Số Hộ Nghèo Và Số Người Được Giải Quyết Việc Làm Ở Củ Chi Giai Đoạn 2010 - 2015


Biểu đồ cho thấy, qua hàng năm, các hộ khó khăn tại huyện Củ Chi đều được hưởng chính sách hỗ trợ từ các nguồn vốn nhằm giải quyết việc làm, tháo gỡ các khó khăn về tài chính. Tổng cộng trong giai đoạn 2010 - 2015 đã có 4197 hộ được vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việclàm; 2896 hộ đượcvay từ quỹ 156; 2521 hộ được vay từ quỹ xóa đói giảmnghèo. Từ các chính sách tích cực trên của huyện mà số người được giải quyết việc làm đã tăng, đồng thời số hộ nghèo (theo tiêu chí mới từ năm 2013) đã giảm đáng kể.

Biểu đồ 3.2. Số hộ nghèo và số người được giải quyết việc làm ở Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015

30000


20000


10000


0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số hộ nghèo (từ năm 2013 theo tiêu chí mới), đơn vị: Hộ Giải quyết việc làm (Đơn vị: người)

Poly. (Số hộ nghèo (từ năm 2013 theo tiêu chí mới), đơn vị: Hộ)

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 -2015.

Đến năm 2015, Củ Chi còn 2.169 hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm, chiếm tỉ lệ 2,14%, hộ cận nghèo có thu nhập từ 16 đến dưới 21 triệu đồng/người/năm còn 8.864 hộ, chiếm tỉ lệ 8,75% [30]. Số hộ nghèo giảm là minh chứng cho thấy những tác dụng tích cực của chính sách về xã hội của huyện Củ Chi, cũng như tác động của sự phát triển kinh tế ở Củ Chi dưới tác động của quá trình đô thị hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, chủ trương của huyện Củ Chi là tập trung đầu tư phát triển giáo dục nhằm từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí của người dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở địa phương. Số liệu được thể hiện qua bảng 3.1 cụ thể như sau:


Bảng 3.1. Tình hình trường lớp năm học 2009 - 2010


Cấp học

Số đơn vị

Thực hiện năm học 2009-2010

Số CB, GV, CNV

Số lớp

Số học sinh

2 buổi/

ngày

Bán trú

1 buổi/

ngày

Tổng Cộng

2 buổi/ ngày

Bán trú

1 buổi/ ngày

Tổng Cộng

Mầm non

29

/

146

166

312

/

5.741

5.352

11093

626

Tiểu học

38

486

113

171

770

15.731

6.598

2.666

24.995

1.374

THCS

21

320

10

108

438

12.094

450

4.083

16.627

1.150

NDTEKT

01

/

04

08

12

/

11

72

83

17

TT.GDTX

01

/

/

22

22

/

/

496

496

22

TT.KTTH-HN

01









14

BDGD

01









15

Tổng cộng

92

806

273

475

1.554

27.825

12.800

12.669

53.294

3.218

MN tư thục

27


85


85


2.412


2.412

220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu lưu tại Văn phòng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Củ Chi


Hệ thống trường lớp của ngành giáo dục đã khang trang và khá hoàn chỉnh. Đến năm học 2009 - 2010, hệ thống trường học trên địa bàn huyện từ mẫu giáo đến trung học gồm32 trường mầmnon,67 trường phổ thông,1 trung tâmgiáo dụcthườngxuyên,1 trường dành cho trẻ khuyết tật, trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề, 3 trường trung cấp nghề [26; tr. 1].

Trong giai đoạn 2010 - 2015, số trường học và học sinh tại huyện Củ Chi được thể hiện qua biểu đồ 3.3.như sau:

Biểu đồ 3.3. Số trường, số lớp tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015

2500

2190

2182

2212

2013

2102

2000


1500


1000


500

159

179

196

200

213

0

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

số trường số lớp

Nguồn: Số liệu lưu tại Văn phòng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Củ Chi

Trong các cơ sở giáo dục, số lượng học sinh và giáo viên như sau:



Tổng số học sinh Tổng số giáo viên


100000

80000

60000

40000

20000

0

Biểu đồ 3.4. Số học sinh, giáo viên tại huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015
































































2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Tổng số học sinh

68319

71224

73653

74428

77614

Tổng số giáo viên

4240

4137

4255

4112

4148

Nguồn: Số liệu lưu tại Văn phòng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Củ Chi

Từ hai biểu đồ trên cho thấy, quy mô giáo dục của huyện Củ Chi tăng nhẹ qua các năm. Hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân Củ Chi. Bên cạnh giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bao gồm 3 cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông, hệ thống giáo dục phổ thông tại Củ Chi được xây dựng trên cơ sở tiếp nhận những cơ sở trường lớp có từ trước đây đồng thời tiếp tục xây mới các trường đáp ứng nhu cầu học tập. Đến năm 2015, Củ Chi có 69 trường phổ thông giảng dạy cho 62.095 học sinh các cấp với tổng số giáo viên là 2.904 người [30]. Như vậy, giáo dục phổ thông phát triển nhanh về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, học sinh tham gia hoạt động giáo dục. Sự phát triển của ngành giáo dục Củ Chi vừa là minh chứng, vừa tạo động lực cho quá trình đô thị hóa.

Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, học tập và làm theo các gương điển hình ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực. Các tiêu chí về xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, 100% ấp, khu phố đăng ký thực hiện ấp, khu phố văn hóa, xã Tân Thông Hội cùng với xã Thái Mỹ đang được chọn làm xã nông thôn mới. Năm 2009, Củ Chi có 54.013 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, chiếm 85,73% tổng số hộ dân [11].

Trong giai đoạn 2010 - 2015, Củ Chi tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Số khu, ấp văn hóa và số gia đình văn hóa đều tăng qua các năm:


Biểu đồ 3.5. Số hộ dân cư đạt chuẩn gia đình văn hóa giai đoạn 2010 - 2014


78000

76897

77414

76000

74842

75238

74000

72000

72000

70000

68000

2010

2011

2012

2013

2014

Số hộ dân cư đạt chuẩn gia đình văn hóa

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 -2015.


Số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa tăng nhanh trong năm 2011, giảm trong năm 2012 và tiếp tục tăng số lượng trong các năm 2013-2014. Từ đó, số khu phố, ấp văn hóa cũng tăng theo: từ 112 khu phố, ấp đạt chuẩn khu phố, ấp văn hóa trong năm 2010 đã tăng lên 130 trong năm 2011, 150 trong năm 2012, 155 trong năm 2013 và 171 khu phố, ấp văn hóa

trong năm 2014.

Bên cạnh đó, Củ Chi cũng đạt được nhiều thành tựu trong một số lĩnh vực khác của các hoạt động văn hóa. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Một số kết quả trên lĩnh vực văn hóa của Củ Chi trong giai đoạn 2010 - 2015

Tiêu chí

Đơn vị

tính

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số tủ sách khu phố, ấp

Tủ

124

156

178

178

178

178

Số đầu sách của thư viện huyện

và khu phố, ấp

Quyển

17980

28080

37380

42720

46280

48060

Số tủ sách CLB ông bà cháu

Tủ

124

156

178

178

178

178

Số suất biểu diễn văn nghệ

chuyên nghiệp

Suất

40

40

40

40

40

40

Số lần biểu diễn văn nghệ quần

chúng

Lần

60

60

60

60

60

60

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.


Như vậy, bên cạnh việc duy trì số lần biểu diễn văn nghệ chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng, Củ Chi đã phát triển số tủ sách tại các khu phố, ấp và tăng cường số đầu sách tại các thư viện của huyện và khu phố, ấp.

Trong phong trào thể dục thể thao (TDTT), năm 2007, Củ Chi đạt 203 huy chương cấp thành phố. Năm 2009 đạt 280 huy chương cấp thành phố và 13 huy chương toàn quốc [145; tr. 6]. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Củ Chi tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động thể dục thể thao, điều này được thể hiện qua bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Một số kết quả trên lĩnh vực Thể dục thể thao của Củ Chi trong giai đoạn 2010 - 2015

Tiêu chí

Đơn vị

tính

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số sân bóng đá cấp xã

Sân

27

27

27

27

27

27

Số sân điền kinh

Sân

2

2

2

2

2

2

Số nhà tập và thi đấu

Nhà

2

8

13

17

21

21

Số người tham gia tập thể

dục thường xuyên

Người

79290

84952

90564

95813

101088

100680

Số câu lạc bộ

96

96

96

96

96

96

96

Tổng số huy chương

Chiếc

291

332

219

280

240

249

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 -2015.


Trên lĩnh vực y tế, từ những nỗ lực phấn đấu vượt bậc của tập thể những người làm công tác chăm sóc sức khỏe ở trung tâm y tế Củ Chi, 4 năm liền (từ 2003 đến 2006), Bệnh viện Củ Chi được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện, đủ tiêu chuẩn và điều kiện là bệnh viện hạng 2.

Ngày 07/6/2006 huyện Củ Chi long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lao động của Chủ tịch nước phong tặng cho Trung tâm Y tế Củ Chi, một phần thưởng cao quí dành cho tập thể cán bộ - công nhân viên của trung tâm.

Theo Quyết định số 80 ngày 30/5/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế Củ Chi đã được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Đây là bệnh viện được xếp hạng 2 trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện có 1.000 giường điều trị nội trú với 1.080 cán bộ làm việc, có 18 khoa trong đó có 14 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sang, bệnh viện được trang bị nhiều thiết bị chuyên dùng như máy siêu


âm trắng đen, siêu âm màu, máy sinh hóa 18 thông số, điện tim 6 cần, 3 cần, máy giúp thở, Scanner… giúp cho việc điều trị được thuận lợi.

Có thể nói, trên bước đường xây dựng Củ Chi thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Tuy nhiên, trên lĩnh vực xã hội, Củ Chi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như một bộ phận lao động chưa có việc làm ổn định dẫn đến các tệ nạn xã hội, trong lãnh đạo và quản lí có lúc còn xem nhẹ trận địa văn hoá, chưa tập trung đúng mức, vấn nạn cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan còn khá phổ biến, các hoạt động dịch vụ văn hóa kém lành mạnh vẫn chưa giảm...

3.4. Chuyển biến về kinh tế

Quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể sự phát triển của các ngành kinh tế Củ Chi trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 - 2015 như sau:

3.4.1. Nông nghiệp

Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất nông nghiệp ở Củ Chi tiếp tục xu hướng thu hẹp. Điều này được thể hiện thông qua biểu đồ 3.6 sau đây:

Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi giai đoạn 2005 - 2015

đất nông nghiệp các loại đất khác

Đơn vị: %


100

23.39


25.31

27.54

50

76.61



74.69


72.46

0


2005



2010


2015












Nguồn: Số liệu từ Phòng Thống kê huyện Củ Chi, các năm 2000, 2005, 2010, 2015


Năm 2010, diện tích nông nghiệp tiếp tục giảm 1,94% so với năm 2005 và đến năm 2015 chiếm 72,67% diện tích đất tự nhiên của huyện. Như vậy, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp của Thành phố liên tục giảm. Trong vòng 10 năm, Củ Chi đã giảm 3,94% diện


tích đất nông nghiệp.

Mặc dù xu thế chung là giảm diện tích nhưng nhìn chung diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi (trên 72%). Trong đó, đất trồng lúa và trồng rau chiếm tỷ lệ cao trong diện tích đất nông nghiệp.

Đối với diện tích trồng lúa, đến năm 2015 diện tích trồng lúa của Củ Chi là 12.846 ha, chiếm 40,76% so với 31.519,19 ha đất nông nghiệp toàn huyện. Củ Chi cũng là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất, chiếm 62,99% tổng số diện tích trồng lúa của TP. Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 3.7. Cơ cấu diện tích đất trồng lúa cả năm của TP. Hồ Chí Minh (2015)

Đơn vị: %

Nguồn Cục thống kê TP Hồ Chí Minh Niên giám thống kê năm 2016 tr 221 Theo 1

Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2016, tr.221.

Theo biểu đồ trên, diện tích trồng lúa ở Củ Chi gấp tới 2,3 lần huyện Bình Chánh. Tổng số diện tích trồng lúa của 2 huyện này đã chiếm tới 86,29% diện tích lúa cả năm của TP. Hồ Chí Minh.

Đối với diện tích trồng rau các loại: Năm 2015, diện tích trồng rau của Củ Chi là 2.841ha, chiếm 31,78% tổng diện tích rau các loại của TP. Hồ Chí Minh [54; tr. 225]. Điều này phù hợp với kế hoạch phát triển vùng trồng rau trên địa bàn toàn huyện. Củ Chi là vùng có diện tích trồng rau lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là các huyện Bình Chánh (2.496 ha), Hóc Môn (2.045ha), Quận 12 (1.233ha). Các quận, huyện còn lại đều có diện tích trồng


các loại rau dưới 100ha. Bên cạnh đó, người nông dân huyện Củ Chi cũng chuyển sang trồng các loại cây như trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan cắt cành có thu nhập cao và hiệu quả hơn theo chương trình chuyển đổi vật nuôi cây trồng của huyện.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, đối với cơ giới hóa trong nông nghiệp, tính đến năm 2015, trên 90% diện tích đất canh tác lúa ở Củ Chi có sự tham gia của máy móc phục vụ nông nghiệp, hơn 70% công việc thu hoạch được thực hiện bằng máy cắt xếp, máy đập kiểu trống, máy gặt đập liên hợp. Điều này giúp cho Củ Chi đạt năng suất lúa tương đối khá, trung bình khoảng 45tạ/ha (năm 2012: 45 tạ/ha; 2013: 44,7 tạ/ha; 2014: 45,4 tạ/ha; 2015: 45,7tạ/ha) [54; tr. 221]. Sau đây là biểu đồ so sánh năng suất lúa cả năm của huyện Củ Chi so với một số quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh:

Biểu đồ 3.8. Năng suất lúa cả năm các quận, huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh (2015)

Đơn vị: tạ/ha

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

45,7

44,8

41

23,5

10,9

Củ Chi Hốc Môn Bình Chánh Cần Giờ Nhà Bè

Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2016, tr.221.

Như vậy, trong các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Củ Chi là huyện đạt năng suất lúa cao nhất. Các quận còn lại năng suất lúa đều dưới 35tạ/ha (Quận 2: 34,3 tạ/ha; quận 9: 32,6 tạ/ha; Quận Bình Thạnh: 21,1 tạ/ha; Thủ Đức: 30,0 tạ/ha; Bình Tân: 28 tạ/ha) [54; tr. 221], do đó Củ Chi cũng là huyện có năng suất lúa cả năm đứng đầu Thành phố.

Đối với sản xuất các loại rau, khâu làm đất đã thực hiện cơ giới hoá. Việc trồng hoa kiểng, cây ăn trái đã sử dụng xe chuyên dùng để đào hố, bốc xếp, trồng cây. Chế biến thức ăn gia súc sử dụng các kiểu máy phay, máy kéo… Đặc biệt, trong chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa, bên cạnh việc tăng cường chọn lọc, cơ cấu giống tốt thì việc xây dựng chuồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023