổ riêng, Nguyễn Trãi là người đầu tiên nhắc đến các yếu tố: văn hiến, phong tục, lịch sử, con người, làm thành một bảng hệ thống các tiêu chí xác định sự hình thành một quốc gia - dân tộc độc lập.

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Với trình tự sắp xếp của Nguyễn Trãi, văn hiến được nói đến đầu tiên. Nho giáo nói riêng và truyền thống của người Trung Hoa nói chung đặc biệt coi trọng yếu tố văn hiến. Khổng Tử là người đã dành hầu hết cuộc đời mình để làm công việc sưu tầm, san định các di sản văn hiến cổ. Và với người Trung Quốc, chỉ vùng

Hoa hạ mới có văn hiến, tất cả các miền đất khác đều là man di. Nguyễn Trãi phủ định tư tưởng phân biệt Hoa di đó của người Trung Quốc, khẳng định rằng nước Việt là một nước văn hiến, ngang hàng với Trung Quốc, và từ đó bác bỏ cái cớ đem văn minh Trung Hoa đi giáo hóa cho nước Việt của người Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng, thấy được vai trò quan trọng của văn hóa - văn hiến đối với một dân tộc cũng là dấu hiệu của sự chín chắn trong tư tưởng của người Việt.

Ý thức về quá khứ vẻ vang của lịch sử dân tộc cũng đã xuất hiện. Nguyễn Trãi tự hào với các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần đã tồn tại một cách anh hùng bên cạnh các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Ẩn chứa đằng sau mỗi triều đại là những chiến công hiển hách như :

Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Trong ý thức về dân tộc ở thời Nguyễn Trãi, đặc biệt có sự xuất hiện của yếu tố dân. Ở Bình Ngô đại cáo, người ta đã thấy vấn đề dân tộc đã gắn liền với vận mệnh người dân.

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân; Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo (Việc nhân nghĩa cốt để yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.)

Đó là hai câu đầu tiên của bản “tuyên ngôn độc lập” thế kỷ XV. Yên dân không chỉ là chuyện nhân nghĩa, yên dân là mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc giành độc lập dân tộc. Người thánh nhân hào kiệt của thời này đã “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai” chính vì những khổ đau của “thương sinh xích tử”. Vấn đề dân bản đã xuất hiện trong sự mường tượng về dân tộc. Độc lập dân tộc có ý nghĩa trước hết với dân. “Dân bản” là một tư tưởng có nguồn gốc từ Nho giáo. Nhưng dân bản kết hợp với độc lập dân tộc thì lại là sản phẩm của riêng Nguyễn Trãi.

Nhưng phạm trù quan trọng nhất được coi là nền tảng của Bình Ngô đại cáo

lại chính là “nhân nghĩa”. Đó là “phẩm chất đạo đức của nhà lãnh đạo, là đường lối,

là chiến lược ứng xử của vua với tư cách là nhà lãnh đạo, với dân, đối tượng cai trị.” [150, tr. 237]. “Nhân nghĩa không chỉ thuộc phạm vi nhân sự mà còn thuộc phạm vi thiên đạo” [150, tr. 239]. Người có nhân nghĩa là hợp được cả ý trời lẫn lòng người. Nguyễn Trãi đã huy động cả sức mạnh của con người và trời đất trong cuộc chiến này. Phạm trù nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi đem ra không chỉ để biện luận cho ngai vàng của Lê Lợi mà còn để thay mặt người dân mà đòi hỏi người cầm quyền. Chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi cũng như các nhà Nho chân chính khác, tuy biện chính cho đế quyền song luôn đứng về phía lợi ích của nhân dân để nêu lý tưởng chính trị đối với các nhà cầm quyền” [150, tr. 247].

Nguyễn Trãi chủ động chọn Nho giáo cho bản thân mình và cho đất nước, không phải trong một thời điểm, cho mỗi cuộc kháng chiến chống quân Minh này, mà là cho cả tương lai lâu dài. Ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, ông đã hình dung ra rất rõ ràng con đường dựng xây triều đại mới, dựng xây đất nước.

Vua Nghiêu, Thuấn, dân Nghiêu, Thuấn, Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.

Và trong thực tế, ở những năm đầu tiên sau chiến tranh, Nguyễn Trãi đã thỏa sức thực thi những hoài bão đó. Cho dù sự nghiệp kiến tạo một xã hội lý tưởng kiểu Nho giáo của Nguyễn Trãi đã gặp không ít trở ngại và bản thân ông đã có một kết cục rất bi thảm, thế nhưng công lao của Nguyễn Trãi trong việc thiết lập một thể chế xã hội hoàn chỉnh theo kiểu Nho giáo ở Việt Nam là không nhỏ. Thành công của khởi nghĩa Lam Sơn, kéo theo sự thắng thế của Nho giáo trong xã hội Việt Nam đã khiến cho một xã hội “văn trị” trở thành niềm mơ ước của tất cả các nhà văn - nho sĩ thời này.

2.3.2. Đạo lý thế sự qua trường hợp thơ giáo huấn và thơ đề vịnh

Cảm hứng đạo lý thế sự cũng là một trong những cảm hứng lớn nhất trong sáng tác của Nguyễn Trãi, nhưng thể hiện tập trung nhất là ở mảng thơ giáo huấn (Bảo kính cảnh giới) và thơ đề vịnh. Bảo kính cảnh giới (gương báu để răn đe) bao gồm 61 bài thơ nói trực tiếp đến chuyện đạo đức, cách cư xử và đạo làm người để răn dạy con cái. Trần Đình Hượu cho rằng: “Hầu như mỗi một bài đều nói đến một vấn đề nào đó, đối với những người có Hán học là rất quen thuộc vì đã gặp đâu đó trong sách vở Nho gia, thậm chí có thể xem là ông phô diễn những đức mục, những

quan điểm của Nho gia nữa: hiếu, trung, cần, cai trị là chính tâm mình. Thế nhưng về tinh thần và nội dung thì không phải như vậy. Nguyễn Trãi không nhấn mạnh các quan hệ luân thường, các lời khuyên không trình bày như những bổn phận, không có ý nghĩa thiên lý, nhân luân mà là lời tâm sự của một người từng trải. Đây là lời khuyên, là kinh nghiệm xử thế hơn là đạo lý” [104, tr.103]. Đúng là Nguyễn Trãi đã trình bày những tâm sự của mình, tâm sự của một người suốt đời cố gắng học theo những điều sách vở thánh hiền răn dạy theo cách của riêng mình:

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm tìm về cảnh cũ thanh.

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chên. Ân tư là ấy yêu dường chúa,

Lỗi thác vì nơi lụy bởi danh.

Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm, thức dậy nẻo ba canh.

(Bảo kính cảnh giới, bài XXXI)

Những đạo lý hay kinh nghiệm mà Nguyễn Trãi nói đến ở mảng thơ giáo huấn này thực chất không khác biệt so với tư tưởng Nho giáo nói chung, dù rằng nhìn tổng thể ông vẫn thể hiện một cách nhìn khóang đạt hơn. Ở đề tài vốn dễ trở nên khô khan, giáo điều này, nhiều bài thơ mang tính chất giáo huấn của Nguyễn Trãi vẫn bảo lưu được chất thơ, chất nghệ sĩ:

Mọi việc đành hơn hết mọi âu, Điền viên lánh mặc ta dầu.

Sách ngâm song có mai và điểm, Dời ngó rèm lồng nguyệt một câu.

(Bảo kính cảnh giới, bài XXXII)

Nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện những bài thơ thuần túy giáo huấn:

Ăn lộc nhà quan chịu việc quan, Chớ tham tiểu lợi phải gian nan. Cầu hiền chí cũ mong cho được, Bất nghĩa lòng nào mựa nỡ toan.

Giữ thuở phong lưu pha thuở khó, Lấy khi phú quý đắp khi hàn.

Cho hay bĩ thái mấy lề cũ, Nẻo có nghèo thì có an.

(Bảo kính cảnh giới, bài XVII)

Những bài thơ kiểu này tuy vẫn có vẻ gan ruột mà không phải là công thức, nhưng đã thực sự khác xa so với thơ ca theo quan niệm của chúng ta ngày nay.

Bên cạnh thơ giáo huấn, thơ đề vịnh cũng là một thể tài tiêu biểu của văn học nhà Nho. Trong số các tiểu loại của thơ đề vịnh, Nguyễn Trãi chủ yếu sáng tác thơ vịnh vật. Thơ vịnh sử của ông rất ít, chỉ có vài bài đề vịnh địa danh và sự kiện mang ý nghĩa lịch sử, chưa thật tiêu biểu về thể loại, thường là nói về nhà hậu Trần, Hồ và Lê sơ- nghĩa là những chuyện vừa mới xảy ra mà ông là nhân chứng trực tiếp. Chúng tôi sẽ xem xét trường hợp thơ vịnh cây và hoa của Nguyễn Trãi để làm rõ đặc trưng của thể tài thơ vịnh vật mang đậm nét Nho gia này trong quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho.

Toàn bộ bài thơ vịnh cây và hoa được tập hợp trong phần Hoa mộc môn của Quốc âm thi tập, từ bài thứ 214 – 247, thuộc phần thứ ba trên tổng số bốn phần của tập thơ. Phần Hoa mộc môn này bao gồm tất cả 34 bài trên 254 bài thơ, chiếm 13,4 tổng số bài của Quốc âm thi tập.

Có thể chia các bài thơ này thành hai nhóm:

Nhóm 1: Thơ tỷ đức (Mượn các loài hoa, cây để nói chuyện đạo đức).

Nhóm 2: Vấn đề khác.

Dựa vào tiêu chí phân loại trên, chúng ta chia phần Hoa mộc môn thành một bảng phân loại như sau:

Bảng phân loại các bài thơ trong Hoa Mộc môn


ST

T

Tên hoa/ cây

Nhóm 1

Nhóm 2

1

Hoa Mai

5


2

Hoa Cúc

3


3

Cây Tùng

3


4

Cây Trúc

3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 14

Hoa Đào


6

6

Hoa mẫu đơn

1


7

Cây Hoàng tinh

1


8

Cây Thiên tuế

1


9

Cây Chuối


1

10

Cây mộc cận


1

11

Cây mía

1


12

Cây đa cổ

1


13

Hoa mộc

1


14

Hoa Nhài


1

15

Hoa sen

1


16

Cây hòe

1

1

17

Cây cam đường

1


18

Hoa Trường An


1

19

Cây dương


1

Tổng

23 (66%)

12 (34%)

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí