Trình Độ Văn Hóa Của Dân Số Từ 5 Tuổi Trở Lên (1999 - 2004)


Bảng 2.2. Trình độ văn hóa của dân số từ 5 tuổi trở lên (1999 - 2004)



Tiêu chí

1999

2004

Tổng số

(người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

(người)

Cơ cấu (%)

Chưa biết chữ

16.028

6,93

11.397

4,32

Biết đọc biết viết

1.278

0,55

1.187

0,45

Cấp 1 (lớp 1-5)

95.025

41,09

97.617

37,00

Cấp 2 (lớp 6-9)

83.828

36,25

109.278

41,42

Cấp 3 (lớp 10-12)

35.102

15,18

44.352

16,81

Tổng số

231.261

100,00

263.831

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 9

Nguồn: Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 và 1/4/1999, Chi cục Thống kê huyện Củ Chi

So với các quận huyện ngoại thành, Củ Chi có số năm đi học của dân số từ 7 tuổi trở lên ở mức độ trung bình. Điều này được thể hiện qua bảng:

Bảng 2.3. Số năm đi học bình quân của dân số từ 7 tuổi trở lên năm 2004

Đơn vị: Năm



Tổng số

Nam

Nữ

Tp. Hồ Chí Minh

7,37

7,68

7,08

1, Các quận

7,65

7,98

7,36

2, Các huyện ngoại thành

5,85

6,13

5,6

- Củ Chi

5,85

6,12

5,6

- Hóc Môn

6,2

6,56

6,01

- Bình Chánh

5,91

6,18

5,65

- Nhà Bè

5,46

5,76

5,18

- Cần Giờ

4,47

4,74

4,2

Nguồn: Số liệu lưu tại Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

So với các quận nội thành, số năm đi học bình quân của các huyện ngoại thành ít hơn hẳn, trong đó Củ Chi ở mức độ bình quân chung của khu vực. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động ở Củ Chi nói riêng, các huyện ngoại thành nói chung, đòi hỏi cần có một chính sách nâng cao dân trí và nguồn nhân lực tại Củ Chi.

Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trường Trung cấp nghề Củ Chi được thành lập, tiền thân là Trung


tâm dạy nghề huyện Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 427/QĐ-UB ngày 27/07/1998 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi. Ngày 24/12/1999, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 7924/QĐ-UB-VX chuyển Trung tâm Dạy nghề huyện Củ Chi thành Trường Công nhân kỹ thuật Củ Chi. Trường công nhân kỹ thuật Củ Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7; Bên cạnh đó, trường còn thực hiện liên kết với các đơn vị - doanh nghiệp mở rộng khả năng đào tạo nghề và giải quyết việc làm thuộc các lĩnh vực như: may công nghiệp, đào tạo lái xe… Ngoài ra, trường còn làm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho công nhân ở các đơn vị sản xuất. Trên địa bàn huyện còn có 2 trường trung cấp nghề là trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Tây Bắc, trường Trung cấp nghề Tây Sài Gòn theo Quyết định số 227/QĐ-LĐTBXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh [175].

Về văn hóa, thể dục thể thao, Trung tâm thể dục thể thao, Trung tâm văn hóa Huyện được đầu tư xây dựng mới, khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi đấu và phát triển phong trào chung của huyện. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển với hơn 18% số dân thường xuyên tham gia tập luyện. Ngoài sân vận động của huyện, Củ Chi đã có thêm các cơ sở tập luyện gồm Trung tâm TDTT, 24 sân bóng đá, 100 sân bóng chuyền, 5 nhà tập, 6 hồ bơi mini. Năm 2004 Củ Chi có 21.241người tham gia luyện tập thường xuyên thể dục thể thao [145; tr. 3]. Thông qua hệ thống các lớp năng khiếu, huyện Củ Chi đã tuyển chọn vận động viên tham dự nhiều môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, xe đạp... Huyện đã tham dự 53 giải thành phố và đạt 174 huy chương [145; tr. 6].

Về phong trào văn hóa văn nghệ, Trung tâm văn hóa huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội thi, hội diễn, phát triển phong trào đàn ca tài tử, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân. Hàng năm, huyện đã tổ chức từ 1.500 - 1.600 buổi hoạt động văn nghệ thu hút trên 12.000 lượt người tham gia [6; tr. 76].

Bên cạnh đó, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu thu hút trên 90% hộ dân tham gia. Trong 5 năm 2000 - 2005, huyện Củ Chi có 5 xã, 97 ấp, khu phố đăng ký xây dựng xã, ấp văn hóa, bước đầu đã có 60 ấp, khu phố và xã Thái Mỹ được công nhận đạt chuẩn văn hóa, có 54.013


hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 85,73% so với tổng số hộ dân [7]. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của một số ấp, khu phố văn hóa chưa cao. Sự phân hóa giàu nghèo ở Củ Chi đang có chiều hướng gia tăng; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.

Trên lĩnh vực ytế, từ 1997,ngành y tế Củ Chi đã từng bước xây dựng kiện toàn mạng lưới tổ chức y tế từ huyện xuống cơ sở, đầu tư nhiều phương tiện máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Nhờ vậy, chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám điều trị bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên. Huyện đã tăng cường 22 bác sĩ cho trạm y tế cơ sở cùng với việc phát triển mạng lưới y tế cộng đồng, y tế tư góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Với quy mô 180 giường điều trị nội trú của 2 bệnh viện, cùng với việc tổ chức khám bệnh cho các xã vùng xa, hàng năm, hàng chục ngàn lượt đối tượng chính sách và dân nghèo của huyện Củ Chi được khám điều trị miễn phí. Ðặc biệt, Hội bảo trợ bệnh viện miễn phí thành phố đã tổ chức mổ đục thủy tinh thể mang lại ánh sáng cho 684 người mù nghèo của huyện Củ Chi [5].

Trong công tác khám chữa bệnh cấp cứu, Trung tâm y tế Củ Chi đã áp dụng thành công các kỹ thuật y tế cao: cán bộ y tế được huấn luyện thường xuyên về chuyên môn, cơ sở vật chất được nâng cấp mở rộng, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại dần đã nâng được chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và thu hút người dân đến với trung tâm y tế Củ Chi ngày càng nhiều, trong đó có gần 40% là bà con ở các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương. Đến năm 2005, Củ Chi là huyện duy nhất trong cả nước có qui mô giường điều trị nội trú trên 500 giường. Qua 2 năm triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não cho 442 bệnh nhân, chương trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được thực hiện từ năm 2004 đã điều trị bảo tồn cho 2.286 trường hợp, phẫu thuật kết hợp xương 1.412 trường hợp, trong đó có 209 trường hợp gãy xương đùi, có nhiều ca đa chấn thương rất nặng [7]. Chương trình lọc máu ngoài thận chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2005 đã đáp ứng được nhu cầu cần lọc máu ngoài thận của người dân trong huyện và các tỉnh lân cận. Huyện Củ Chi đã lắp đặt được 5 máy, điều trị trên 50 bệnh nhân bị suy thận mãn tính phải chạy thận suốt đời, đồng thời lọc thận cấp cứu rất có hiệu quả nhiều trường hợp suy thận cấp. Chương trình phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi tim cũng được thực hiện từ tháng 10/2005 với mong muốn


người dân vùng sâu vùng xa, người dân diện chính sách, người nghèo có điều kiện được hưởng các phúc lợi của y tế kỹ thuật cao. Với những kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong khám chữa bệnh trong thời gian qua, Củ Chi là đơn vị tuyến huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật sọ não do chấn thương và do bệnh lý.

Bên cạnh các bệnh viện, hệ thống y tế Củ Chi còn có 2 phòng khám khu vực Tân Quy và Phước Thạnh, Trung tâm Y Tế Dự phòng, 20 trạm y tế xã, 1 trạm y tế thị trấn làm nhiệm vụ khám chữa bệnh. Đối với tuyến y tế cơ sở, năm 2004, Củ Chi được Sở y tế công nhận 100% xã đạt 10 chuẩn quốc gia, là huyện đầu tiên trong Thành phố đạt tiêu chuẩn này. Từ sự nỗ lực đó, Trung tâm y tế huyện đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Bộ y tế và được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 3.

Tuy nhiên, tồn tại của ngành y tế là công tác quản lý y tế tư, y tế ngoài giờ còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra trong việc mua bán thuốc, thực hiện không đúng qui định, gây thiệt hại đến sức khỏe nhân dân. Việc thực hiện công tác bảo hiểm y tế chưa tốt, một số ít cán bộ nhân viên trong ngành còn có thái độ tinh thần phục vụ người bệnh chưa tận tâm.

2.4. Chuyển biến về kinh tế

2.4.1. Nông nghiệp

Trong quá trình đô thị hóa, dấu hiện đầu tiên dễ nhận thấy tại các địa phương là diện tích đất nông nghiệp giảm để nhường chỗ cho các quy hoạch về đất xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, các công trình hạ tầng khác. Theo thống kê của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, từ năm 1996 đến năm 2000, đất nông nghiệp của Thành phố giảm trung bình mỗi năm là 1.100ha, 5 năm tiếp sau đó (2001 - 2005) tiếp tục giảm 1.200ha/năm [49; 50; 51]. Ở Củ Chi, từ năm 1997, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. So sánh tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất tự nhiên của Củ Chi qua 2 năm 2000 và 2005 qua biểu đồ 2.1như sau:


Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị: %

100%

20.78

23.39

50%

79.22

76.61

0%

2000

2005

đất nông nghiệp

các loại đất khác

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Củ Chi, số liệu các năm 2000, 2005


Từ bảng số liệu trên, có thể thấy: Trong vòng 5 năm, từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 2.61% (1.099 ha). Trong 123.517,01 ha đất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh thì Củ Chi chiếm 26,97%. Mặc dù xu thế chung là giảm diện tích nhưng nhìn chung diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi (trên 72%).

Về tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất của nông nghiệp, lý thuyết hiện đại hóa cho rằng đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, là hình thức thích ứng đối với các nhân tố phát triển công nghệ, tổ chức xã hội, và môi trường. Sự tiến bộ của kỹ thuật kể cả trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, trong giao thông liên lạc, đã tạo ra thặng dư lương thực, thúc đẩy phân công lao động, tăng trưởng kinh tế, và hiện đại hóa [109; tr. 21]. Vì vậy, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng với những chuyển biến về cơ sở hạ tầng và kĩ thuật trong nông nghiệp mà tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tại Củ Chi vẫn có bước phát triển mới.

Từ năm 1996 đến 2005, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân của Củ Chi đạt 3,16%. So sánh chung trong tương quan giữa các ngành kinh tế của Củ Chi qua bảng 2.4 như sau:


Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành kinh tế huyện Củ Chi

Đơn vị: %



Kết quả đạt được

Giai đoạn

Tăng trưởng

bình quân

Nông nghiệp

Công nghiệp, thủ

công nghiệp

Thương mại,

Dịch vụ

1996 - 2000

11

2,55

21,95

12,55

2001 - 2005

17,96

3,43

21,47

27,13

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ VII, VIII, IX, X


Từ bảng số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn so với công nghiệp - thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa ở các địa phương.

Trong giai đoạn 1996-2000, khu vực sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 2,55% và chiếm tỷ trọng 41,66% [4]. Giá trị tổng sản lượng của nông nghiệp qua các năm theo biểu đồ 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000

Đơn vị: tỉ đồng

700

600 630.443

587.828

500

400

524.424

363.7

524.928

361.188

383.993

406.59

300

223.853

200

160.724

173.74

203.835

100

0

1997

giá trị trồng trọt

1998

1999

giá trị chăn nuôi

2000

giá trị tổng sản lượng

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2001 - 2005

Từ biểu đồ, có thể thấy tốc độ phát triển nông nghiệp của Củ Chi từ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,2 lần; trong đó giá trị sản lượng trồng trọt tăng 1,12 lần, giá trị ngành chăn nuôi tăng 1,39 lần. Như vậy, ngành nông nghiệp của Củ Chi có những biến đổi, song tốc độ phát triển toàn ngành còn chậm, ngành chăn nuôi có bước phát triển hơn trồng trọt. Điều này cũng phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo xu hướng tăng


dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và phát triển các chủng loại cây trồng vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Năm 1997, ngành chăn nuôi chiếm 30,65%, trồng trọt chiếm 69,35% trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Qua các năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng dần đều là 32,48% (năm 1998), 34,68% (năm 1999) và năm 2000 là 35,51%. Tương

tự, tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm tương ứng: 67,52% (1998); 65,32% (1999); 64,49%

(2000).

Trong trồng trọt, diện tích và sản lượng các loại cây trồng có biến động song không đáng kể. Diện tích đất trồng lúa của huyện trong khoảng 30.000 - 31.000 ha, tiếp đó là diện tích trồng các loại cây khác như đậu phộng (khoảng 5.000 ha), cao su (3.029 ha năm 2000). Trong chăn nuôi, đàn bò sữa của huyện Củ Chi tăng 1.950 con vào năm 1997 lên

3.350 con năm 1998 và 6.000 con năm 2000. Chỉ trong 4 năm, đàn bò sữa của huyện đã tăng 3,1 lần. Chăn nuôi bò sữa được coi là ngành chăn nuôi chủ đạo của Củ Chi, được tập trung phát triển. Trong khi đó, đàn trâu bò cũng có số lượng tăng nhẹ từ 20.542 con năm 1997 lên 22.000 con năm 2000. Số lượng đàn heo cũng tăng tương ứng từ 37.000 con lên

40.000 con; số lượng gia cầm từ 900.000 con giảm xuống 830.000 con [5].

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp hàng năm đạt 3,43%. Trong trồng trọt, diện tích cây lúa giảm 5.999 ha và đậu phộng giảm 716 ha, được chuyển sang các loại cây trồng có hiệu quả cao như cây bắp lai, cây cỏ, cây mía. Riêng cây lúa diện tích giảm nhưng năng suất bình quân đạt 4 tấn /ha (tăng 0,79 tấn /ha so với năm 2000). Cây rau an toàn được xác định là loại cây trồng chủ lực của huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện phát triển diện tích canh tác trên 855 ha ở 15 xã, thị trấn. Ngoài ra hoa lan, cây kiểng bước đầu được chú trọng phát triển trên 50 ha, với tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng.

Trong chăn nuôi, tổng đàn bò sữa đạt trên 19.000 con, tăng gấp 2 lần so năm 2000, trở thành vùng trọng điểm có đàn bò sữa cao nhất toàn Thành phố. Tuy nhiên, trong các năm do giá thức ăn gia súc tăng, người chăn nuôi không có lãi nên đàn bò sữa phát triển


chậm lại. Tổng đàn heo đạt 64.000 con, đàn gia cầm không phát triển do dịch cúm gia cầm. Ngoài ra nuôi cá sấu và cá kiểng bước đầu được chú trọng, hiện nay chăn nuôi cá sấu trong hộ gia đình được 2.645 con, làng nghề cá cảnh Phú Hòa Đông đang triển khai đầu tư với quy mô khoảng 30 ha và con tôm càng xanh được nuôi thử nghiệm với diện tích trên 5 ha [7].

Như vậy, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị, sản lượng ngành nông nghiệp Củ Chi vẫn tăng. Đồng thời, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có chuyển biến về tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với yêu cầu và bối cảnh của quá trình đô thị hóa.

2.4.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Đô thị hóa trước hết gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, do đó, những thay đổi về giá trị, tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế được coi là dấu hiệu quan trọng nhất của quá trình đô thị hóa.

Về giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi, từ năm 1997, sản xuất công nghiệp của huyện Củ Chi có bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 1996 - 2000, khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp của huyện tăng trưởng bình quân 21,95% chiếm tỷ trọng 52,42% [5; tr.172]. Biểu đồ 2.3 cho thấy sự tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 1997 - 2000:

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Củ Chi giai đoạn 1997-2000

Đơn vị: Tỷ đồng

200

160.5

150

126.2

95.2

111.2

100

Giá trị sản xuất công nghiệp

50


0

1997

1998

1999

2000

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kinh tế, xã hội huyện Củ Chi các năm 1997, 1998, 1999, 2000.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí