Tỷ Lệ Lấp Kín Các Kcn Trên Địa Bàn Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015

nghiệp có vốn đầu tư trong nước là 11,7 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 6,5 triệu USD.

-Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

Trên địa bàn thị xã Tân Uyên hiện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động là khu công nghiệp Nam Tân Uyên ( bao gồm khu công nghiệp Nam Tân Uyên và khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng), khu công nghiệp VSIP II mở rộng. Theo số liệu của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương công bố tại Báo cáo số 81/BC-BQL ngày 06 tháng 11 năm 2015, đối với khu công nghiệp Nam Tân Uyên, diện tích đất công nghiệp cho thuê đạt 202,87 ha ( trong đó, đăng ký thỏa thuận giữ đất 6,62 ha ) tỷ lệ lấp kín đạt 88,6%. Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản Lý khu công nghiệp Nam Tân Uyên, khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng đã đăng ký thuê đất đạt 93,6%, tỷ lệ lấp kín (xây dựng nhà xưởng >50%), dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ xây dựng hoàn chỉnh 100%. Theo số liệu của BQL khu công nghiệp Việt Nam- Singapore công bố tại báo cáo số 1050/BC-BQL ngày 05 tháng11 năm 2015, diện tích khu công nghiệp Việt Nam- Singapore II mở rộng (VSIP II mở rộng ) là 1.008 ha, phần diện tích nằm trên địa bàn thị xã Tân Uyên là 834,31 ha, diện tích nằm trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên là 173,69 ha. Tỷ lệ lấp kín phần diện tích trên địa bàn thị xã Tân Uyên ước đạt 52%.

Bảng 2.2.1. Tỷ lệ lấp kín các KCN trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2015



Stt


Địa điểm

DT quy hoạch (ha)

DT được

phép cho thuê (ha)

DT đã cho thuê (ha)


Tỷ lệ lấp kín (%)

1

P.Khánh Bình

331,97

228,98

202,87

88,60

P.Uyên Hưng-

xã Hội Nghĩa

228,52

200,75

18,9

93,6

2

TX.Tân Bình,

X.Vĩnh Tân

834,31

500,58

260,3

52



1.454,80

930,32

646,50

69,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 10

Nguồn: BQL Các khu công nghiệp Bình Dương, BQL KCN Việt Nam- Singapore

Về tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, theo số liệu của BQL dự án các khu công nghiệp Bình Dương, đến năm 2015 khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã đầu tư hạ tầng đạt 212,97 tỷ đồng trong tổng số 335,37 tỷ đồng theo dự án được duyệt, đạt tỷ lệ 63,5%; Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng thực hiện đầu tư hạ tầng đạt 165,28 tỷ đồng trong tổng số 441,87 tỷ đồng theo dự án được duyệt, đạt tỷ lệ 37,41%, Theo số liệu của BQL khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, đến năm 2015 tổng vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã thực hiện là 136,1 triệu USD, đạt 100% tổng vốn đăng ký.

Về thu hút dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, theo số liệu của Ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đến năm 2015 khu công nghiệp Nam Tân Uyên thu hút 80 doanh nghiệp, khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng thu hút 22 doanh nghiệp theo số liệu UBND thị xã Tân Uyên, đến năm 2015 khu công nghiệp- đô thị Tân Uyên thu hút 105 dự án đầu tư ( trong nước 16 dự án, nước ngoài 89 dự án), có 29 dự án đang hoạt động, 76 dự án đang làm thủ tục.

Theo số liệu của UBND thị xã Tân Uyên, trên địa bàn thị xã Tân Uyên hiện có 3 cụm công nghiệp được cấp phép hoạt động, có chủ đầu tư hạ tầng cụm khu công nghiệp, bao gồm cụm khu công nghiệp Thành phố Đẹp, cụm công nghiệp- dịch vụ Uyên Hưng, cụm công nghiệp Phú Chánh 1. Tổng diện tích 3 cụm công nghiệp là 269 ha.

