Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 9



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Doanh thu du lịch ĐVT: triệu

đồng


133


95


115


186


193


456


646


1839

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 9

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bình Dương Nhìn chung hoạt động du lịch trên địa bàn huyện những năm qua đóng góp không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Trong tương lai, việc triển khai các dự án trên, với sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cùng các chương trình

hoạt động cụ thể sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Dịch vụ vận tải có khoảng 300 cơ sở, từ 2000 mới có bến xe buýt đến trung tâm huyện. Phương tiện vận chuyển cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng vận tải còn nhiều mặt hạn chế, tỷ lệ xe chất lượng cao, còn thấp. Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn quy mô nhỏ.

2.1.3. Ngành nông lâm thủy sản

Ngành nông lâm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Huyện trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ổn định trong thời kỳ 1997 - 2000. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Tỷ trọng của ngành chiếm hơn 46% trong nền kinh tế năm 2000 giảm xuống còn 30% vào năm 2005 và năm 2008 là 18,2%, thể hiện được sự tích cực theo xu hướng tiến bộ. Nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng liên tục qua các năm: 5,5%/năm (1997 - 2000); 6,2%/năm (2001 - 2005), trong đó nông nghiệp tăng 6,1%, lâm nghiệp tăng 4,8%, ngư nghiệp tăng 8%; 4,7%/năm (2006 -2010), trong đó nông nghiệp tăng 4,6%, lâm nghiệp tăng 4,1%, ngư nghiệp tăng 12,4%. GTSX nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm (2011 - 2013), trong đó, tỷ trọng trồng trọt chiếm 77%, chăn nuôi chiếm 23%. Riêng năm 2013, GTSX nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3.024 tỷ đồng (tăng 3,7% so với năm 2012) [ 64; 19].

Trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi, tăng cường sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng những kỹ thuật khoa học vào canh tác, tăng cường năng lực cơ giới hóa…hình thành nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng quy mô sản xuất lớn. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả xuất hiện tạo tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh của người dân. Cùng với quá trình chuyển dịch trong sản xuất thì lao động làm việc trong ngành nông lâm thủy sản cũng có xu hướng chuyển dịch thích hợp. Lao động làm việc trong các ngành nông lâm thủy sản giảm từ 2000 là 41,6 ngàn người đến năm 2008 là 33,9 ngàn người.

Kể từ khi tái lập tỉnh đến năm 2012, kinh tế Tân Uyên tiếp tục ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế Tân Uyên đã chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp vốn đang chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Cụ thể giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp tăng bình quân 5%/ năm, công nghiệp tăng 28,9%/ năm, thương mại – dịch vụ tăng 9%/ năm. Mặc dù nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế ( năm 2000 là 40,16%). Tuy nhiên nguồn thu thập chủ yếu được tạo ra từ các loại cây trồng lâu năm , bao gồm những cây trọng điểm như: cao su, điều, cà phê. Đây là những loại nguyên liệu phục vụ cho chế biến các nghành công nghiệp sơ chế.

2.1.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng

Tại Bình Dương, cùng với phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc trong giai đoạn: 1997 - 2012. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhất là vị trí địa lý thuận lợi, nằm kế cạnh các đô thị lớn và lâu đời của khu vực Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân Uyên là một trong những địa phương đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa của tỉnh.

Về giao thông:

Với tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao đưa nền kinh tế huyện Tân Uyên phát triển nhanh trở thành Thị xã, song song với đó thì cơ sở hạ tầng – xã hội

cũng thay đổi theo để hỗ trợ phát triển kinh tế. Những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện đã tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, do đó đầu tư xây dựng tăng khá cao, bình quân 200%/ năm. Mạng lưới giao thông của huyện về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như vận tải. So với năm 1997 thì 2005 toàn huyện đã thực hiện được 700km đường đã nâng cấp và 93km đường láng nhựa, còn lại là đường cấp phối giao thông nông thôn. 18 xã -thị trấn đều có tuyến giao thông đến trung tâm các xã ấp. Để đáp ứng tiêu chí lên thị xã Tân Uyên đã thực hiện nhiều hành lang phát triển theo giao thông đường thủy và bộ, đại lộ, các tuyến giao thông chính được nâng cấp mở rộng.

Hệ thống giao thông toàn huyện gồm 992 tuyến đường, tổng chiều dài 1199,2 km. Trong đó, đường nhựa hóa chiếm gần 30%, đường sỏi đỏ là gần 63% và đường đất chiến khoảng 7%. Diện tích mật độ đường bộ cứ 1000 dân trên 5,3 km. Các tuyến đường Huyện nối tỉnh quan trọng như: ĐT741, ĐT742, ĐT746, ĐT747 . Trong đó đường ĐT747 là đường tạo lực quan trọng của tỉnh Bình Dương qua huyện Tân Uyên nối với ĐT743 thành trục Bắc Nam từ tp. Hồ Chí Minh qua Bình Dương lên Bình Phước đang được mở rộng. Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường Huyện quan trọng khác như: ĐH401, ĐH419. ĐH 412,…Các tuyến xe buýt đang khai thác như: tuyến Uyên Hưng - Khánh Bình - Tân Phước Khánh - Bình Dương, tuyến Bình Dương - Phú Chánh - Vĩnh Tân - Cổng Xanh - Tuyến Tân Phước Khánh - suối Tiên. Bên cạnh đó còn có các tuyến xe buýt liên tỉnh khác như: thị trấn Uyên Hưng - tỉnh Trà Vinh, tuyến Tân Định - Bến xe miền Đông. Về tuyến đường sông chủ yếu tàu thuyền qua lại trên lưu vực sông Bé và sông Đồng Nai [ 65].

Như vậy mạng lưới giao thông trên địa bàn Huyện trong giai đoạn này về cơ bản về cơ bản đã có bước phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng nhanh. Đặc biệt mạng lưới giao thông nông thôn phát triển đã góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt nền móng cho quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa thị xã Tân Uyên.

Thủy lợi các tuyến kênh phục vụ nước sản xuất cho các hộ nông dân là 94. 784 km, trong đó có 45.483 km đã được bê tông hóa, còn lại là các kênh mương nội đồng.

Bưu chính - viễn thông trong giai đoạn này để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn huyện ngày càng tăng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Huyện hiện nay trên địa bàn huyện có 6 bưu cục ở các xã và thị trấn: Thường Tân, Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Thành, Bình Mỹ, Đất Cuốc. Có 14 điểm bưu điện văn hóa xã hội đi vào hoạt động ổn định, 96 đại lý bưu điện tư nhân đang hoạt động và 34 đại lý Internet.

Điện nguồn 500 KV đường dây siêu cao áp xuyên Việt, băng qua góc Tây Bắc huyện tại xã Phước Hòa. Tuyến 500 KV Trị An - Hóc Môn băng qua huyện,…Gần như số xã thị trấn có điện đạt 100% tính đến năm 2000. Tỷ lệ sử dụng điện năm 2001 là 89,1% đến năm 2010 là 100%.Cùng với đó thì trên địa bàn huyện các tuyến đường cao thế của mạng lưới điện quốc gia đi qua và gần các nguồn điện chủ yếu của tỉnh như tuyến 500kv đường dây siêu cao áp xuyên Việt, băng qua góc Tây Bắc huyện tại xã Phước Hòa, tuyến 500kv Trị An – Hóc môn cũng băng qua huyện, toàn huyện phủ kín lưới điện trung thế với tổng chiều dài 247 km, hạ thế 118 km, có 494 trạm biến áp, 100% khu ấp có lưới điện trung thế và hạ thế đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất [ 27].

Hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho huyện. Hệ thống sông, suối nhỏ cũng rất đồi dào nước. Tính đến năm 2005 trên địa bàn Huyện Tân Uyên đã có 8 nhà máy nước tập trung ở các xã, thị trấn: Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, Tân Thành, Tân Mỹ, Tân Định, Lạc An, Đất Cuốc, Hội Nghĩa để phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Về hệ thống thoát nước trên địa bàn Huyện hiện nay còn rất đơn sơ, chủ yếu là thoát tự nhiên ra sông suối, ao, hồ, vì vậy vấn đề môi trường rất đáng quan tâm, tình trạng các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, cùng với hệ thống thoát nước chưa được kiểm soát chặt chẽ nên gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

2.1.5. Văn hóa – xã hội

Về công tác giáo dục được quan tâm củng cố, hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí. Việc thực hiện thành công phổ cập giáo dục đã đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự phát triển về kinh tế và khoa học và kĩ thuật đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa - Đô thị hóa Tân Uyên trong thời gian tới. Năm 2005 toàn huyện đã có 100% xã, phường được công nhận xóa mù chữ, 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, kể từ 2005 trờ đi công tác giáo dục rất được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng kiên cố. Mạng lưới y tế cũng được phủ khắp các xã, phường có 18 trạm y tế xã, 2 trung tâm y tế huyện và 1 bệnh viện hơn 60 giường, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư ở đây. Ngoài ra Ủy ban nhân dân huyện còn đâu tư phát triển văn hóa – thể dục – thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Giáo dục - đào tạo trên địa bàn Huyện trong giai đoạn này có 1 Trung tâm dạy nghề, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 6 trường THPT, 9 trường THCS, 25 trường Tiểu học và 19 trường mầm non. Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trường mầm non tư thục và một số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Tất cả xã, thị trấn trong Huyện đều có Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng. Kể từ 2008 có 17 trường được kiên cố hóa và lầu hóa, trong đó có 10 trường tiểu học và 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia [7].

Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở đạt 80%. Chất lượng giáo dục các bậc học ổn định và từng bước nâng lên. Trung tâm tổng hợp hướng nghiệp bước đầu đã mở được một số lớp dạy nghề ngắn hạn, số lượng học viên chưa cao. Tuy nhiên công tác hướng nghiệp và dạy nghề cũng đạt được một số kết quả nhất định. Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trung tâm đã mở được nhiều lớp và thu hút nhiều học viên theo học ở các ngành nghề, đáp ứng ứng trình độ tri thức tay nghề cho quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa và đô thị hóa trong tương lai.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, giúp tăng thu nhập cho người lao động được tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm. Bình quân hàng năm Bình Dương giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động: 33.000 lao động/năm (2001-2005), 46.500 lao động/năm (2006-2010), 45.000 lao động/năm (2011-

2013). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 38% (2001-2005) lên 60% (2006- 2010) và 64% (2011-2013). Tỉnh chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ.

Đô thị hóa gắn với sự biến đổi về thu nhập của người dân

Công nghiệp hóa, đô thị hóa tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương.GDP bình quân đầu người/năm luôn ở mức cao và ổn định, từ 5,8 triệu đồng (1997) lên 15,4 triệu đồng (2005), 30,1 triệu đồng (2010) và 51,7 triệu đồng (2013). Trong giai đoạn 1997 - 2013,GDP/người/năm của Bình Dương tăng gấp 8,9 lần (45,9 triệu đồng)[ 36].

Mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất và nhóm hộ có thu nhập thấp nhất năm 2008 là 6 lần, năm 2010 là 7 lần và năm 2012 lại xuống còn 6 lần. Sự chênh lệch về thu nhập những năm tới vẫn còn diễn ra và có chiều hướng tăng nhẹ nhưng vẫn còn ở mức độ cho phép, chưa trở thành mâu thuẫn về lợi ích và vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.2. Quá trình giai đoạn 2012 - 2017

Theo như những dẫn chứng trong giai đoạn 1997- 2012 thì quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thị xã Tân Uyên diễn ra qua từng thời kì, giai đoạn năm 1997 - 2005 từ nông nghiệp sang phi nông và giai đoạn từ nửa sau những năm 2000 đến năm 2017 tăng tốc phát triển chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà kinh tế là điểm xuất phát đầu tiên và kéo theo đó là hàng loạt những biến đổi về xã hội. Nền tảng kinh tế - xã hội biến động khiến cho như đời sống của người dân cũng có sự chuyển hóa một cách cơ bản. Khi mà công nghiệp đã chiếm lĩnh nền kinh tế, cũng là lúc kinh tế thương mại, dịch vụ có dấu hiệu tăng tốc.

Công nghiệp hóa, đô thị hóa gắn với tăng trưởng kinh tế. Quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa đã thúc đẩy kinh tế tỉnh Bình Dương phát triển

với nhịp độ cao và toàn diện. Tính chung cả giai đoạn 1997 - 2013, tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức tương đối cao và ổn định, bình quân mỗi năm GDP tăng 14,09%, cao hơn mức bình quân của cả nước và là một trong số ít các tỉnh, thành phố của cả nước dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

Thực hiện Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chia tách địa giới hành chính của huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014.

Xuất phát từ tình hình trên, Đảng bộ Thị xã đã vạch ra định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Tân Uyên giai đoạn năm 2012- 2017 dựa trên nền tảng phát triển công nghiệp và dịch vụ, thương mại.

2.2.1. Nghành công nghiệp - xây dựng

Phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên các nghành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Tập trung thu hút lấp đầy các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp xen kẻ trong các khu dân cư, đặt biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường sẽ có kế hoạch di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Đối với các khu vực dịch vụ, tiếp tục triển khai các quy hoạch được phê duyệt, bao gồm quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, quy hoạch phát triển du lịch, hình thành kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại. Đối với hạ tầng, tập trung xây dựng phát triển hạ tầng đô thị đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2020.

Có thể nhận thấy giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2015 được tạo ra chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp, bao gồm các cụm công nghiệp, các vùng sản xuất công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố rải rác trên địa bàn. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bình Dương, giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng 14,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp chiếm tỷ trọng 85,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

-Thực trạng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

+Thu hút đầu tư trong nước: Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên, trong năm 2015 trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 41 doanh nghiệp trong nước được UBND tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng 01 doanh nghiệp so với năm 2014 (thu hút các khu, cụm công nghiệp là 12 dự án) với tổng vốn đăng ký là 119,35 tỷ đồng. Lũy kế đến năm 2015, trên địa bàn thị xã Tân Uyên 635 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký là 7.486.55 tỷ đồng (trong khu công nghiệp là 92 doanh nghiệp ). Trong đó, số doanh nghiệp đi vào hoạt động là 453 doanh nghiệp, đang xây dựng hoặc lập các thủ tục khác là 139 doanh nghiệp, ngưng, không thực hiện là 43 doanh nghiệp. UBND thị xã đã cấp chủ trương cho 140 cơ sở, ngành nghề hoạt động trong các lĩnh vực gia công đồ gỗ, cơ khí, sản xuất giấy, làm mộc, cho thuê nhà kho,... với tổng vốn 180 tỷ đồng [64; 38].

+Thu hút đầu tư nước ngoài: Trong năm 2015 trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 65 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư mới, tăng 56 doanh nghiệp so với năm 2014 ( trong khu công nghiệp có 64 dự án), tổng vốn đăng ký đạt 404 triệu USD (tăng 381,5 triệu USD so với năm 2014). Lũy kế đến năm 2015 trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 367 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2.389 triệu USD ( trong đó, khu,cụm công nghiệp là 174 dự án), đi vào hoạt động là 199 dự án, đang xây dựng hoặc lập các thủ tục là 141 dự án, không thực hiện là 27 dự án [ 63; 38]. Như vậy, lũy kế đến năm 2015, trong tổng số 1.002 doanh nghiệp thuộc vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, có đến 736 doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp (chiếm 73,5% ), có 266 doanh nghiệp nằm trong khu, cụm công nghiệp (chiếm 26,5% ). Điều này cho thấy trên địa bàn ngoài các khu, cụm công nghiệp vẫn là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình hình trên là nhiều dự án đầu tư có quy mô nhỏ, việc đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp dẫn đến những áp lực về tài chính. Theo số liệu nêu trên, vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp đến năm 2015 đối với doanh

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí