BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THU THỦY
QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Có thể bạn quan tâm!
- Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 2
- Khái Niệm “Quá Trình Hiện Đại Hóa Hoạt Động Nghiên Cứu Văn
- Những Biến Động Lớn Của Xã Hội
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THU THỦY
QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 62 22 34 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Dương Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .................................................................................................
Lời cam đoan .................................................................................................
Mục lục 01
MỞ ĐẦU 03
1. Lý do chọn đề tài 03
2. Mục đích nghiên cứu 04
3. Lịch sử vấn đề 04
4. Giới hạn của đề tài 12
5. Phương pháp nghiên cứu 16
6. Đóng góp của luận án 16
7. Cấu trúc luận án 17
NỘI DUNG
Chương 1 - Những tiền đề cơ bản của quá trình hiện đại hóa hoạt động
1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội 18
1.2. Tiền đề văn hóa - văn học 25
1.3. Tiền đề vật chất - kỹ thuật 48
Chương 2 - Những chặng đường phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 54
2.1. Giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX 55
2.1.1. Ảnh hưởng của quan niệm cổ điển trong hoạt động nghiên cứu văn học 55
2.1.2. Bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học 58
2.2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Những chuyển biến trong quá trình hiện đại
hóa hoạt động nghiên cứu văn học 71
2.2.1. Nghiên cứu văn học sử - Thành tựu và hạn chế 72
2.2.1.1. Những công trình riêng về từng thời kỳ, từng lĩnh vực văn học
......................................................................................................... 72
2.2.1.2. Những công trình khái quát cả quá trình văn học 103
2.2.2. Nghiên cứu văn học nước ngoài - Thành tựu và hạn chế 129
2.2.3. Nghiên cứu lý luận văn học - Thành tựu và hạn chế 134
Chương 3 - Những đổi mới về phương pháp nghiên cứu 145
3.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu 146
3.1.1. Phương pháp so sánh 146
3.1.2. Phương pháp trực giác 156
3.1.3. Phương pháp xã hội học 161
3.1.4. Phương pháp tiểu sử 166
3.1.5. Phương pháp xã hội học mác - xít 173
3.2. Ngọn nguồn của những đổi mới 183
3.2.1. Những yếu tố nội sinh 184
3.2.2. Những yếu tố ngoại nhập 190
KẾT LUẬN 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO 204
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 220
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại đã phát triển qua một thế kỷ với nhiều thành tựu to lớn. Các thành tựu về nghiên cứu văn học sử Việt Nam đã được nhắc tới trong các bộ lịch sử văn học cũng như trong các cuốn sách chuyên khảo của cá nhân hoặc tập thể tác giả kể từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong các cuốn sách đó, chúng ta thấy các tác giả đã cố gắng đánh giá và tổng kết các thành tựu của văn học nước nhà cả về mặt sáng tác lẫn nghiên cứu. Những thành tựu về nghiên cứu như các quan điểm nghệ thuật, các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu, đã được tổng kết xen lẫn với các thành tựu về sáng tác trong cùng giai đoạn, cùng một thời kỳ văn học. Những bộ sách lịch sử văn học như Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam (1900 - 1945) (1999) do Phan Cự Đệ chủ biên, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1976), Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (1981), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Những vấn đề lịch sử và lý luận) (2004),... của các tập thể tác giả, và một số cuốn sách khác như bộ sách Lược khảo văn học (1963, 1968) của Nguyễn Văn Trung, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) của Phạm Thế Ngũ, bộ sách Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Văn học sử thời kháng Pháp 1858 - 1945 (1972) của Lê Văn Siêu, ... đều có đề cập ít nhiều đến thành tựu của hoạt động nghiên cứu văn học bên cạnh các thành tựu của sáng tác văn học đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, việc tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học, đặc biệt là giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Những cuốn sách tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và đối với giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nói riêng hầu như rất hiếm. Không thoả mãn với những thành tựu của lĩnh vực nghiên cứu văn học phần lớn mới
chỉ được nhắc đến bên cạnh những thành tựu về sáng tác trong các cuốn lịch sử văn học, chúng tôi cho rằng chỉ có việc nghiên cứu chuyên biệt để tổng kết riêng các thành tựu nghiên cứu văn học thì mới đánh giá được thỏa đáng hoạt động của lĩnh vực này. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” để thực hiện luận án nhằm đáp ứng phần nào mối quan tâm về quá trình hiện đại hóa và sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, chúng tôi nhằm hướng đến những mục đích sau:
- Đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế của quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Nêu lên những đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong thành tựu chung của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình hiện đại hoá văn học
nhằm vận dụng vào công cuộc hiện đại hoá văn học hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề
Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại chủ yếu thiên về xu hướng sưu tầm, bình điểm. Xu hướng này mang tính chất của tiếp nhận cảm tính nhiều hơn là tư duy khoa học. Chính vì vậy, mặc dù xu hướng này có ưu điểm là cung cấp cho ta những kiến thức đánh giá độc đáo về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật, nhưng nó chưa phác họa được một bức tranh văn học có hệ thống với những lý giải khoa học và biện chứng về quá trình phát triển của văn học.
Phải đến đầu thế kỷ XX, khi văn hoá Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc với văn hoá phương Tây, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam nhận thấy rằng: đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học là một nhu cầu không thể thiếu được trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Họ bắt đầu tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học của phương Tây để vận dụng vào Việt Nam. Kết quả là chưa bao giờ nền văn học Việt Nam chuyển biến và phát triển mạnh mẽ như ở giai đoạn này. Riêng hoạt động nghiên cứu văn học trong nửa đầu thế kỷ XX đã để lại một di sản khá phong phú và đa dạng. Từ những bài nghiên cứu còn mang đậm dư âm của quan niệm cổ điển trong buổi đầu tiếp thu học thuật nước ngoài, đến những tác phẩm vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu các tác gia, tác phẩm, các giai đoạn văn học thời kỳ văn học…, các nhà nghiên cứu đã đóng góp không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học đương thời và đặt nền móng quan trọng cho hoạt động nghiên cứu văn học của giai đoạn sau này. Tuy nhiên, cho đến nay, bên cạnh những thành tựu về sáng tác, lý luận, phê bình đang được giới nghiên cứu quan tâm, có thể nói, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về những thành tựu và hạn chế của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Từ trước năm 1945, lĩnh vực nghiên cứu, phê bình cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Các vấn đề như quan điểm, phương pháp, thể loại, tác giả, tác phẩm đã được các tác giả Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Thạch Lam, Kiều Thanh Quế, Diệu Anh Đinh Gia Trinh, Nguyễn Văn Tố… đem ra bàn bạc. Toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này đều được các nhà nghiên cứu gọi chung là: phê bình văn học. Và như thế là xuất hiện một kiểu “phê bình của phê bình”. Trong Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy tác giả đã có ý xếp riêng những nhà văn viết phê bình và nghiên