Năm 2016 thị xã Tân Uyên tiếp tục đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn, tất cả các khu công nghiệp đã triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và thu hút đầu tư, ttrong đó khu công nghiệp- đô thị Tân Uyên đạt 100% vốn đăng ký, điều này đã góp phần quan trọng vào thu hút đầu tư các khu công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Khu vực phát triển công nghiệp: Giai đoạn 2017-2025 mở rộng thêm khu công nghiệp Nam Tân Uyên (giai đoạn 2) về hướng Bắc tiếp giáp đường vành đai 4; Các khu, cụm công nghiệp còn lại duy trì theo hiện trạng. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp xen cài trong các khu dân cư, đặc biệt là các cơ sở gây ô

nhiễm môi trường sẽ tái bố trí theo hướng di dời vào các khu, cụm công nghiệp để sắp xếp lại theo chuẩn đô thị hóa.

2.2.2. Khu vực dịch vụ

Phường Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái hòa tập trung nhiều cơ sở dịch vụ gắn kết với quá trình đô thị hóa, hình thành các thị trấn trước đây. Dịch vụ du lịch tập trung chủ yếu ở xã Bạch Đằng (sân golf), phường Thái Hòa (khu du lịch sinh thái Hồ Nam, khu du lịch Thuyền Quan).

Dịch vụ logistics tập trung chủ yếu dọc sông Đồng Nai.

- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại ( siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) gắn với phát triển đô thị trên địa bàn. Phát triển các chợ truyền thống gắn với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Phát triển các cửa hàng thương mại tổng hợp tại các khu, cụm công nghiệp, các khu vực đông dân cư nhưng chưa có chợ, siêu thị.

- Khai thác lợi thế sông Đồng Nai, xã Bạch Đằng, xã Thạnh Hội phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với vùng bưởi đặc sản Bạch Đằng, du lịch đường sông, du lịch thể thao. Khai thác các hầm đất phát triển các loại hình vui chơi giải trí kết hợp với hồ điều tiết nước.

- Phát triển logistics thành một trong những ngành dịch vụ chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển logistics của tỉnh Bình Dương. Thời kỳ 2016- 2025 đầu tư xây dựng đô thị cảng du lịch Tân Ba- cù lao Rùa diện tích 300ha.

2.2.3. Nghành nông lâm thủy sản

Đối với các khu vực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung kết hợp với du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 60% diện tích tự nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên phân bổ ở khắp các xã, phường của thị xã. Đến năm 2012, trừ phường Khánh Bình, các xã/phường còn lại có diện tích đất nông nghiệp trên diện tích tự nhiên lớn hơn 50%. Các xã, phường hiện có quỹ đất nông nghiệp lớn gồm: phường Uyên Hưng, phường Tân Hiệp, phường Hội Nghĩa. Xã Bạch Đằng và xã

Thạnh Hội có diện tích đất nông nghiệp trên diện tích tự nhiên 6 lần lượt là 57,24% và 52,78%.

Đến năm 2015 phân bổ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên tập trung ở khu vực phía Bắc của thị xã, giáp ranh huyện Bắc Tân Uyên bao gồm phường Uyên Hưng, xã Hội Nghĩa, xã Vĩnh Tân, phường Tân Hiệp. Đây là khu vực tập trung các loại cây lâu năm. Các xã Bạch Đằng, Thạnh Hội với đặc điểm điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái một cách ổn định, lâu dài với các loại cây ăn quả đặc sản với phát triển du lịch sinh thái khu vực dọc suối Cái hiện đang là vùng sản xuất các loại cây ngắn ngày. Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, về lâu dài khu vực dọc theo suối Cái có thể duy trì vùng sản xuất lúa với diện tích phù hợp.

Năm 2016 tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp sinh thái đô thị ứng dụng công nghệ cao gắn kết với phát triển du lịch. Khuyến khích người dân cải tạo vườn, phát triển các loại cây ăn quả, hoa cây kiểng có giá trị kinh tế cao trong các lô đất của hộ gia đình. Phân bố sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 sản xuất nông nghiệp bố trí theo địa bàn hiện hủ, đồng thời chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo lộ trình triển khai các dự án phát triển đô thị, mở rộng khu công nghiệp.

Cùng với nông -lâm nghiệp thì chăn nuôi cũng được duy trì theo mô hình ứng dụng công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, không quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung. Giai đoạn 2017 - 2020 các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình phải đảm bảo về môi trường và các quy định về an toàn dịch bệnh, từng bước hạn chế hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ theo tiến trình đô thị hóa.

2.2.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Thị xã Tân Uyên đã tập trung đầu tư phát triển các Hành lang phát triển phục vụ cho quá trinhg công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tiêu biểu như: Hành lang phát triển đô thị theo giao thông đường bộ: Phát triển các khu chức năng đô thị (văn hóa, giáo dục, dịch vụ đô thị) theo các tuyến giao thông chính ĐT.747, đại lộ Nam Tân Uyên, đại lộ Uyên Hưng- Thủ Dầu Một..; Tập trung phát triển đô

thị theo các tuyến giao thông chính như ĐT.747B, ĐT.746, đại lộ Nam Tân Uyên, đại lộ Uyên Hưng- Thủ Dầu Một, Vành đai 4,...

Hành lang phát triển đô thị theo giao thông đường thủy: Hành lamg phát triển đô thị theo giao thông đường thủy tập trung dọc theo sông Đồng Nai với định hướng phát triển khu đô thị cảng du lịch Tân Ba- Cù lao Rùa.

Tổ chức không gian đô thị và nông thôn:

- Không gian đô thị:

+ Không gian dân dụng: Khu trung tâm đô thị ( phường Uyên Hưng): các công trình nâng cấp cải tạo cần có giải pháp cụ thể nhằm tôn tạo không gian chính của đô thị phù hợp với địa hình và cảnh quan; các khu ở dọc theo các trục đường chính là đô thị kết hợp giữa cải tạo khu ở hiện hữu và khu vực được xây dựng mới.

+ Không gian ven sông : nằm dọc sông Đồng Nai và suối Cái là mảng xanh cảnh quan không gian mở của đô thị.

- Không gian nông thôn mới: Phát triển không gian khu ở, trung tâm xã, vùng sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn ( xã Bạch Đằng và Thạnh Hội) đồng bộ, tuân thủ theo Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.

- Khu vực phát triển đô thị: Tư năm 2016, phát triển 3 khu đô thị chính, bao gồm khu đô thị Uyên Hưng- Khánh Bình, khu đô thị Thái Hòa- Tân Phước Khánh, khu đô thị cảng du lịch Tân Ba- cù lao Rùa. Trong đó, tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển khu đô thị Uyên Hưng, bao gồm đầu tư mới và chỉnh trang, phấn đấu đến năm 2025 đô thị Uyên Hưng sẽ trở thành đô thị hiện đại, tâm trung hành chính, dịch vụ của thị xã Tân Uyên. Các khu đô thị còn lại phát triển tự phát có định hướng.

Giao thông vận tải: Tập trung phát triển hệ thống giao thông theo trục Đông Tây nhằm tạo đông lực kết nối đô thị Thủ Dầu Một, thành phố mới Bình Dương với Tân Uyên; Nâng cấp và mở rộng các trục giao thông Bắc Nam hiện hữu nhằm kết nối các đô thị vệ tinh, đồng thời phải đảm bảo được sự liên kết vùng trong khu vực phía Đông và Nam ( Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên…).

- Thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông: Phát triển mạng lưới bưu cục, đảm bảo thị xã có một bưu cục cấp II, mở thêm các bưu cục cấp III và các đại lý bưu điện nhằm đảm bảo mật độ phục vụ; Phấn đấu 100% xã, phường có điểm bưu điện văn hóa; Ứng dụng công nghệ hiện đại để triển khai tự động hóa trong khai thác, tin học hóa các công đoạn bưu chính; Đến năm 2020, sử dụng hệ thống cáp quang 100% các tuyến đường trục đến các khu dân cư, thương mại dịch vụ…trong thị xã; Sau năm 2020 ngầm hóa 100% các tuyến cáp ngoại vi trên toàn thị xã và 70% các tuyến cáp ngoại vi được thay thế bằng cáp quang [ 68].

- Cấp- thoát nước: Đầu tư tuyến ống cấp nước, nâng cấp mở rộng các nhà máy nước hiện có bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt; Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa bám sát địa hình tự nhiên và các sông suối, rạch hiện hữu; Tiếp tục cải tạo, nạo vét các tuyến suối hiện hữu để bảo đảm tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ; chú trọng cải tạo các hồ chứa nước đã có và đầu tư thêm các hồ điều hòa mới để giảm áp lực tiêu thoát cho vùng hạ du; Hệ thống thoát nước thải cần tăng cường kiểm tra giám sát môi trường, đầu tư hệ thống thu gom nước thải đồng bộ nhằm giải quyết triệt để việc tiêu thoát nước.

