Sáng Tạo Các Hình Tượng Nhân Vật Theo Mô Hình Nhân Cách Lý Tưởng Của Nho Gia

Trong cõi trời đất, đi đến đâu cũng phóng bút làm thơ.

Khúc hát ông chài cất lên ba lần, mặt hồ khỏi tỏa thêm rộng mênh mông, Đêm thanh dựa vào khoảng hư không mà ngắm xem vũ trụ,

Gió thu, nhân hứng muốn cưỡi kình ngao. Muôn việc đời dằng dặc, sau khi đã quên hết.

Lẽ huyền diệu thật đáng phó cho chén rượu đục.)

(Chu trung ngẫu thành, kỳ nhị)

Hình ảnh con người này đầy phóng khoáng giữa trời đất, giữa “hải giác thiên nhai”, hành động làm thơ cũng mạnh mẽ “phóng ngâm hào” ở giữa “kiền khôn đáo xứ”, thêm cái động tác “thanh dạ bằng hư” dựa vào khoảng không của đêm thanh vắng, với ước muốn “giá kình ngao”. Khi con người đã thực sự lãng quên tất cả thì chỉ còn một mình giữa trời đất bao la rộng lớn. Bài thơ đặt con người trong mối tương quan với đất trời, dựng lên hình tượng một con người đã vứt bỏ hết mọi ràng buộc của nhân gian, đã tự do tự tại khác gì cánh chim bằng, đã đạt đến mức như Trang Tử mô tả: “Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu?” [73, 151]. Hình tượng Nguyễn Trãi thong dong tự tại ấy tưởng như chẳng thể dung hòa với một Nguyễn Trãi “hết tấc lòng trung hiếu”, nhưng cho đến cùng, dù hết mình đắm say với cuộc đời ẩn dật, dù tâm hồn đầy chất nghệ sĩ thì Nguyễn Trãi trên hết và trước hết vẫn cứ là con người của nhân dân và đất nước, của tấm lòng “âu việc nước”. Ở bài thơ này, vẫn có một chút vấn vương gì đó ở hai câu cuối, ở cái ẩn ý sâu xa của hai chữ “vong tình”, ở cái chén rượu để lãng quên.

Trong thơ Nguyễn Trãi còn khắc họa một triết gia với những chiêm nghiệm nhuốm vị Thiền. Thiền ở Nguyễn Trãi dường như bắt nguồn từ trong dòng máu, chủ yếu là ở phương diện tinh thần, ở tâm hồn đã sinh ra từ một thời đại phóng khoáng tràn trề sinh khí Thiền, ở cái trí tuệ thấm nhuần triết lý Thiền tận tầng sâu nhất. Kể cả khi tự mình lựa chọn Nho giáo thì Thiền ấy cũng chẳng thể mất đi, vì nó chính là một phần máu thịt của con người. Thiền ở Nguyễn Trãi không phải ở hành động, không phải là thứ biểu hiện ra bên ngoài. Thiền ở Nguyễn Trãi là khi con người quên đi chính bản thân mình để đạt đến trạng thái tĩnh tại hoàn toàn:

Cá trung chân hữu ý,

Dục ngữ hốt hoàn vương. (Trong đây quả có bao tình ý, Muốn nói bỗng quên lời)

(Du sơn tự)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Trong Nguyễn Trãi sinh thức và hành động, Võ Văn Ái thậm chí cực đoan gọi Nguyễn Trãi là một “Thiền sư” từ đầu đến cuối. Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Trãi không phải là một Thiền sư, cái ấm nồng của trái tim ông, cái con người quá đỗi đời thường với mọi cung bậc của tình cảm, cùng với một chút dại dột, một chút nông nổi, một chút bồng bột của không thể nào thực sự Thiền được, nhưng có lẽ chính những thứ đó lại khiến ông trở nên vĩ đại hơn.

2.4.2. Sáng tạo các hình tượng nhân vật theo mô hình nhân cách lý tưởng của Nho gia

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 17

Sáng tạo các hình tượng nhân vật theo mô hình nhân cách lý tưởng của Nho gia là một dấu hiệu cho thấy yếu tố Nho giáo đậm nét trong tác phẩm của Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm của ông, một trong những hình tượng nhân vật xuất hiện nhiều nhất là Lê Lợi, đặc biệt trong mảng hùng văn: Lam Sơn thực lục, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú và nhiều bài thơ chữ Hán. Lê Lợi là một trong những hình tượng quan trọng nhất trong văn học nửa đầu thế kỷ XV, đặc biệt là trong mảng hùng văn- văn chương có khuynh hướng anh hùng ca với thể loại tiêu biểu là phú. Chúng tôi sẽ dùng sự soi chiếu hình tượng nhân vật Lê Lợi trong Đại Việt sử ký toàn thư (cũng là một hình tượng nhân vật ở cấp độ văn bản sử học, qua sự tiếp nhận của Ngô Sĩ Liên) để làm sáng tỏ thêm về hình tượng nhân vật Lê Lợi của Nguyễn Trãi.

Nếu xét theo nghĩa rộng, anh hùng ca - sử thi- trường ca là các cách dịch khác nhau của thuật ngữ epic (trong tiếng Anh) được hiểu là “Thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử… Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sực mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ…” [31, tr. 285]. Ở định nghĩa này, sử thi là một thể loại ra đời trong thời điểm sớm của lịch sử, tiếp nối thần thoại,

đặc trưng quan trọng nhất là nói lên những vấn đề lớn lao của dân tộc thông qua việc ngợi ca những người anh hùng. Dictionary of literary terms and literary theory của J.A. Cuddon định nghĩa epic là: “Một tác phẩm thơ tự sự dài hơi có quy mô lớn, về chiến tích của những người chiến binh và những người anh hùng. Nó là một câu chuyện đa diện mang tính chất anh hùng gắn chặt với các truyện thần thoại, truyền thuyết, dân gian và lịch sử. Sử thi thường nói về những vấn đề có tính chất dân tộc ở tầng nghĩa rằng chúng là hiện thân của lịch sử và khát vọng của dân tộc theo cách thức cao quý và hùng vĩ” [195, tr. 264]. Định nghĩa này rộng hơn, không chỉ còn nói đến sử thi như một thể loại đặc thù, mà nó đề cập đến diện rộng từ thần thoại, truyền thuyết, dân gian và lịch sử. Cáo, phú và thơ của Nguyễn Trãi đương nhiên không phải là sử thi- anh hùng ca theo nghĩa thể loại hẹp, nhưng chúng mang những đặc trưng của sử thi trong nghĩa thứ hai này. Chúng nói về những vấn đề mang tính dân tộc, với nhân vật chính là các vị anh hùng dân tộc.

Vị anh hùng dân tộc mang tầm vóc sử thi trong hùng văn của Nguyễn Trãi chính là Lê Lợi. Lê Lợi là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời của Nguyễn Trãi. Đại Việt sử ký đã nói đến ở những dòng đầu tiên về Lê Lợi: “Vua họ Lê, húy là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi, chôn ở Vĩnh Lăng. Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệnh, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, mở học hiệu. Có thể gọi là có mưu lớn sáng nghiệp. Song đa nghi hay giết, đó là chỗ kém” [75, tr. 5].

Nguyễn Trãi mô tả Lê Lợi trong Lam Sơn thực lục sinh ra cùng với sự biến mất của con hổ ở khu rừng cạnh đó cùng “ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi thơm khác lạ đầy xóm.” Hình dáng Lê Lợi được tả: “dáng vẻ tinh anh, cương nghị; mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mày giô; vai bên trái có bảy nốt ruồi; đi tựa rồng, bước tựa hổ; lông mọc đầy người; tiếng nói như chuông, điệu ngồi như hổ; kẻ thức giả biết đây [là tướng] cực sang!” [168, tr. 316]. Con hổ là một biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, sự khôn ngoan, và cho một “huyền thoại”. Diện mạo khác thường của nhân vật ám chỉ đến một mối liên hệ ngầm ẩn với con hổ bị mất tích- như là sự hóa thân- là kết quả của một sự thu hẹp motif huyền thoại trong đó nhân vật chính “tự mình là

những thần linh hay là con của thần linh” [121, tr. 115]. Riftin cũng đã chỉ ra rằng, “kiểu miêu tả khi so sánh triệt để các bộ phận của cơ thể vị anh hùng với những con vật hay những đối tượng quen thuộc đó là cách của văn học dân gian cổ rồi nó chuyển từ huyền thoại sang những tự sự có tính chất sử thi” [121, tr. 145-146]. Ở các tác phẩm khác như Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú và thơ chữ Hán, có chỗ sự đối sánh với hình tượng con hổ lặp lại, nhưng nhiều chỗ xuất hiện thêm một cổ mẫu nữa là con rồng- một biểu tượng nữa của sức mạnh và ngôi vị hoàng đế.

Dĩ nhiên, với tính chất lưỡng lự giữa sử và truyện, Lam Sơn thực lục dựa trên căn cốt là yếu tố biên niên sử với những nhân vật lịch sử có thật. Lam Sơn thực lục là tác phẩm văn xuôi được tác giả tự định danh là thể “thực lục”, là một văn bản ghi chép sử nhưng xen kẽ bằng nhiều phiến đoạn mang tính chất truyện. Những phiến đoạn này hàm chứa nhiều yếu tố hư cấu, thậm chí là đôi khi xen lẫn vài yếu tố kỳ ảo, hoang đường dù không quá đậm đặc, tập trung chủ yếu ở đoạn đầu để mô tả gốc tích của Lê Lợi cũng như xuất phát điểm của cuộc khởi nghĩa. Đây là một thể loại đặc trưng khó định danh bằng các thuật ngữ của lý luận văn học hiện đại, tương tự như trường hợp ý kiến của N.I. Konrad về văn bản tác phẩm Liệt Tử: “là một cái gì đó của riêng nó, mang tính đặc thù một cách sâu sắc” [65, tr. 292]. Ở tác phẩm này, Lê Lợi là nhân vật chính được kể ở ngôi thứ ba. Dễ thấy nhiều chi tiết trong Đại Việt sử ký dường như là được chép lại từ Lam Sơn thực lục. Trong tác phẩm này, ngoài nhân vật chính là Lê Lợi thì nhiều nhân vật khác xuất hiện khá ấn tượng, ví dụ như Lê Lai, như Trần Thị Ngọc Trần. Nhưng tất cả những nhân vật này đều để minh họa cho Lê Lợi, như các vệ tinh… Những phiến đoạn có màu sắc huyền thoại được hấp thụ vào tác phẩm mang tính tư duy chứ không hẳn là thủ pháp nghệ thuật, huyền thoại hóa một nhân vật thông qua nhiều nhân vật cũng được huyền thoại hóa. Việc chép sử nhưng kéo vào trong nó những mảnh huyền thoại là một cách thức tư duy đặc biệt của văn hóa trung đại. Ở phương Đông thì Phật giáo là một tôn giáo điển hình cho việc sử dụng huyền thoại để hỗ trợ xây dựng nên sức mạnh của mình. Các tập truyện Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục… đã xây dựng những huyền thoại về các nhân vật thánh tăng theo cách đó. Nho giáo xét về nguyên lý là một học thuyết thực tế, không hề khuyến khích cách thức tư duy này. Khổng Tử đã hơn một lần nhắc đến điều đó: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi” (Chuyên vào

việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần, nhưng tránh xa) [53, tr. 333-334], “Tứ bất ngữ: quái, lực, loạn, thần.” (Phu tử không giảng về: chuyện quái dị, chuyện bạo lực, chuyện phản loạn và chuyện quỷ thần) [53, tr. 359]. Khổng Tử chỉ quan tâm đến một thứ duy nhất là trật tự xã hội, là mối quan hệ giữa người với người. Nhưng nhà Nho dù bảo thủ đến đâu thì cũng không bao giờ sống trong một bầu khí quyển thuần Nho mà luôn bị phân tâm bởi các tín ngưỡng dân gian, các hệ tư tưởng và tôn giáo khác, là Phật và Đạo. Hơn nữa, huyền thoại là một thứ “lĩnh vực tự trị của tinh thần” (Cassirer), là một “hình thức tư tưởng cổ nhất, mang tính hổ lốn, ở nơi khởi nguyên của các hình thức tư tưởng đã bị phân hóa và phát triển hơn” [88, tr. 212] vẫn luôn tiềm ẩn trong hình thức “nguyên mẫu của vô thức tập thể” [88, tr. 72]. Quá trình “giải huyền thoại hóa” và “tái huyền thoại” thường diễn ra xen kẽ trong lịch sử bởi huyền thoại là một trạng thái không bao giờ đạt được sự kết thúc của xã hội, như Franz Boas từng nói rằng “Dường như các thế giới thần thoại vừa mới được dựng lên chỉ là để tan vỡ ra, để cho các thế giới mới lại được sản sinh từ những mảnh vỡ của chúng” [109, tr. 214]. Thế nên mặc dù huyền thoại đã bị đẩy ra ngoại biên của sự hóa giải độc quyền Nho giáo thì nhà Nho vẫn cứ từ đời này sang đời khác dùng cách thức tư duy huyền thoại này để phục vụ cho những tín điều Nho giáo, và càng ngày chính họ càng không kiểm soát được bản thân dẫn đến đi trệch

khỏi đường thẳng mà họ đã khởi hành16. Theo Barthes thì huyền thoại là một thứ

ngôn ngữ, một hệ thống ký hiệu thứ hai17. Hiểu như thế thì Nguyễn Trãi đã dùng huyền thoại để chuyển tải một nội dung của tư tưởng Nho giáo18.


16 Điều này diễn ra trong “tiểu thuyết”, bao gồm các thể loại văn xuôi tự sự như chí quái, truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, kể cả tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết diễm tình… Các thể loại này, nhất là chí quái và truyền kỳ thường thâu nhận các mảnh văng của huyền thoại, là nơi nhà Nho ban đầu đã dùng huyền thoại như một thứ phương tiện nghệ thuật để phục vụ mục đích “khuyến thiện trừng ác”, nhưng càng ngày nó càng trở nên một nơi để giải phóng tư tưởng, cảm xúc phi Nho giáo, một cách thức ngụy trang để phá vỡ các điều cấm kỵ. Đây là nơi mà từ thế kỷ XVI trở đi, trong văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện hiện tượng giải thiêng các giá trị cùng với quá trình “tái huyền thoại hóa” lần thứ nhất.

17 Barthes viết rằng: “Huyền thoại không che giấu gì cả mà cũng chẳng công bố gì hết: nó làm biến dạng; huyền thoại chẳng phải là điều dối trá mà cũng không phải là chuyện thú nhận: đó là sự chuyển hướng. Đặt trước tình trạng nước đôi mà tôi nói đến lúc nãy, huyền thoại tìm ra lối thoát thứ ba. Bị đe dọa biến mất nếu nó nhượng bộ một trong hai cách vận dụng đầu, nó xoay xở bằng lối thỏa hiệp, nó là sự thỏa hiệp ấy: được giao trách nhiệm “chuyển tải” một khái niệm có chủ định, huyền thoại chỉ gặp ở ngôn ngữ sự phản bội, bởi vì ngôn ngữ chỉ có thể xóa bỏ khái niệm nếu che giấu nó hoặc vạch trần khái niệmnếu nói nó ra. Thiết lập hệ thống ký hiệu thứ hai sẽ cho phép huyền thoại thoát ra khỏi cái thế đôi ngả: bị dồn đến chỗ phải vạch trần hoặc thủ tiêu khái niệm, huyền thoại sẽ bản chất hóa nó” [5, tr. 323-324].

18 Chỗ thú vị là theo dã sử (một lớp huyền thoại khác) thì dường như chính Nguyễn Trãi là người có công biến Lê Lợi từ một kẻ võ biền thô lậu ít học trở thành một vị minh chúa mang hình hài như chúng ta sau này, cũng chính ông là người biến cuộc khởi nghĩa mang tính chất tự phát của Lê Lợi thành một đội “điếu phạt” được biết. Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án kể câu chuyện mang nhiều chất dân gian

Quá trình “huyền thoại hóa” Lê Lợi không chỉ dừng lại ở những chi tiết mang tính chất huyền thoại kỳ ảo như trong “Lam Sơn thực lục” mà nó còn là được xây dựng dựa trên một tổng thể hệ thống văn hóa toàn vẹn, dựa trên một mẫu cổ, tức là trên huyền thoại về các vị anh hùng văn hóa. Vị anh hùng Lê Lợi được Nguyễn Trãi xây dựng thành hình tượng của một vị thánh nhân cứu nước- một sự cộng hưởng của mẫu hình thánh nhân Nho gia và mẫu hình người anh hùng dân tộc. Hình tượng Lê Lợi được xây dựng khá thống nhất không chỉ trong Lam Sơn thực lục mà còn cả các tác phẩm khác như Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú và một số bài thơ chữ Hán. Vị thánh nhân này nhận được mệnh trời để thực hành đại đạo cứu với chúng nhân:

Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt trải qua bách chiết thiên ma, Cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử.

(Bình ngô đại cáo)

Rồng thần thức dậy chừ, bay trên Lam Kinh, Giáo trời thẳng trỏ chừ, ải bắc quét thanh.

Vận nước truân chuyên, canh cánh bên mình,

Đã do trời mà nắm biết, mới rèn chí để công thành. (Chí Linh sơn phú)

Lam Sơn tự tích ngọa thần long, Thế sự huyền tri tại chưởng trung. Đại nhiệm hữu quy thiên khải thánh, Xương kỳ nhất ngộ hổ sinh phong.

(Từ xưa khi rồng thiêng còn nằm ở Lam Sơn,

Mà việc đời đã biết trước rõ như ở trong lòng bàn tay.


về cuộc gặp gỡ giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi- với sự mách bảo của các vị thần: “Ông bèn cùng ông Trần tìm đến, thì thấy Thái Tổ đương mặc áo nâu ngắn, vác bừa xua bò từ ngoài ruộng về. Vào ở mấy hôm, nhân gặp ngày giỗ, Thái Tổ giết lợn làm cỗ. Ông xuống bếp đun nấu. Thấy Thái Tổ cầm dao cắt thịt, vừa cắt vừa ăn, ông bảo riêng với ông Trần rằng:

Bà Tiên Dung nói dối ta rồi.”

Cũng chính Tang thương ngẫu lục chép lại chuyện Nguyễn Trãi sai người lấy mỡ viết khắp lá cây trong rừng rằng: “Lê Lợi vi quân, Lê Trãi vi thần.” khiến cho thiên hạ khắp nơi theo về [14, tr. 230]. Dường như huyền thoại hóa Lê Lợi đã được Nguyễn Trãi thực hiện theo một chiến lược trên nhiều phương diện.

Khi gánh nặng trao về một người thì trời báo cho thánh nhân biết, Khi đời thịnh được gặp thì hổ sinh ra gió.)

(Đề kiếm)

Thiệu Ung nói rằng: “Người cũng là vật, thánh nhân cũng là người… Người là hạng cao tột trong loài vật; thánh nhân là bậc cao tột trong loài người… Lại nói thánh nhân có thể lấy tâm mình thay cho ý Trời, lấy miệng mình thay cho lời của Trời, lấy tay mình thay cho thợ của Trời, thấy thân mình thay cho việc của Trời” [68, tr. 531]. Nhưng Thánh nhân không phải là do trời ban xuống, mà do công phu tu dưỡng đạo đức của chính cá nhân. Cái thiên mệnh mà thánh nhân nhận trách ở đây là công cuộc cứu nước. Yếu tố Nho giáo trong mẫu hình thánh nhân đó được xét ở góc độ thực hành đại đạo, cứu vớt dân chúng, an định thiên hạ hơn là người đạt tới cảnh giới cao nhất của tu đức, giáo hóa, trị dân, tham phối thiên địa, Nho giáo đã được tiếp nhận ở góc độ thực hành nhiều hơn. Việc thực thi Nho giáo ở Việt Nam được xét trên hai cơ sở: dân bản và dân tộc bản vị. Vị thánh nhân này xuất hiện vừa thực hành cứu thế cứu dân, đồng thời phải giải quyết được vấn đề cứu vong dân tộc. Ở vị thánh nhân này có yếu tố quan trọng là “địa linh sinh nhân kiệt”. Không phải thánh nhân sinh tri mà tú khí anh linh núi sông sinh người anh hùng, người hào kiệt đảm lược tài trí nghị lực khác thường và trời giáng đại nhiệm cho người đó. Yếu tố đầu tiên, có vai trò lớn nhất cần phải nhắc tới ở hình tượng vị thánh nhân cứu nước lại là Đức. Do Nho giáo là học thuyết muốn sử dụng đạo đức để cải tạo xã hội, nên vị thánh nhân cũng không dùng cái gì khác ngoài Đức để giải quyết mọi vấn đề, kể cả vấn đề dân tộc. Chính vì vậy mà khi ngợi ca Lê Lợi, Nguyễn Trãi nhấn mạnh nhất đến vị trí của Đức. Không phải vì đất hiển, cũng chẳng phải bởi quyền mưu, nhà Nho quy thành công của cả cuộc khởi nghĩa vào một chữ Đức. Đức dùng để cảm hóa con người, nhân nghĩa dùng để thức tỉnh kẻ thù. Thánh nhân thuận theo thiên lý. Lẽ vạn vật toại sinh, văn trị, chính sự nhân nghĩa cũng là thiên lý, là đại đạo mà thánh nhân thực hành. Đức chính là cái tiêu chí để Nguyễn Trãi triển khai mạch tư duy của Chính Linh sơn phú, so sánh đức của Lê Lợi với đức của các vị Hán Cao Tổ, Việt Vương Câu Tiễn, để thấy rằng:

Thần võ chẳng giết Đức lớn hiếu sinh,

Như thế thì Hán Cao Tổ so thịnh đức với vua ta sao được,

Người phải được cùng “nhị đế, tam vương” xưng tụng ngang hàng! (Chí Linh sơn phú)

Không có sự tách biệt nào giữa việc cứu giúp muôn dân của một vị thánh nhân Nho giáo và trách nhiệm với dân tộc của một người anh hùng cứu nước. Bởi trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, muốn cứu dân thì phải cứu nước và ngược lại, cứu nước chính là đã giúp muôn dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực, là đã ra tay sắp xếp lại trật tự xã hội, chỉnh đốn lại càn khôn. Hình tượng vị thánh nhân cứu nước là sản phẩm của việc nhà Nho trong tư tưởng có sự kết hợp giữa những nguyên lý phổ quát của Nho giáo và tinh thần dân tộc.

Hình tượng thứ hai được sáng tạo theo mô hình nhân cách lý tưởng chính là Trần Nguyên Đán. Trong số các tác phẩm để lại, Nguyễn Trãi có một bài ký đặc biệt viết về ông ngoại- Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, Băng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh). Bài ký đã khắc họa hình tượng Trần Nguyên Đán như một nhà Nho mẫu mực điển hình trong lịch sử, từ hoài bão, từ hành động đến tâm thức, từ việc xuất đến việc xử đều mang đậm màu sắc Nho giáo. Theo hình dung của Nguyễn Trãi, chuyện thoái ẩn của Trần Nguyên Đán- chỗ gây nhiều bàn luận nhất- là theo phép tắc của Nho gia. Nhà Nho khi xuất khi xử, khi tiến khi thoái đều lấy chuyện “hộ đạo” làm cơ sở, xuất chính là để thực hành đại đạo, quay về ở ẩn là để giữ cái đạo ấy cho riêng mình. Theo như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán về ở ẩn khi đã bất lực trước thời cuộc, chỉ còn cách đem chuyện thoái lui của mình làm việc can gián đối với Nghệ tông “Hoặc đi hoặc ở, khi động khi tĩnh, đều là có ý can gián.”

Theo chúng tôi thì dù trong hành xử, Trần Nguyên Đán có cả hai con người quý tộc và nhà Nho, tạo thành một khối mâu thuẫn đầy phức tạp, nhưng xét về thân phận thực, Trần Nguyên Đán không phải là một nhà Nho. Ngay câu mở đầu Băng Hồ di sự lục, chúng ta thấy Nguyễn Trãi viết: “Băng Hồ tướng công là thân tộc nhà Trần”. Thế thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong Băng Hồ di sự lục Nguyễn Trãi lại xây dựng một hình tượng nhà Nho Trần Nguyên Đán đích thực như thế? Câu trả lời là vì với Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán đã được Nho giáo hoá tuyệt đối. Ông nhìn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023