Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 15

5


Qua bảng thống kê này, có thể thấy, số lượng bài thơ mượn chuyện cây hoa để nói về đạo đức chiếm đa số (66%), gần gấp đôi so với số bài thơ nói về những vấn đề khác (34%). Các loại cây xưa nay vẫn được coi là cao quý là tùng, cúc, trúc, mai thường là biểu tượng thẩm mỹ tượng trưng cho khí chất của người quân tử, “nhưng mỗi cây mỗi vẻ, tùng mạnh mẽ, cứng cỏi của bậc đại trượng phu, trúc ngay thẳng chính trực của bậc chính nhân quân tử, cúc là nhà nho ẩn dật, vẻ đẹp trắng trong của hoa mai thể hiện cho tâm hồn thanh khiết, nhân cách trong sáng của sĩ phu” [131]. Nguyễn Trãi cũng dùng bốn loại cây này để ngợi ca đức của người quân tử. Tùng được dành cho một chùm ba bài thơ:

1

Thu đến cây nào chẳng lạ lùng Một mình lạt thuở ba đông

Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng.

2

Tài đống lương cao ắt cả dùng

Nhà cả đòi phen chống khỏe thay Cội rễ bền rời chẳng động

Tuyết sương thấy đã động nhiều ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

3

Tuyết sương thấy đã động nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khỏe thay Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành còn để trợ dân này.

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 15

(Tùng)

Nguyễn Trãi ca ngợi tùng vì nó là một trong những loại cây hiếm hoi còn giữ được màu lá xanh trong tiết trời mùa đông băng giá của xứ lạnh. Giữa cái lạnh khắc nghiệt, giữa tuyết sương của những ngày mùa đông, chỉ duy mỗi cây tùng vẫn đứng hiên ngang giữa trời, thậm chí là cheo leo nơi vách núi hiểm nguy. Cái bất khuất, cứng cỏi đáng ngợi ca ấy cộng với cái tài lương đống giúp đời ví như thuốc trường sinh trợ dân lành một cách bền bỉ không gì lay chuyển được “cội rễ bền rời chẳng động” càng khiến tùng luôn đứng đầu trong tứ quý- những loài cây biểu tượng cho người quân tử hiên ngang, bất khuất trải qua mọi thử thách vẫn luôn bền lòng không quên trách nhiệm với thiên hạ. Trần Đình Sử cho rằng cây tùng của Nguyễn Trãi “đẹp một vẻ đẹp nội tại, kín đáo, đẹp ở phẩm chất hữu dụng, ở vầng cội rễ bền” [104, tr. 563]. Cái đẹp ở đây rõ ràng là của công dụng, của sự hữu ích đối với con người chứ không phải một cái đẹp mang tính thẩm mỹ đơn thuần.

Trường hợp của hoa cúc cũng tương tự như vậy. Nếu tùng biểu tượng cho người quân tử hành đạo giúp đời thì cúc lại biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách cao quý của các ẩn sĩ lánh đời, tránh xa danh lợi để lựa chọn cuộc sống nhàn dật. Ở các trường hợp trên, nhà thơ không rung cảm vì vẻ đẹp của tùng hay cúc với tư cách của chính bản thân chúng, mà ông xúc động vì tùng, cúc tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, phẩm chất vượt trội của người quân tử. Đây là cách nhìn thế giới khách quan điển hình của nhà Nho, “nhân hóa tự nhiên”, sử dụng tự nhiên để nói chuyện đạo đức. Kinh Thi là bộ sách tập hợp những bài ca dao cổ của Trung Quốc, nhưng

Khổng Tử lại thấy trong đó những biểu hiện cho giáo lý của ông: Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh” [53, tr. 623] (Sao các con chẳng chịu học Kinh Thi? Kinh Thi khiến cho ta hưng khởi tâm hồn, dạy cho ta xem xét, dạy ta biết hợp quần, dạy cho ta biết oán hận chính đáng. Gần thì biết thờ cha, xa thì biết thờ vua. Lại ghi nhớ tên gọi của nhiều loài chim, loài thú và cây cỏ). Các nhà nho đời sau cũng theo cách đó mà hiểu Kinh Thi: “Trong bài ca Quyển nhĩ có suy nghĩ của hoàng hậu. Nàng phải là chỗ dựa cho chồng, giúp chồng tuyển chọn những người khôn ngoan, kiểm tra những người có chức vụ, nhận ra sự tận tuỵ và việc làm của những thần dân” [78, tr. 43]. Trong thơ Trần Nhân Tông, cách thức “nhân hóa tự nhiên” theo kiểu này mới chỉ bắt đầu xuất hiện ở một hai bài thơ, và đó chính là những bài thơ mang đậm dấu ấn của Nho giáo, là sự khởi đầu của thơ ca vịnh vật của nhà Nho trong văn học trung đại. Ở Nguyễn Trãi, xu hướng vịnh vật tỉ đức này có thể nói đã trở nên lấn át các xu hướng khác.

Tuy nhiên, cũng là “nhân hóa tự nhiên”, nhưng trong thơ Nguyễn Trãi, cái tự nhiên không phải lúc nào cũng chỉ nói chuyện đạo lý, dù chuyện đạo lý chiếm tỉ lệ lớn hơn cả. Cũng vẫn ở trong mảng Hoa mộc môn, Nguyễn Trãi còn nhiều bài thơ nói đến những chuyện khác, ngoại trừ bài Mộc cận nói đến quy luật sắc không, đến cuộc đời vô thường của Phật giáo thì các bài thơ còn lại đều mang những cảm xúc về cuộc đời thường, hay thậm chí là thiên về phía đối lập của chuyện đạo lý.

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Đầy buồng lạ màu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Ba tiêu)

Phạm Tú Châu lại nhận định rằng đây là một bài thơ Thiền. Nhưng thật không dễ nhìn nhận theo hướng ấy khi đọc bài thơ và cảm nhận thấy một sức sống tràn trề từ một bài thơ quá nhiều động từ: “tự bén”, “đầy”, “gượng mở xem”, được gia tăng bằng các phó từ “lại thêm”, “thâu đêm”, chưa kể cái “hơi xuân”, cái “tình thư”, cái “gió” “gượng mở” lại quá mức tạo nên ấn tượng về sự sinh sôi nảy nở, về cuộc sống đang chuyển động. Không cực đoan đến mức như Xuân Diệu [104, 566-

569] cho đây là một bài thơ tình thì người đọc cũng dễ đồng cảm với Nguyễn Đình Chú rằng “Cây chuối nếu không hẳn là một bài thơ tình thì vẫn có chất phong tình, vẫn thoáng thoảng một chút tình yêu nam nữ khá hấp dẫn” [104, tr. 570-572]. Không nói chuyện đạo lý, rõ ràng là viết về một thứ xúc cảm hoàn toàn khác, rất đời thường nhưng bài thơ cũng vẫn mượn cây chuối như một cái cớ, cũng vẫn nhân hóa cây chuối, coi nó như một biểu tượng biểu hiện cái cái phong tình tràn đầy kia. Cũng tương tự như vậy, trường hợp những bài như Đào hoa hay Mạt lị hoa (hoa nhài) tuy không đề cập đến phương diện đạo đức, nhiều chỗ còn trái ngược chuẩn mực đạo đức Nho gia, nhưng về phương diện nghệ thuật thì vẫn được cấu tứ theo kiểu thơ vịnh vật.

Thơ Nguyễn Trãi chủ yếu nhìn thế giới theo kiểunhân hóa tự nhiên” này. Nhà thơ nhìn thiên nhiên không phải bằng con mắt khách quan, mà luôn luôn qua một lăng kính “đạo đức”, so sánh, gán cho đối tượng tự nhiên những tính chất, những đặc tính mang màu sắc của những biểu tượng đạo đức. Dĩ nhiên, trong thơ của nhà Nho, cái quan niệm mỹ học Nho gia và xúc cảm tự nhiên của con người trước cái đẹp vẫn cứ không loại trừ nhau, vì nhà thơ ngoài việc là một nhà Nho ra thì họ còn là nhà nghệ sĩ nữa, cái đẹp tự nhiên nhiều lúc vẫn cứ làm xúc động tâm hồn họ và lấn át cái xúc cảm đạo đức, dù đây là chỗ mà không phải ai cũng vượt qua được cái rào chắn của Nho gia. Sự thống nhất giữa tính quy luật với tính mục đích chính là tiêu chuẩn cái đẹp tối cao. Vấn đề hướng tới cái đẹp này được Anhxtanh gọi là “sự sáng tạo tự do”, cái đẹp hình thức luôn có quy luật chung chi phối mọi hình thái nghệ thuật cũng như cuộc sống.

2.3.3. Hành đạo hay ẩn dật

Thực chất đối với nhà Nho, ẩn dật cũng là một cách thức thể hiện nội dung đạo lý- thế sự, vì nhà Nho không lấy ẩn dật làm cứu cánh, mà chỉ coi đó là phương tiện để thể hiện thái độ của mình đối với xã hội đương thời, cũng là học theo Khổng Tử để giữ lấy cái “tư văn” cho riêng mình. Thế nhưng, hầu như mọi nhà Nho khi về chốn núi rừng thì lý do trở về ban đầu ấy không còn tồn tại như là duy nhất nữa, lúc này họ bị cuốn vào những lạc thú của cuộc sống ẩn dật. Phương diện ẩn dật vừa khiến Nguyễn Trãi hoàn thiện một mẫu hình nhà Nho chính thống tiêu biểu trong lịch sử, vừa là cái cớ khiến ông quay lại với những truyền thống của văn chương

nhà Trần, về gần hơn với Lão-Trang và Thiền. Đây chính là mảnh đất của cảm hứng “nhân tự nhiên hóa” pha trộn giữa Thiền và Đạo, chủ yếu là Đạo. Với Đạo gia thì con người hòa đồng với tự nhiên, sống thuận theo tự nhiên. Với Thiền thì con người và tự nhiên nhập vào một, không có sự phân biệt, không có sự chia tách. Tư tưởng sùng thượng thiên nhiên của Đạo gia có thể nói là thể hiện tập trung nhất ở bài Côn Sơn ca..

Côn Sơn hữu tuyền,

Kỳ thanh linh linh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền.

Côn Sơn hữu thạch, Vũ tẩy đài phô bích, Ngô dĩ vi đạm tịch.

Nham trung hữu tùng,

Vạn cái thúy đồng đồng,

Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung. Lâm trung hữu trúc,

Thiên mẫu ấn hàn lục,

Ngô ư thị hồ ngâm khiếu kỳ trắc.

(Côn Sơn có suối,

Tiếng nước chảy róc rách, Ta lấy làm đàn cầm.

Côn Sơn có đá,

Mưa rửa rêu phô biếc, Ta lấy làm đệm chiếu. Trong núi có thông,

Muôn chiếc lọng biếc um tùm, Ta nằm nghỉ ngơi ở trong đó. Trong rừng có trúc,

Nghìn mẫu in màu xanh mát lạnh, Ta ngâm nga ở bên cạnh)

(Côn Sơn ca)

Thơ Nguyễn Trãi có hai cách thức chủ thể ứng xử với khách thể là “tự nhiên nhân hóa” và “nhân tự nhiên hóa”, hay nói theo cách của Trần Ngọc Vương thì: “khi đối diện với cảnh vật, Nguyễn Trãi có hai cách cảm thụ chủ yếu: kéo nó vào với mình và hòa mình vào với nó” [185, tr. 240]. Dù là nhân hóa tự nhiên hay nhân tự nhiên hóa thì chủ thể và khách thể trong văn học trung đạị, đặc biệt là thơ ca, cũng vẫn là cách thức đồng nhất chủ thể và khách thể thẩm mỹ, nghĩa là chỉ có một điểm nhìn duy nhất.. Khách thể thẩm mỹ lúc này chưa có chỗ đứng khách quan, chưa thể tồn tại biệt lập so với chủ thể thẩm mỹ. Điểm nhìn này cấp cho văn bản sự định hướng nhất định về chủ thể của nó. Hơn nữa, nó còn đưa đến sự xác định “bức

tranh thế giới” hay “mô hình văn hóa” ở cấp độ trừu tượng.12 Hòa đồng với thiên

nhiên là lý tưởng tối cao của Đạo gia13. Nguyễn Trãi mô tả thiên nhiên đúng như là một thứ “đại mỹ tự nhiên” đối lập với cái nhân vi hạn hẹp. Ông dường như đã đem chính thiên nhiên khách quan vào trong thơ mình. Tiếng suối chảy róc rách, lớp rêu mềm trên đá, rừng thông như lọng biếc, hay trúc xanh mát lạnh đều là chính nó.


12 IU.M. Lotman cho rằng: “Sự áp đặt bởi một điểm nhìn của văn bản được xem như sự thống trị của “cái biểu hiện” đối với “nội dung”, như là “thơ ca”. Nó được đối lập với văn xuôi vốn được coi như vương quốc của “nội dung” vốn tự do đối với tính chủ quan của tác giả. Đặc biệt, sau khi thơ lãng mạn phát hiện ra vấn đề “điểm nhìn” như là trung tâm triết học- phong cách của văn bản, thì sự vận động đến cái “tự nhiên” đạt được mục đích không phải bằng việc từ chối sự áp đặt này mà bằng cách phức tạp hóa vấn đề- bằng việc xác lập khả năng có nhiều điểm nhìn một lúc.” [80, tr. 458]

13 Người Trung Quốc không có một đấng Sáng thế nào cả. Họ cho rằng thể giới này là một chỉnh thể tự nhiên. Mô hình thế giới của người Trung Quốc theo cách hiểu của Jung là “cấu trúc vật lý tâm thần học rõ ràng”, Joseph Needham “một sự hài hòa có trật tự của ý chí mà không có một người điều hành” [196] . Phạm trù “khí” có vai trò rất lớn trong quan niệm về vũ trụ của người Trung Quốc. Lixêvích cho rằng: “Với hệ thống âm dương các yếu tố gọi là “ngũ hành” liên kết nhau một cách bền chặt và đóng vai trò rất quan trọng trong mô hình thế giới do người Trung Quốc cổ đại tạo nên. Những đại nguyên tố này được xem là “sự vận động của ête theo ý chí của trời”, tức là các dạng khác nhau của vận động, các hình thức tồ tại khác nhau của khí” [78, tr. 56]. Chính vì thế các hiện tượng tự nhiên và con người có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Trang Tử cho rằng chúng ta lắng nghe bằng tâm chứ thay vì bằng tai, bằng khí thay vì bằng tâm. Lắng nghe bằng tâm dẫn đến ý thức không bị tác động bởi sự tiếp nhận của các giác quan. Trong khi đó, việc lắng nghe bằng khí dẫn tới việc con người chúng ta quả thực là một phần của những âm vang từ bên trong của chính những sức mạnh thiết yếu đến mức chúng ta có thể nghe thấy âm thanh của tự nhiên, hoặc như lời Trang Tử là “thiên lại” như là một thứ âm thanh từ bên trong chúng ta. Hoặc liệu nó có nghĩa rằng cái “khí” cuộn lại ấy là sự hoán đổi vị trí của con người và tự nhiên? “Do đó, khóai cảm thẩm mỹ mà một người trải nghiệm được không còn là xúc cảm riêng tư của một cá nhân mà là sự “hòa trộn hài hòa của cảm giác nội tại và ngoại cảnh” như là các nghệ sĩ Trung Hoa truyền thống thường thấy. Có vẻ như là ở cả hai trường hợp chúng ta không tách rời bản thân mình với tự nhiên để nhìn nhận nó một cách khách quan. Cái chúng ta làm là vô hiệu hóa không chỉ sự tiếp nhận bằng các giác quan mà còn cả hệ thống khái niệm khiến chúng ta có thể tái hiện tự nhiên trong cảm giác của ta và cho phép tự nhiên bao trùm lấy chúng ta như là bộ phận của nó” [196]. Nhưng để có được những trải nghiệm thẩm mỹ qua lại lập tức với tự nhiên thì thường con người phải trải qua một quá trình tự tu dưỡng nỗ lực. Là một thực thể của xã hội và văn minh, con người không bao giờ có thể gạt bỏ bản thân mình ra để xem xét tự nhiên như một kẻ trung lập. Quá trình quay trở lại tự nhiên liên quan tới việc gạt bỏ những điều đã học, lãng quên cũng như nhớ lại. Điều kiện tiên quyết để con người có thể tham gia vào cái âm vang bên trong ấy là sự hoán đổi trong chính họ. Trừ phi họ có thể tự hài hòa bản thân cảm giác và suy nghĩ của mình trước tiên, thì họ không thể chuẩn bị cho tự nhiên, chứ đừng nói gì đến “sự hòa lẫn với tinh thần của trời và đất”. Nói chính xác, con người cùng huyết thống với tự nhiên.

Nhà thơ lấy tiếng suối làm tiếng đàn, lấy đá phủ rêu biếc làm chiếu, lấy tán thông xanh làm nơi nghỉ ngơi, lấy gốc trúc làm chỗ ngâm vịnh. Ông không nhân hóa chúng, không gán cho chúng bất kỳ đặc tính nào của con người, không ép chúng trở thành công cụ của con người. Mặt khác, ông cũng không nhìn thiên nhiên bằng ánh mắt xa lạ, tách biệt. Thiên nhiên và chủ thể thẩm mỹ trong bài thơ này hòa hợp tuyệt đối trong sự hứng khởi đầy hoan hỉ của cả hai phía. Thiên nhiên ở bên con người như là bạn bè, hoặc như là một nơi chốn để gửi gắm lạc thú tiêu dao. Nó chứa

đựng tinh thần Trang Tử trả lời Huệ Tử về loài cây bị coi là vô dụng14: “Ông có một

cây lớn mà lo rằng nó vô dụng. Sao không trồng nó ở chỗ hư vô tịch mịch, trong cánh đồng mênh mông, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chung quanh thảnh thơi ngủ dưới bóng mát của nó? Nó không sợ bị búa rìu đốn, hoặc bị ngoại vật làm hại. Nó không dùng được vào việc gì, thì tai họa làm sao mà đến?” [73, tr. 156]. Đọc những dòng thơ này của Nguyễn Trãi, có thể nhận thấy một chủ thể đã buông bỏ tất cả mọi thứ nhân vi, mọi thứ ràng buộc để được trở về với chính mình, cũng có nghĩa là trở về với tự nhiên nguyên sơ. Chủ thể này đắm mình trong một thế giới thanh khiết tuyệt đẹp không có bóng dáng của xã hội nhân quần. Và ở trong chính cõi tự nhiên thanh khiết ấy, chủ thể chiêm nghiệm về cuộc đời, về sự lựa chọn của mỗi con người, dù rằng đến cuối cùng giàu nghèo, vinh nhục, buồn vui sướng khổ cũng chẳng khác gì nhau. Ở đoạn thơ này, chủ thể ấy dường như đã đạt được đến sự bình thản đối với cuộc đời, đối với những hỉ nộ ái ố của kiếp người.

Vấn quân hà bất quy khứ lai?

Bán sinh trần thổ trường giao cốc. Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên, Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc.

Quân bất kiến Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ? Nguyên Tải hồ tiêu bát bách hộc?

Hựu bất kiến Bá Di dữ Thúc Tề, Thú Dương ngạ tử bất thực túc?


14 Huệ Tử nói rằng: “Thân nó nổi u, chỗ lồi chỗ lõm, không dùng dây mực của thợ mộc mà vạch đường được; cành nhỏ của nó cong queo không dùng cái qui (compa) và thước viông để xẻ được. Nó mọc ở ngay bên đường mà không một người thợ mộc nào thèm ngó tới. Thuyết của ông cũng vậy, rộng lớn mà không dùng được, nên không ai theo” [73, tr. 155].

Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, Diệc các tự cầu kỳ sở dục.

(Hỏi ngươi sao chẳng về đi,

Nửa đời người còn trói buộc mãi trong đám cát bụi làm gì? Muôn chung chín đỉnh có cần chi,

Uống nước lã, ăn cơm rau tùy phận mình cũg đủ. Ngươi chẳng thấy Đổng Trác vàng chất đầy một ụ, Nguyên Tải hồ tiêu tám trăm hộc?

Lại chẳng thấy Bá Di cùng Thúc Tề,

Chết đói ở núi Thú Dương, không chịu ăn thóc? Hiền ngu hai đàng không sánh nhau,

Cùng đều tự tìm cái thích của mình.)

Càng đến đoạn cuối, nói càng nhiều, lý lẽ đưa ra càng chặt chẽ, triết lý càng sâu sắc thì cái bình thản của đoạn đầu càng mất dần đi. “Vấn quân” tự hỏi mình rằng sao có nơi chốn thanh bình để hưởng lạc thế mà chẳng về đi. Thế nhưng, cái bình thản thực sự phải giống như ở đoạn thơ đầu, khi con người ấy không nói gì, chỉ đắm chìm trong thiên nhiên lặng lẽ kia. Đến chỗ này, người ta chỉ thấy một con người đang trăn trở dằn vặt, đang tự mâu thuẫn với chính mình, đang thấm thía những đắng cay của kiếp người chứ không còn là một người đang ung dung nhìn cuộc đời nữa. Cực đoan ở hai đầu của làm quan và ở ẩn như Đổng Trác, Nguyên Tải hay Bá Di với Thúc Tề thì xét cho đến cùng cũng chẳng khác gì nhau, rốt cục rồi cũng nát cùng cây cỏ mà thôi. Quy luật của cuộc sống là một vòng tuần hoàn buồn vui sướng khổ thay nhau, rồi mọi vinh nhục, buồn vui sướng khổ cũng qua đi. Cả đoạn thơ dù nghĩa hiển hiện ra là gì thì vẫn không giấu nổi một bầu nhiệt huyết ấm nóng của chủ thể. Bài thơ kết bằng hai câu thơ:

Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ,

Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.

(Trên đời nếu có hạng Sào Phủ, Hứa Do,

Xin khuyên các người hãy nghe ta hát khúc ca trong núi.)

Hai câu thơ không dễ hiểu trong tổng thể cả bài thơ. Nhắc đến Sào Phủ, Hứa Do- những kẻ vội vã rửa tai chỉ vì trót nghe phải lời nhường ngôi của vua Nghiêu-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023