2.2.5. Văn hóa – xã hội

Về mặt xã hội do tốc độ công nghiệp hóa phát triển nhanh trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã thu hút rất đông lực lượng lao động đến từ các địa phương khác nhau trên cả nước, nhu cầu việc làm nhà ở ngày càng tăng. Năm 2013 toàn huyện Tân Uyên có trên

2.500 cơ sở trọ, trong đó xã Khánh Bình có 272 cơ sở trọ với 7.663 phòng trọ, thị trấn Tân Phước Khánh có 250 cơ sở trọ với 5.010 phòng trọ, đây là hai địa phương có nhiều phòng trọ nhất huyện. Giá thuê phòng trọ giao động từ 400.000 đồng đến

700.000 đồng/tháng, tùy theo tiện tích, có gác hay không gác. Chi phí điện từ 2.000 -

2.500 đồng/kWh, nước 2.000 - 3.000 đồng/m2. Về quy chuẩn nhà trọ, 80% đạt chuẩn nhà trọ công nhân… Năm 2014 sau khi lên thị xã Tân Uyên, UBND thị xã đã chú trọng đầu tư nâng cấp, xây dựng thêm các khu văn hóa - thể thao, các khu vui chơi, giải trí, nhà trẻ, trường học cho con em người lao động an tâm làm việc và đến đây làm ăn sinh sống lâu dài.

Về giáo dục trên địa bàn thị xã, tính đến năm 2016 ngành giáo dục- đào tạo đã đáp ứng cho quá trình đô thị hóa như sau:

Giáo dục mầm non: Huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ trên 50%, trên 80% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn và 80% giáo viên trên chuẩn, giáo dục tiểu học: Đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%, tỉ lệ xã, phường đạt mức độ 3 phổ cập giáo dục tiểu học, 75% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 95%; Giáo dục trung học cơ sở: 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, trên 80% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn, và có trên 90% giáo viên trên chuẩn; Giáo dục trung học phổ thông: 75% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn và 30% giáo viên trên chuẩn [ 64; 5].

Về đào tạo- đào tạo nghề: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội; đổi mới, nâng cao giáo dục trung cấp chuyên nghiệp; Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, kết hợp chặt chẽ nhiều hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo trong và ngoài thị xã, đưa đi đào tạo bên ngoài, coi trọng đào tạo tập trung chính quy; đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút lao động trí tuệ theo những chương trình, mục tiêu cụ thể [ 64; 6].

Về ngành văn hóa- thể dục thể thao: Đảm bảo 12/12 xã, phường đều có Trung tâm văn hóa. Đầu tư xây dựng các nhà văn hóa công nhân kết hợp với xây dựng nhà ở cho công nhân tại các vực, cụm công nghiệp. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kết hợp với giáo dục truyền thống và du lịch; Xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao từ thị xã xuống xã, phường, khu đô thị, khu dân cư; Đảm bảo 100% xã, phường có sân thể thao.

Về ngành y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm y tế thị xã, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn ấp và phòng khám đa khoa hiện có. Tăng cường xã hội hóa, mời gọi tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế. Năm 2017 Bệnh viện Đa khoa thị xã Tân Uyên quy mô 200 giường đang hoàn chỉnh giai đoạn cuối, dự kiến hoạt động vào cuối năm 2019.

Ngoài ra chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được các cấp, các ngành triển khai tích cực. Nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên, từng bước xác định rõ hơn vai trò chủ thể của người dân. Xây dựng NTM theo hướng phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hoá

tốt đẹp của các dân tộc, cảnh quan môi trường nông thôn dần được cải thiện theo hướng xanh – sạch – đẹp. Kết thúc năm 2017, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 19,5 triệu đồng/người/năm.

Tóm lại thu chi ngân sách trên địa bàn hằng năm đều tăng, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Chất lượng giáo dục được tăng lên, các hoạt động văn hoá – xã hội được đẩy mạnh. Công tác y tế, an sinh xã hội được chăm lo; đời sống vật chất và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Quốc phòng – an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, bộ máy chính quyền từ thị xã đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội hóa, đô thị hóa.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí