Khuyến Nghị Giải Pháp Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa Ở Thị Xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

cơ sở đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Tân Uyên đến năm 2025 đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phù hợp với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương, các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất.

Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2025 trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ tiềm năng và lợi thế (các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) và các nguồn lực bên ngoài ( nguồn nhân lực, vốn đầu tư); phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; song song với phát triển mới, đẩy mạnh chỉnh trang các vùng sản xuất công nghiệp, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng đẩy mạnh phát triển công nghiệp gắn kết với phát triển dịch vụ và nông nghiệp, trong đó công nghiệp đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ và nông nghiệp, tập trung phát triển những khu vực hiện nay có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển gồm: Thạnh Hội, Bạch Đằng và Tân Ba.

Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với nâng cấp và phát triển đô thị thị xã Tân Uyên, đồng thời gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật va hạ tầng xã hội tỉnh Bình Dương, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở trình độ ngày càng cao.

Phát triển văn hóa- xã hội thị xã Tân Uyên đến năm 2025 theo hướng hiện đại phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp về đời sống văn hóa, lịch sử thị xã Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.

Phát triển nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2025 trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục quốc phòng, nâng cao hiệu quả công tác đàng trong lực lượng vũ trang, xây dựng cơ quan quân đội thị xã, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, tăng cường công tác lãnh đạo đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chóng tội phạm, ma túy, đảm

bảo an ninh trật tự khu, cụm công nghiệp, an ninh nông thôn- đô thị, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm.

Hiện nay, Tân Uyên là thị xã đông dân nhất cả nước và là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất trên cả nước có địa giới hành chính giáp với 4 thành phố trực thuộc tỉnh. Những năm gần đây, thị xã Tân Uyên có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách đạt cao. Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã Tân Uyên trở thành thị xã văn minh hiện đại và là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương vào năm 2020. Thị ủy, UBND thị xã đã đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình cơ bản, quy hoạch các khu chức năng để phát triển kinh tế của thị xã Tân Uyên đều này sẽ giúp cho địa phương tiến nhanh tiến mạnh, vững chắc trên con đường Công nghiệp hóa - Đô thị hóa trong tương lai.

3.4. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển [33; 97].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu, rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh công nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất và đời sống xã hội phát triển nhanh và bền vững phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, gắn với đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tạo nguồn vốn cho quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa cho vùng. Một trong những lợi thế lớn nhất của nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới và nguồn lao động có trí tuệ, giàu sức sáng tạo, đang trong thời kỳ “cơ cấu dân

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 12

số vàng”. Ngoài ra, các thành tựu khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và các mối quan hệ hợp tác quốc tế, cùng những hiệp định thương mại với các đối tác, trong đó nhiều nước có nguồn công nghệ hàng đầu thế giới, chính là những ngoại lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Bình Dương phát triển mà Thị xã Tân Uyên có thể khai thác.

Từ thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong 20 năm (1997 – 2017) và định hướng đến năm 2030, phải đảm bảo quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa gắn với phát triển bền vững của địa phương, theo tôi cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:

- Đối với chính quyền thị xã T.Uyên:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn, bao gồm BOT (xây dựng- khai thác- chuyển giao), BT (xây dựng- chuyển giao), PPP ( đối tác công tư), khuyến khích áp dụng các hình thức hợp đồng như tổng thầu chìa khóa trao tay; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương cho phát triển hạ tầng trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

2. Chính sách huy động vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Tân Uyên, ngân sách tỉnh, thông qua các hình thức huy động vốn các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng trên địa bàn thị xã Tân Uyên, bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch vụ logistics; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh làm cơ sở thu hút đầu tư… Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thông qua các chương trình kích cầu đầu tư.

3. Huy động vốn đầu tư:

Phát huy cao nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm vốn trợ cấp từ tỉnh, Trung ương, vốn của Việt kiều gửi về đầu tư, vốn FDI, ODA,…. Đồng thời cần tận dụng nguồn vốn liên doanh, liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhất là Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh.

4. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần:

Tập trung phát triển nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế hợp tác xã; kinh tế hộ gia đình; kinh tế trang trại…

5. Mở rộng thị trường:

Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất nên sản xuất cái mà thị trường cần. Đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường là hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách đẩy mạnh sản xuất phải song hành với mở rộng thị trường và cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng định hướng thị trường, cả thị trường trong nước và ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường mới.

5. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có đào tạo, có tay nghề. Khuyến khích đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

Nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và lao động, quan tâm sức khỏe cộng đồng. Từng bước đảm bảo các điều kiện giải trí, sinh hoạt văn hóa cho nhân dân. Nâng cao trình độ học vấn, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân tài. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều nghành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

6. Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế- xã hội do vậy khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong các nghành dịch vụ và sản xuất trên mọi lĩnh vực và mọi nghành nghề.

7. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Duy trì tăng trường ở mức cao, kết hợp hiệu quả của phát triển chiều rộng với chiều sâu, dựa trên nâng cao năng suất lao động; khai thác các yếu tố tăng trường như thu hút có chọn lọc ngành nghề đầu tư, bố trí đầu tư theo quy hoạch. Giải quyết hài hòa giửa mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

8. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp:

Phát triển theo hướng nâng cao năng suất hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo động lực để phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ trên địa bàn thị xã. Ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị tăng cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

- Đối với nhân dân thị xã Tân Uyên

1) Thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách quy hoạch và phát triển đô thị của thị xã, thực hiện di dời phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp.

2) Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống; thực hiện lối sống văn minh đô thị.

3) Qúa trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cần có sự tham gia phối hợp của mọi thành phần xã hội, mọi cấp, mọi nơi thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn: “Bằng sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, chính là sức mạnh để TX.Tân Uyên đạt những mục tiêu đã đề ra ”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kinh tế trên địa bàn thị xã Tân Uyên có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng, từ một huyện nông nghiệp là chủ đạo Tân Uyên đã chuyển mình sang công nghiệp để phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương.

Có thể nói Công nghiệp hóa - Đô thị hóa hóa Tân Uyên bắt đầu chậm nhưng phát triển khá nhanh qua gần hai thập niên, những dấu hiệu của đô thị hóa ngày càng đậm nét, làm thay đổi một cách cơ bản hình thái kinh tế - xã hội. Từ những cánh đồng ruộng đến những khu rừng rậm lần lược hình thành các khu cụm công nghiệp và các vùng sản xuất công nghiệp tập trung, thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ngành công nghiệp đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã Tân Uyên. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng hình thành nhờ tác động của công nghiệp và có những đóng góp ngày càng lớn trong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thị xã. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển theo hướng nhanh chóng theo hướng hiện đại song song với việc hình thành các khu dân cư, các trung tâm thương mại, hệ thống dịch vụ logistics, tài chính ngân hàng, du lịch sinh thái,….Nông nghiệp cũng từng bước phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.

Từ đó hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển du lịch sinh thái. Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực, cụ thể năm 2015 có 100% số xã của thị xã Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên trong những năm qua phát triển nhanh, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển đô thị, các điểm dân cư nông thôn cũng hình thành thu hút một nguồn nhân lực lớn đến địa bàn thị xã Tân Uyên trong những năm qua, chủ yếu nguồn nhân lực từ bên ngoài.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều tín hiệu khả quan, sự hội nhập sâu rộng của đất nước và sự phát triển năng động của tỉnh Bình Dương, đặc biệt là sự quan tâm, tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng

trên địa bàn thị xã, nhất là các công trình trọng điểm nhằm kết nối TX.Tân Uyên với các đô thị trong tỉnh là điều kiện thuận lợi quan trọng để thị xã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tân Uyên đến năm 2025 trong bối cảnh kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi thì Thị xã Tân Uyên cũng đối mặt với nhiều thách thức vì đến năm 2020 tỉnh Bình Dương đạt tiêu chí loại I, thị xã Tân Uyên phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. Điều này đòi hỏi sự chuyển hướng phát triển mạnh mẽ hạ tầng đô thị và phát triển nhanh kinh tế đô thị. Đặt ra nhu cầu về nguồn vốn đầu tư rất lớn trong giai đoạn 2016-2020 và năm 2020-2025.

Có thể nói trong tương lai Thị xã Tân Uyên sẽ mang luồng gió mới thu hút nguồn đầu tư lớn trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế vì đây là một vùng đất mới mẻ năng động, nguồn lực dồi dào, thông minh và hiện đại. Qúa trình sẽ góp phần xây dựng Tân Uyên trở thành, thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trong tương lai.

KẾT LUẬN


Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần những khu công nghiệp, đô thị cũ và mới Tân Uyên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ Đổi mới và hộp nhập. Lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và các nguồn tài nguyên đất đã đưa Tân Uyên phát triển nhanh từ kinh tế nông nghiệp là chính sang phi nông nghiệp và công nghiệp, dich vụ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Trong 20 năm (1997 – 2017), thị xã Tân Uyên đã có nhiều nỗ lực khai thác những tiềm năng và lợi thế sẵn có cho các mục tiêu phát triển. Mặc dù xuất hiện mầm mống công nghiệp muộn hơn những khu vực khác như: Dĩ An, Thuận An, nhưng Tân Uyên sớm thu hút được nguồn lực to lớn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư. Khu công nghiệp đánh dấu cột mốc phát triển công nghiệp đầu tiên của Tân Uyên là khu cụm công nghiệp được hình thành ở Nam Tân Uyên (2005). Sau khi các cụm, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định thì Tân Uyên bắt đầu hình thành mầm mống đô thị trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cũng như nội lực của mình, quá trình đô thị hóa có những bước tiến rõ rệt hơn.

Qua 2 giai đoạn, tốc độ công nghiệp phát triển nhanh, Tân Uyên đã có những chuyển biến theo chiều hướng đô thị hóa trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội. Qua gần một thập niên từ khi lên Thị xã công nghiệp hóa đi lên đô thị hóa, Tân Uyên đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt. Từ một huyện nông thôn, chậm phát triển, nơi đây đã vươn lên trở thành một thị xã có tốc độ phát triển kinh tế với đa dạng các ngành nghề sản xuất và dịch vụ. Tạo dựng công ăn việc làm cho người địa phương và những người lao động từ các địa phương khác nhau trên cả nước đa phần là lao động trẻ, đa màu sắc với khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp cũng như tư duy, văn hóa hiện đại. Những yếu tố trên sẽ giúp Tân Uyên phát triển nhanh trên con đường công nghiệp hóa, đô thị hóa, trở thành vùng công nghiệp, đô thị trẻ phía Tây tỉnh Bình Dương, đóng góp một phần không nhỏ cho tỉnh nhà.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí