Từ biểu đồ 2.3 có thể thấy, trong giai đoạn 1997 - 2000, giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng mạnh và liên tục qua các năm, kể cả trong năm 1998, dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1997 đạt 95,2 tỷ đồng, đến năm 2000, sản lượng đạt 160,5 tỷ đồng, tăng 65,3 tỷ đồng (168,5%). Như vậy, trung bình trong 5 năm, giá trị sản lượng công nghiệp của Củ Chi đạt được 113,5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong hai năm 1999 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp Củ Chi tăng nhanh nhất, đạt 34,3 tỷ đồng. Đến năm 2005, trên địa bàn huyện có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư [172].
Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp Củ Chi bình quân hàng năm đạt 21,47%, cơ cấu sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp dân doanh, khu vực công nghiệp nhà nước giảm dần và đã chuyển sang công ty cổ phần. năm 2005, trên địa bàn huyện có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý, và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư [7].
Sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp dẫn tới sự thay đổi tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của huyện.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2005
Đơn vị: %
100%
80%
60%
40%
20%
0%
5,92
10,95
52,42
74,46
41,66
Thương mại, dịch vụ
Công nghiệp, thủ công nghiệp Nông nghiệp
14,59
1996-2000 2001-2005
Nguồn: Tổng hợp từVăn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ VII, VIII, IX,X.
Phân tích biểu đồ 2.4 cho thấy: Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo chiều hướng
giảm tỷ trọng của ngành kinh tế nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành kinh tế công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Từ chỗ nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, công nghiệp, thủ công nghiệp đã trở thành ngành kinh tế đóng góp quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi. Trong vòng 10 năm (1996 - 2005), tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 41,66% xuống còn 10,95% (giảm 30,71%); tỷ trọng ngành công nghiệp, thủ công nghiệp từ 52,42% tăng lên 74,46% (tăng 22,04%); tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ từ 5,92% tăng lên 10,95% (tăng 5,03%). Trong đó, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2001- 2005.
Xét về cơ cấu giữa các thành phần kinh tế, từ những năm 1997, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp, huyện đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, giải thể các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong đó có 2 đơn vị là: Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu Củ Chi và Xí nghiệp may xuất khẩu Hữu Tân, còn lại 1 đơn vị là xí nghiệp than bùn Củ Chi. Từ sau năm 2000, thực hiện nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 9 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và Chỉ thị số 005/CT- UB-CNN ngày 3/4/2000 của UBND Thành phố về củng cố và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Củ Chi đã có những bước chuyển biến đáng kể trong hoạt động của các doanh nghiệp: hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa xí nghiệp khai thác và chế biến than bùn Củ Chi với số vốn nhà nước chiếm tỉ lệ 20% và đổi tên thành Công ty phân bón hóa sinh Củ Chi. Công ty thương mại Củ Chi cũng thực hiện cổ phần hóa và được đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp
- thương mại Củ Chi.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp của Củ Chi, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ngoài Nhà nước là chủ đạo và càng ngày càng tăng tỷ trọng. Năm 1997, doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,3%; các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 88,1% [14; tr.3]. Trong những năm 1996-2000, Củ Chi đã thu hút 68 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trong đó có 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp
Tây Bắc Củ Chi, Tân Qui và Tân Phú Trung, cùng với 755 cơ sở sản xuất khác, đã từng bước tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ [5]. Đến năm 2005, Củ Chi có 1.372 cơ sở sản xuất do huyện quản lý, và có 63 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thu hút trên 33.000 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư. KCN Tây Bắc Củ Chi thu hút 43 doanh nghiệp KCN Tân Phú Trung đang triển khai đền bù giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 543 ha, có 47 doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất [7]. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn,lànhân tố quan trọng đưatới những thay đổi mạnh mẽ trong kinh tếcông nghiệp của huyện. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần trong việc giải quyết lao động việc làm cho người dân địa phương, thay đổi thành phần dân cư đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của huyện.
2.4.3. Thương mại - dịch vụ
Từ năm 1997, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Công ty thương mại Củ Chi, ngoài kinh doanh nội ngoại thương còn được giao làm chủ đầu tư quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi. Mặc dù có tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực, lượng hàng hóa xuất khẩu giảm, kinh doanh nội thương chịu sự cạnh tranh gay gắt, nhưng với phương thức kinh doanh mới, linh hoạt chủ động nên hoạt động thương nghiệp khu vực có vốn đầu tư của Nhà nước đã giữ vững được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thương nghiệp tư nhân phát triển nhanh chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi được biểu hiện qua biểu đồ 2.5 như sau:
Biểu đồ 2.5. Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở huyện Củ Chi qua các năm 1996 - 2005
Số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư…
7739
5652
5659
6252
3255
Năm 1996
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2003
Năm 2005
Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê các năm 1997, 2000, 2001, 2003, 2005.
Từ biểu đồ trên, có thể thấy số hộ, lao động tư thương và dịch vụ tư nhân ở Củ Chi hàng năm tăng khá ổn định. Điều này phù hợp với tình hình của một huyện ven đô trong bước đầu của quá trình đô thị hóa. Trong số 7739 hộ kinh doanh cá thể của huyện năm 2005 có 200 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động. Huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới chợ Hòa Phú, chợ Trung An, chợ Phạm Văn Cội phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn [6; tr. 67-68].
Về giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ qua các năm được thể hiện qua bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.5. Doanh thu thương mại, dịch vụ giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: tỷ đồng
Kết quả thực hiện | ||||
1997 | 1998 | 1999 | 2000 | |
Doanh số bán ra | 600,912 | 684 | 730 | 793 |
Kinh tế quốc doanh | 80 | 40 | 25,580 | 48 |
Ngoài quốc doanh | 418,412 | 502 | 600 | 630 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Hoạch Cảnh Quan, Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Đô Thị
- Đảm Bảo Đời Sống Của Người Dân Và Phát Triển Văn Hóa, Giáo Dục, Y Tế
- Trình Độ Văn Hóa Của Dân Số Từ 5 Tuổi Trở Lên (1999 - 2004)
- Trình Độ Chuyên Môn Kỹ Thuật Của Lao Động Đang Làm Việc Tại Huyện Củ Chi Chia Theo Các Ngành Kinh Tế Năm 1999
- Đảm Bảo Đời Sống Của Người Dân Và Phát Triển Văn Hóa, Giáo Dục, Y Tế
- Số Hộ Nghèo Và Số Người Được Giải Quyết Việc Làm Ở Củ Chi Giai Đoạn 2010 - 2015
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1996 - 2000
Từ bảng số liệu cho thấy hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện diễn ra khá sôi động,doanh số bán ratheo từng nămtăng liên tục,nếu so năm 1996 doanh số bán ra492.878 triệu đồng, thì đến năm 2000, doanh số đạt 793.000 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 lần, trong
đó hoạt động thương mại, dịch vụ của các đơn vị ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo chiếm 79,44% (năm 2000), đơn vị quốc doanh chiếm tỷ lệ chỉ 6,05% trong doanh số (năm 2000).
Trong giai đoạn 2001 - 2005, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Huyện đã có 7.739 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng với phương thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán của huyện đã duy trì lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng hơn 95% so toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27,13%, tăng 18,58% so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành đạt 473.030 triệu đồng [7].
Về tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành thương mại - dịch vụ qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1996 - 2000: mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại, dịch vụ là 12,55%. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu chung của ngành kinh tế tăng đều qua biểu đồ 2.6 cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu chung của ngành kinh tế các năm 1996 – 2000
48.00%
46.00%
44.00%
42.00%
40.00%
45.14%
45.26%
45.99%
43.99%
42.36%
Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ (Đơn vị: %)
Nguồn: Phụ lục số liệu báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 1996 - 2000
Đồ thị trên cho thấy, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế liên tục tăng qua các năm (trong khoảng 5 năm tăng thêm 3.63%). Nghị quyết đại hội lần VIII đề ra cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 36,46%, nhưng kết quả tăng trưởng theo từng năm đều cao hơn: Năm 1996 (42,32%), 1997 (43,99%), 1998 (45,14%), 1999
(45,26%), 2000 (45,99%). Đồng thời, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện diễn ra khá sôi động, doanh số bán ra theo từng năm tăng liên tục, nếu so năm 1996 doanh số bán ra 492.878 triệu đồng, thì đến năm 2000, doanh số đạt 793.000 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 lần, trong đó hoạt động thương mại, dịch vụ của các đơn vị ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo chiếm 79,44% (năm 2000), đơn vị quốc doanh chiếm tỷ lệ chỉ 6,05% trong doanh số (năm 2000).
Trong các hoạt động thương mại dịch vụ, hoạt động dịch vụ du lịch ở Củ Chi bước đầu phát triển phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước bao gồm du lịch truyền thống, du lịch sinh thái kết hợp nhà vườn. Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược là một công trình kiến trúc độc đáo nằm ở xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi, đây là khu căn cứ cách mạng nổi tiếng có diện tích 100 ha với hệ thống địa đạo trên 200km, bao gồm 2 căn cứ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là căn cứ Khu ủy và quân khu Sài Gòn
- Gia Định. Bên cạnh đó, khu di tích địa đạo Bến Đình nằm ở xã Nhuận Đức với diện tích 3 ha gồm 150m hệ thống hầm địa đạo hòa cùng khu di tích địa đạo Bến Dược tạo thành hệ thống khu di tích địa đạo Củ Chi. Địa đạo Củ Chi là một công trình kiến trúc độc đáo, một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này được đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới 250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Với hệ thống địa đạo độc đáo, Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, vinh dự được tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.
Bên cạnh khu đền Bến Dược hay địa đạo Củ Chi, nơi đã làm nên những trang sử vàng chói lọi còn vọng mãi với thời gian, nơi đây còn được nhắc đến với khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số nằm ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 50 km… Khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số này được xây dựng với vốn đầu tư gần 10 triệu USD, có diện tích 25 ha, đưa vào hoạt động từ năm 2002, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi. Đến đây, du khách có thể tham quan khu tái hiện lịch sử Sài Gòn 300 năm, hoặc chơi các trò chơi dân gian: đi cà kheo, đôi hia vạn dặm, đua thuyền, ném còn, đập niêu, nấu cơm chạy thi, đi cầu thăng bằng, chui rọ, leo cầu tuột… Ngoài ra, ở khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số còn có chương trình lễ hội cồng chiêng với
phần biểu diễn những điệu múa, bài ca tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa của chàng trai, cô gái các dân tộc thiểu số Ba Na, Thái, S’Tiêng, phong tục cưới chồng của các thiếu nữ dân tộc K’Ho, những cảnh lao động sản xuất các sản phẩm truyền thống của từng dân tộc như dệt thổ cẩm của người Thái, đan gùi - làm gốm của người Chu-Ru, cách nấu rượu cần của dân tộc Lạch hay cách làm bánh tráng, bánh kẹp đậu phộng của người dân Củ Chi… Trong những ngày hè, khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động có thưởng để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của giới trẻ, sinh viên học sinh.
Ngoài ra, với cơ chế từng bước thực hiện xã hội hóa trong các hoạt động vui chơi giải trí, khu du lịch công viên nước Củ Chi do tư nhân đầu tư xây dựng đã đi vào hoạt động. Khu du lịch sinh thái FOSACO với 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng làm phong phú cho hoạt động du lịch, góp phần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong và ngoài huyện.
2.5. Chuyển biến về dân số, lao động
2.5.1. Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện năm 1997 là 241.658 người [153; tr. 22], năm 2005 là 302.662 người [154; tr. 20], Sự gia tăng dân số của huyện có thể biểu diễn qua biểu đồ 2.7 như sau:
Biểu đồ 2.7. Sự gia tăng dân số của Củ Chi qua các năm 1997-2005
Đơn vị: người
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
278852
288279
302662
254803
241658
Số dân
1997 1999 2002 2004 2005
Nguồn: Kết quả điều tra dân số huyện Củ Chi qua các năm, UBND huyện Củ Chi
Từ đồ thị trên ta thấy, dân số Củ Chi gia tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tốc
độ gia tăng dân số khác nhau qua các thời kì. Từ năm 1999 đến năm 2005, tốc độ tăng dân số của huyện là 18,78%, bình quân mỗi năm tăng 2,68%. So với năm 2001, năm 2005 dân số huyện tăng 46.347 người (18,08%) bình quân mỗi năm tăng 11.568 người (3,61%). Dân thành thị tăng 3.696 người (32,24%) bình quân mỗi năm tăng 739 người (6,45%), dân số nông thôn tăng 42.430 người, bình quân mỗi năm tăng 8.486 người, (3,46%) [5; 7]. Dân thành thị tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân tại huyện nhưng tăng nhanh hơn dân số nông thôn. Đó chính là tác động của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn diễn ra với tốc độ nhanh, phát triển công nghiệp tại địa phương và do chính sách dãn dân từ nội thành ra các vùng ven ngoại thành của thành phố. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ 8,61‰ năm 2001 tăng lên 14,00‰ năm 2004 và giảm còn 13,03‰ năm 2005. So với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố (12‰ năm 2004) thì tỉ lệ này vẫn còn tương đối cao [161; tr. 4].
Ngoài ra, dưới tác động và yêu cầu của quá trình đô thị hóa, trên địa bàn huyện Củ Chi còn có gia tăng dân số cơ học. Tỉ lệ gia tăng cơ học là 1,5% từ năm 2001 tăng lên 3,17% năm 2005 [161; tr. 6]. Từ năm 2001 đến năm 2005, nhiều người từ các tỉnh khác đến tạm trú tại Củ Chi, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp, những người từ nội thành đến Củ Chi mua đất cất nhà và có hộ khẩu tại huyện. Dân nhập cư chủ yếu tập trung tại các khu thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu dân cư mới. Dân nhập cư tăng thêm nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nhưng cũng đang là áp lực lớn cho huyện trong việc quản lý con người, an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tính đến 331/12/2005 toàn huyện có
67.281 hộ, 302.662 nhân khẩu bao gồm 268.669 nhân khẩu thường trú thực tế, 33.993 nhân khẩu thường trú không thực tế [154; tr. 4]
Về mật độ dân số, năm 2005, mật độ dân số bình quân của Củ Chi là 695,84 người/km2. Tuy nhiên, dân số phân bố không đều ở các xã: cao nhất thị trấn Củ Chi: 4.000 người/km2, kế đến là Tân Thông Hội: 1.280,77 người/ km2, Tân Thạnh Đông: 1.192,15 người/km2. Thấp nhất là xã Phạm Văn Cội: 301,44 người/km2 và xã Phú Mỹ Hưng: 298,28 người/km2 [158; tr. 3]. Nhìn chung, mật độ dân số tập trung cao ở các xã phía Nam và thấp nhất ở các xã phía Bắc, dân cư tập trung trên địa hình đồi gò cao, dọc các trục giao thông